Hoa Kỳ và các đồng minh ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ xác định lại an ninh khu vực ra sao?

23/11/201711:44 SA(Xem: 3158)
Hoa Kỳ và các đồng minh ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ xác định lại an ninh khu vực ra sao?

Hoa Kỳ và các đồng minh ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ xác định lại an ninh khu vực ra sao?


wKh6nIrPh1ILlOacywOBvoSjdsHufeR0weuCjWGaxWLj9pb0nrIzHI_76-hFQtJHLy0Tdo1zCrSGElFfMfUkZRpCx9IHa0gK8-bqxw1jwbBsN__88t6UchIrSIhndWdpp8cBz3x0


Từ quan điểm của các mối đe dọa - cũng như các lợi ích - khu vực này rõ ràng là trận tiền và là trung tâm trong chiến lược an ninh toàn cầu của Mỹ.


James Jay Carafano


Ngay cả trước khi Trump bắt đầu chuyến công du Á châu của mình, hình dạng của sự chuyển biến đã bắt đầu tỏ lộ. Chính sách đối ngoại của chính quyền hiện nay sẽ đặt trọng tâm ngang bằng vào Âu châu và Trung Đông, nhưng Mỹ sẽ không chuyển trục ra khỏi khu vực Á Châu Thái Bình Dương.


Trong khi đó, khu vực này đặt ra nhiều thách thức hơn bao giờ hết. Một Trung Quốc đang chổi dậy và đang ngày càng gây ảnh hưởng đến hiện trạng; Bắc Triều Tiên vẫn om sòm như từ trước đến nay, và mối đe doạ khủng bố Hồi giáo xuyên quốc gia dường như luôn hiện diện. Phương cách giải quyết của chính quyền về những vấn nạn này sẽ tạo một bước tiến dài, hướng đến việc xác định vị thế của chúng ta trong vai trò quyền lực tại Á châu.


Một chút hỗn loạn tạo ra cơ hội. Mỹ có một cơ hội chưa từng có để định hình cấu ​​trúc an ninh trong tương lai của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific) và Trump có thể tận dụng cơ hội này.


Quá nhiều thầy kiến ​​trúc sư, không có đủ thợ xây dựng


Các diễn đàn đa quốc gia quảng bá các nước thuộc vùng Thái Bình Dương nhiều lố nhố như một đoàn múa dù. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm mười quốc gia. Hội nghị thượng đỉnh Đông Á của nó có thêm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Úc, Ấn Độ và Tân Tây Lan. Tổ chức hợp tác Thượng Hải do Bắc Kinh tài trợ bao gồm tám quốc gia, trong đó có gần đây là Ấn Độ và Pakistan. Cũng có Hội nghị Á-Âu (ASEM), không bao gồm Hoa Kỳ và APEC, không bao gồm Âu châu. Diễn đàn Nhất Đới Nhất Lộ vừa rồi của Trung Quốc đã tập hợp các lãnh đạo của 29 quốc gia, từ Viễn Đông đến Tây Âu. Và danh sách cứ được tiếp tục.


Tất cả các tổ chức trong khu vực và các phiên nhóm họp cung cấp nhiều diễn đàn thảo luận và tranh luận, nhưng không ai đưa ra được bất kỳ nền tảng nào cho việc xây dựng hòa bình và an ninh khu vực. Vẫn thiếu một thứ gi đó.


Không có tổ chức đa quốc gia nào bao gồm được tất cả các thành phần trong khu vực tham gia hoặc bao gồm được các vấn đề chính trị, kinh tế, môi trường và an ninh liên quan đến cộng đồng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Quan trọng hơn, không ai có thể điều hòa được các vấn nạn về sự thống trị khu vực của Trung Quốc, sự hiện diện của Hoa Kỳ như một quyền lực tại Á châu, quyền lực kinh tế của Âu châu và một danh sách dài các quốc gia không muốn núp dưới trướng của Bắc Kinh.


Một khuôn khổ an ninh hiệu quả nhằm điều phối các lực lượng cạnh tranh sẽ xác định tương lai của Á châu. Tuy nhiên, xây dựng các khuôn khổ đa quốc gia, với khả năng giải quyết các nhiệm vụ khó khăn như trên, lại là điều nói dễ hơn làm.


Trong thời kỳ khó khăn dưới Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã cố gắng xây dựng một loạt các khuôn khổ an ninh để lập vòng tròn phòng ngự Liên bang Xô viết. Chỉ có NATO chịu đựng được và với lý do chính đáng. Cuốn sách Ike's Gamble của Michael Doran, giải thích rằng Tổ chức Hiệp ước Trung ương (Central Treaty Organization) do Hoa Kỳ tài trợ đã tự đổ vỡ bởi vì Washington không am hiểu đầy đủ về sở thích và mục đích của các thành viên mà họ cố gắng tuyển dụng. Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (ASEAN) thất bại vì những lý do tương tự. Các kiến ​​trúc an ninh chỉ bền vững nếu các quốc gia được chia sẻ đầy đủ quyền lợi, có đánh giá chung về mối đe dọa và có khả năng duy trì các mối quan tâm này theo thời gian.


Thật còn quá sớm và giả suy để dự đoán chính xác một khuôn khổ an ninh Á châu có thể thành hình như thế nào. Nhưng mặt khác, tất cả các vật liệu xây dựng cần thiết đã có sẵn ở đó.


Nước Mỹ của Á châu


Có lẽ dự đoán chắc chắn nhất có thể đặt ra về cấu ​​trúc an ninh trong tương lai cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là nó sẽ bao gồm cả Mỹ như là một quyền lực của khu vực. Trump không có kế hoạch xoay sở Á châu cấp kỳ trong vòng 12 ngày bằng chuyến công du. Thay vào đó, ông đã thực hiện chuyến đi để làm rõ sự ủng hộ cá nhân của ông đối với "các trụ cột trong sự hiện diện của Hoa Kỳ và giải thích ý nghĩa của chúng về mặt chính sách".


Như những người mới khởi đầu, chính quyền đã đánh dấu Á châu như là một trong ba khu vực quan tâm sống còn đối với Hoa Kỳ. Nước Mỹ không thể để xảy ra sự bất ổn quy mô tại bất kỳ vùng nào trong khu vực này. Đó là tiền đề quan trọng trong chiến lược đang nổi lên của Trump Team.


Hơn nữa, quan điểm của chính quyền về các mối đe dọa hàng đầu cũng rất phù hợp với quan điểm của hai vị tổng thống trước đây. Iran đã gây bất ổn ở Trung Đông, giải quyết vấn nạn cạnh tranh với Trung Quốc ở châu Á, nguy cơ chiến tranh và phát triển vũ khí hạt nhân từ Bắc Triều Tiên, và nguy cơ khủng bố Hồi giáo xuyên quốc gia. Sự thay đổi lớn nhất trong việc đánh giá các mối đe dọa là chính quyền Trump đánh giá hoạt động tội phạm xuyên quốc gia là một mối quan tâm cao hơn. Những mạng lưới tội phạm này hoạt động không chỉ ở Tây bán cầu, mà còn ở Âu châu, Phi châu và Á châu.


Từ quan điểm của các mối đe dọa - cũng như các lợi ích - khu vực này rõ ràng là trận tiền và là trung tâm trong chiến lược an ninh toàn cầu của Mỹ. Dưới đây là một số giả định về những yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự đóng góp của Hoa Kỳ vào một cấu trúc an ninh mới chỗi dậy trong khu vực.


Duy trì sự hiện diện ở Á châu. Chính quyền này nghĩ rằng họ sẽ nắm quyền trong bảy năm nữa. Mục tiêu của họ là áp dụng một chính sách nhất quán, dài hạn đối với khu vực. Sẽ không có nỗ lực để ngăn chặn hoặc cô lập Trung Quốc - đó là những lựa chọn không thể có hoặc nhất thiết trong một thế giới toàn cầu hóa. Nhưng Hoa Kỳ vẫn sẽ là một cường lực để cải thiện các mối đe doạ của Trung Quốc như là tác nhân gây ảnh hưởng đến khu vực.


Hội nghị Tự do Khu vực. Bất kỳ khung khu vực nào cũng phải có một bộ phận được xây dựng xung quanh các nền dân chủ chủ chốt: Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Hoa Kỳ. Chỉ gần đây có hai nền dân chủ lớn nhất trên thế giới - Hoa Kỳ và Ấn Độ - trông giống như các đối tác chiến lược. Sự phát triển đó đã nảy sinh do sự hội tụ của mối quan tâm: quan tâm về quyền bá chủ khu vực của Trung Quốc. Lợi ích chung là một trọng lực níu kéo các nền dân chủ vĩ đại ; nền dân chủ là một chất keo giúp cho sự liên kết bền vững.


Trong khi các nền dân chủ khu vực sẽ trở thành một ban hợp xướng huynh đệ, họ có thể thu hút một liên minh rộng hơn từ các quốc gia có cùng hệ thống chính trị trong đó chia sẻ một cam kết chung đối với nhân quyền và quan tâm đến an ninh và hòa bình của khu vực. Điều này, đến lượt, sẽ giúp để định hình các yếu tố khác cho khuôn khổ, giống như các diễn đàn trung tâm hiện nay của ASEAN, mà từ đó Trump khẳng định lại cam kết của Mỹ.


Hòa bình thông qua sức mạnh. Sẽ không có một cuộc chạy đua vũ trang giành chiến thắng ở châu Á. Hoa Kỳ hiện đang thiếu năng lực quân sự để bảo vệ tất cả các lợi ích toàn cầu của mình trong một kịch bản xung đột đôi. Trump cam kết khắc phục vấn đề đó. Thật vậy, nhiều bạn bè và đồng minh chính của Mỹ trong khu vực đang tìm kiếm để tăng cường các kho vũ khí phòng thủ của họ. Việc phi nguyên tử hoá Bắc Triều Tiên vẫn là mục tiêu, nhưng trong thời gian chờ đợi, Bắc Triều Tiên sẽ phải đối mặt với sự kết hợp giữa ngăn chận chiến lược và phòng thủ hỏa tiễn nhằm hạn chế khả năng gây rắc rối của nó. Theo thời gian, Trung Cộng sẽ thấy sự mở rộng ảnh hưởng quân sự của mình sẽ bị kiểm soát và TC sẽ khám phá ra khả năng của họ muốn hạn chế dòng lưu thông hàng hải mà Hoa Kỳ và các đồng minh phải có trên đường biển sẽ bị thách thức đáng kể.


Những viên gạch xây dựng an ninh Á châu


Theo thời gian, nền an ninh của kiến trúc Á châu sẽ nổi lên một cách có hệ thống, phần lớn do sự đồng thuận giữa nước Mỹ, các bè bạn và đồng minh. Giống như những người lập kế hoạch trồng cỏ và đặt vỉa hè nơi người ta đi bộ, Hoa Kỳ có thể cho phép một cấu trúc hợp tác xuất hiện từ các thành viên trong khu vực. Tuy nhiên, với những gì chúng ta biết về ý định tương lai của Hoa Kỳ đối với an ninh khu vực, một số mảng của khuôn khổ tương lai dường như có thể dự đoán được.


Gia nhập Tứ Trụ. Bất kể khuôn khổ nào xuất hiện cũng sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi một cuộc đối thọai chính thức bốn chiều trường kỳ, bốn tác nhân thảo luận là Ấn Độ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ. Chính quyền đã thông báo rằng họ sẽ khởi động lại sáng kiến ​​này. Bốn nước được cho là đã gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á APEC. Bốn nước sẽ không thúc đẩy một cuộc hội đàm riêng lẻ. Đây sẽ là một cuộc đối thoại gồm "Tứ Trụ cộng" cho phép các cường quốc khác tham gia và mang ảnh hưởng đến cuộc thảo luận. Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Sri Lanka, New Zealand, Phi-líp-pin, và Việt Nam là một số nước có thể sẽ vào ra các cuộc thảo luận.


Từ Mép Nước. Duy trì khả năng hoạt động trong lĩnh vực hàng hải sẽ là trọng tâm của một kiến ​​trúc an ninh khu vực có hiệu quả. Không giống như các hoạt động hải quân của thế kỷ XIX, khi làm chủ các vùng biển là điều quan trọng, các hoạt động trong lĩnh vực hàng hải hiện đại đòi hỏi khả năng hoạt động dưới biển, trong vũ trụ và không gian ảo. Khuôn khổ này sẽ kết hợp tất cả những điều này và có thể bắt đầu bằng việc thiết lập một bức tranh về nhận thức miền biển chung cho tất cả những tác nhân tham gia. Các nỗ lực sẽ bắt đầu với các biện pháp xây dựng lòng tin như các cuộc tuần tra chung. Các sáng kiến ​​xây dựng năng lực cũng sẽ được đẩy mạnh. Ví dụ, đẩy mạnh sản xuất máy bay phản lực F-16 ở Ấn Độ là loại sáng kiến ​​mà chúng ta có thể thấy nhiều hơn.


Hợp tác toàn cầu. Kiến trúc an ninh khu vực trong tương lai chắc chắn sẽ có mối liên hệ mở rộng ra ngoài khu vực, bởi vì các mối đe dọa như các mạng lưới khủng bố và hoạt động tội phạm xuyên quốc gia hoạt động vượt ra ngoài biên giới của Á châu. Hơn nữa, các kế hoạch về quyền bá chủ khu vực của Trung Quốc một phần dựa trên việc thiết lập sự thống trị kinh tế thông qua các con đường mở rộng qua Trung Đông và châu Âu. Một phần của khuôn khổ này sẽ đòi hỏi phải có đối thoại và hợp tác với bạn bè và đồng minh quan trọng ở Trung Đông và Châu Âu. Sự hợp tác của Ấn Độ với Israel là một ví dụ điển hình về các đường dây truyền thông và hợp tác sẽ đến.


Một lĩnh vực hợp tác mới sẽ liên quan đến việc đánh giá các đầu tư của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Washington có một cơ chế đánh giá đầu tư nước ngoài nhắm vào những mối quan tâm này: Ủy ban Đầu tư Nước ngoài của Hoa Kỳ. Một số nước khác, như Úc, đều có các cơ chế tương tự. Trong tương lai, các đối tác trong và ngoài khu vực sẽ phát triển các quy trình tương tự của riêng mình, và họ sẽ chia sẻ thông tin ngày càng nhiều. Sự hợp tác này sẽ đánh dấu sự phát triển của cấu trúc an ninh đang nổi lên.


James Jay Carafano



Phó chủ tịch của Heritage Foundation, James Jay Carafano chỉ đạo nghiên cứu của nhóm tư vấn về các vấn đề an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại.


Phạm Hương Sơn diễn dịch




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC