TT Trump đưa Mỹ trở lại chính trị thực dụng trong bang giao quốc tế

19/09/201711:44 CH(Xem: 2047)
TT Trump đưa Mỹ trở lại chính trị thực dụng trong bang giao quốc tế

Phần đầu trong bài diễn văn đầu tiên của mình tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba, Tổng thống Donald Trump đã cống hiến các nhà lãnh đạo thế giới một tóm lược tốt nhất, ngắn gọn nhất về cách tiếp cận của ông đến mọi vấn đề của thế giới: “Chúng tôi được hướng dẫn bởi thành quả, chứ không phải ý thức hệ,” ông tuyên bố.
maxresdefault


Dự đoán là thính giả đã chuẩn bị để lắng nghe một số chủ nghĩa thực dụng thẳng thừng, cứng rắn, ông Trump đã triển khai đúng như thế. Trong nhiều cách, trên thực tế, bài diễn văn của ông Trump đánh dấu sự trở lại của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vào “realpolitik” - chính trị thực dụng: một tập hợp các nguyên tắc và các giới luật dựa trên các cân nhắc thực tế chứ không phải là những tính toán triết lý hay đạo đức.


Và mặc dù các vị tiền nhiệm của mình đã từng khóac những lời đe dọa và những than phiền của họ bằng cái bao tay bọc nhung khi ở LHQ, ông Trump đã gỡ bỏ nó khi đưa ra bài diễn văn quan trọng nhất và tiết lộ nhất về nhiệm kỳ tổng thống trẻ trung của mình.


Ông tuyên bố rằng nếu Hoa Kỳ buộc phải phòng thủ chống lại vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, thì "chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt toàn bộ Bắc Triều Tiên." Theo thuật ngữ của tổng thống, Kim Jong Un không phải là lãnh đạo của Bắc Triều Tiên, mà chỉ là "Rocket Man ... mang một sứ mệnh tự sát."


Iran, một quốc gia mà người tiền nhiệm của ông đã bỏ ra nhiều năm trời để lôi kéo, qua cách mô tả của ông Trump, là một quốc gia nhập cuộc trong việc "theo đuổi cái chết và hủy diệt." Về hợp đồng hạt nhân với Iran mà nhóm của Tổng thống Barack Obama đã nhiều năm nỗ lực đàm phán, Trump đã đánh dấu nó là "một trong những giao dịch tồi tệ nhất và phiến diện nhất mà Hoa Kỳ từng tham gia" và "là một sự xấu hổ."


Ông Trump cũng cảnh báo rằng Hoa Kỳ đang chuẩn bị để có thêm những bước biến định nữa để thay đổi thể chế của chế độ xã hội chủ nghĩa tại Venezuela. Và, mặc dù ông có đưa ra lời cảm ơn tới Trung Quốc và Nga về những vấn đề khác, ông đã gián tiếp chỉ mặt họ về những hành vi hung hăng của họ đối với các quốc gia láng giềng:


"Chúng ta phải bác bỏ các mối đe dọa đối với chủ quyền, từ Ukraine đến Biển Hoa Nam (Biển Đông). Chúng ta phải tôn trọng luật pháp, tôn trọng biên giới và tôn trọng văn hóa, và các cam kết hoà bình mà chúng quy định".


Từ bản chất trần trụi của bài diễn văn cho đến phong cách sẵn sàng của ông Trump để giải bày chúng từ diễn đàn LHQ, là những điều chưa từng thấy bao giờ từ một tổng thống Mỹ. Khán thính giả tại LHQ đã nhận lấy “chủ nghĩa Trump” trong dạng thuần khiết, không đánh bóng.


Một trong những phần hấp dẫn nhất của bài diễn văn, là ông Trump đã cố gắng để xác định cách tiếp cận "America First" trong chức vụ Tổng thống của mình, qua cách trinh bày đặc biệt để lôi kéo các nhà lãnh đạo thế giới đang lo lắng về khái niệm này:


"Là TT của Hoa Kỳ, tôi sẽ luôn đặt nước Mỹ lên đầu tiên, giống như các bạn, với tư cách là lãnh đạo của đất nước mình, sẽ luôn luôn và nên luôn đặt nước bạn lên đầu tiên. Tất cả các nhà lãnh đạo có trách nhiệm đều có nghĩa vụ phục vụ công dân của mình, và nhà nước-quốc gia vẫn là phương tiện tốt nhất để nâng cao điều kiện nhân bản."


Dòng cuối cùng lại là một cú thúc vào khái niệm cho rằng một nền kinh tế toàn cầu, nhịp truyền thông hoàn cầu tức thời và dòng chảy hàng hóa tự do và con người đang làm cho bản sắc truyền thống của đất nước trở nên lỗi thời. Thông điệp Trump nói ngược lại: quốc gia và biên giới là vấn đề không kém quan trọng trong thời kỳ toàn cầu hoá.


Sau cùng, một số người cho biết họ thấy sự cương trực của tổng thống tạo sự phấn khởi, một số khác lại thấy là sự báo động. Nhưng tất cả những ai lắng nghe đều hiểu rằng học thuyết Trump là học thuyết về các giao dịch: Tôi không muốn tách rời khỏi thế giới, dường như ông ngụ ý như thế, mà là tham dự vào nó theo phương cách của tôi, và hoàn toàn theo đuổi các lợi ích của Mỹ.


Bài diễn văn cũng có một số nét lớn hơn. Trên thực tế, gần như gồm hai bài diễn văn liên hoàn.


Đoạn đầu tiên đưa ra một số mệnh đề truyền thống hơn cho lý tưởng và sự lãnh đạo của Mỹ: "Ở Mỹ, chúng ta không tìm cách áp đặt lối sống của mình cho bất cứ ai, mà để cho nó tỏa sáng như một tấm gương cho mọi người xem", ông nói. Trump tuyên bố. "Ở Mỹ người dân cai trị, người dân hành xử luật lệ và dân chúng là chủ quyền."


Từ đó, ông chuyển sang phần thứ hai, được đánh dấu bằng những thông điệp trực tiếp tới những kẻ thù của Mỹ. Những lời cảnh báo của ông về Bắc Triều Tiên sẽ được chú ý nhiều nhất và đặt câu hỏi liệu các lời đe dọa như vậy có làm cho Bắc Triều Tiên sợ hãi hơn trong chương trình vũ khí hạt nhân hay không.


Tuy nhiên, sự chuyển hướng đột ngột nhất trong ​​cách tiếp cận của chính quyền Obama đã thực sự xuất hiện ở những nơi khác, trong cuộc thảo luận của ông về Iran. Ông Obama đã nhìn thấy Iran như một quốc gia để được tham gia và từ từ kéo ra khỏi vòng đai cách mạng của nó và đi vào dòng chính quốc tế.


Ông Trump đề nghị không thể kiên nhẫn cho một quá trình như vậy. Thay vào đó, ông hầu như kêu gọi người Iran thực hiện một cuộc thay đổi chế độ:
"Các chế độ áp bức không thể chịu đựng được mãi mãi, và ngày sẽ đến khi người dân sẽ phải đối mặt với một sự lựa chọn: liệu họ có tiếp tục đi xuống con đường nghèo đói, đổ máu và khủng bố hay liệu người Iran sẽ quay trở lại với nguồn gốc tự hào của đất nước này như một trung tâm văn minh, văn hoá và sự giàu có, nơi mà người dân của họ có thể được hạnh phúc và thịnh vượng một lần nữa? "


Gerald F. Seib - WSJ


Phạm Hương Sơn diễn dịch

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC