Năm nan đề nghiêm trọng trong Chương 8 của Tông Huấn Amoris Laetitia (AL) Phần 2/5

19/12/20173:06 CH(Xem: 3103)
Năm nan đề nghiêm trọng trong Chương 8 của Tông Huấn Amoris Laetitia (AL) Phần 2/5

Phần 2/5


JNGQnHX-5oufihFI3Dv7t8ZC8Z4IIfdjfEc_ByrZjtCA-b24eHZyR9OdkM32rQjFpEdv0yA1udh_F-smv70capGl5NA5XHUYq75ZBi4FA-ogdPYbIvcsV7yMPjgj3W_-RoquSU-T



Phần 1/5:


https://phongtraogiaodan.com/p167a303/nam-nan-de-nghiem-trong-trong-chuong-8-cua-tong-huan-amoris-laetitia-al-phan-1-5



Phần 2/5:


Ví dụ 2:

302. Về những yếu tố điều kiện hóa này, Sách Giáo Lí Hội thánh Công Giáo diễn tả rõ ràng: “Việc quy tội và trách nhiệm một hành động nào đó có thể được giảm thiểu và thậm chí có thể được loại bỏ vì lý do không biết, không chú ý, do áp lực, do cưỡng ép, do sợ hãi, do thói quen, do quá gắn bó và do các nguyên nhân khác về tâm thần hoặc xã hội”[343]. Trong một đoạn văn khác sách Giáo Lí cũng đề cập đến những hoàn cảnh làm giảm nhẹ trách nhiệm luân lí, và đề cập khá dài, về sự thiếu trưởng thành tình cảm, áp lực của các thói quen thủ đắc, tâm trạng lo âu hoặc các yếu tố khác về tâm lí hoặc xã hội[344]. Do đó, một phán quyết tiêu cực về một hoàn cảnh khách quan không bao hàm một phán quyết về việc quy trách nhiệm hoặc mức phạm lỗi của người liên hệ[345]4


Sau khi xác định được các yếu tố có thể làm giảm tính chất quy tội về đạo đức, văn bản đưa ra một nguyên tắc đúng đắn về thần học luân lý, đó là phán xét rằng một cá nhân khi khách quan vi phạm tiêu chuẩn luân lý "không ngụ ý một phán quyết" về lỗi của người đó. Nhưng văn bản tiếp tục áp dụng định mức một cách có vấn đề:

Tôi cho rằng điều rất phù hợp với những gì mà nhiều Nghị Phụ muốn khẳng định: "Trong những hoàn cảnh nhất định, mọi người cảm thấy rất khó để hành động khác biệt. Vì vậy, trong khi vẫn giữ nguyên tắc chung, cần phải nhận thức rằng trách nhiệm đối với một số hành động hoặc quyết định không giống nhau trong mọi trường hợp. Sự biện phân mục vụ, trong khi tính đến lương tâm được hình thành chính đáng của một người, phải chịu trách nhiệm về những tình huống này. Ngay cả những hậu quả của các hành động được thực hiện không nhất thiết phải giống nhau trong mọi trường hợp ".


Chú ý đến văn bản chuyển mạch mà không báo hiệu nó làm như vậy - ý nghĩa của "sự biện phân mục vụ" sang "biện phân cá nhân" từ cá nhân ngôi thứ nhất đối với hành động trong quá khứ được quan sát bởi cá nhân ngôi thứ ba.


Ở đây, văn bản này nhắc lại cho các mục tử về quá trình phản chiếu của "sự biện phân cá nhân" đã nêu ở trên. Vì người ta "thấy rất khó hành động khác hơn" những điều họ làm, mục tử "phải chịu trách nhiệm" khi áp dụng "quy tắc chung" khác nhau trong các trường hợp khác nhau. Văn bản ngụ ý rằng "sự biện phân mục vụ" của người trưởng thành có thể bao gồm việc tha bổng cho lương tâm cá nhân để Rước Lễ mà không đòi hỏi các cá nhân phải sắp xếp các mối quan hệ theo giáo huấn của Chúa Giêsu.


Nhưng việc "khó hành động khác biệt" không chỉ đơn thuần là một lý do chính đáng để không mời gọi những người ly dị tái hôn thoát khỏi tình trạng ngoại tình khách quan. Có thể nói một cách an toàn rằng hầu hết tất cả những người trong tình huống này sẽ thấy khó có thể hành động khác hơn. Nhưng Chúa Giêsu ban cho chúng ta ân sủng bí tích một cách chính xác để chúng ta có thể làm theo sự giúp đỡ của Người mà tự chúng ta sẽ thấy khó khăn để làm một mình.


Điều đáng lo ngại là văn bản không bao giờ đề cập đến nghĩa vụ đạo đức phổ quát được cầm buộc và giảng dạy kể từ thời các Thánh Tông Đồ nhắm đến các vợ chồng ly thân phải tránh xa quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.4


2. Luận giải đầy vấn đề của AL về hành động "xét đoán"


Chương 8 nhấn mạnh đến việc "cần tránh những xét đoán không dựa vào sự phức tạp của các tình huống khác nhau" (số 296). Điều này, tất nhiên, là lời khuyên tốt và nên được thực hiện nghiêm túc bởi tất cả những người tham gia vào công việc mục vụ. Nhưng đồng thời, văn bản dường như cũng nhấn mạnh rằng chính khi xét đến sự phức tạp như vậy mà các mục tử có thể phán đoán rằng những người đó có thiện ý khi họ quyết định giữ nguyên trạng những tình huống bất thường của họ (như ly dị chung sống, vv...).


Nhưng nếu chúng ta không nên - và thực sự không thể - đưa ra phán quyết trong việc lên án về trạng thái linh hồn của người khác, thì chúng ta cũng không nên và cũng không thể đưa ra phán quyết về việc họ vô tội.


Tuy nhiên, chương 8 ngụ ý rằng các mục tử có thể có đủ thẩm quyền để xác quyết rằng một người nào đó do thiếu sót vi phạm chủ quan và vì thế vị mục tử có thể cho người đó sự tự do tham dự vào các bí tích. Số 299 thậm chí còn đề cập đến những người ly dị và tái hôn dân sự với tư cách là "thành viên sống động" của Giáo Hội. Sự hiểu biết chung về một thành viên "sống động" là một người được rửa tội và sống trong ân sủng.


Nhưng làm thế nào mà một linh mục xét đoán được rằng những người như vậy được sống trong ân sủng mà không xét đoán? ĐGH Francis nhấn mạnh, và đúng như thế, rằng chúng ta không nên xét đoán. Nhưng sự xét đoán không chỉ về việc lên án; nó cũng có nghĩa là buông tha. Giả định ở đây, và trong suốt cả chương, là các mục tử thực sự có thể đưa ra phán quyết về việc vô tội  trong lương tâm để mọi người trong các cuộc sống chung bất thường có thể tiến về phía trước. Nhưng nếu chúng ta không thể và không nên phán xét linh hồn của người khác, thì chúng ta không thể lên án họ bằng cách tuyên bố họ chắc chắn có tội trọng, và cũng như chúng ta không thể tha bổng cho họ và bảo rằng họ vô tội trong việc lựa chọn những vấn đề nghiêm trọng. Chúng ta không thể xét đoán.


Nếu các mục tử không thể xét đoán linh hồn,  thì họ phải làm gì? Họ nên chấp nhận sự đánh giá của một người về linh hồn của mình. Nếu các mục tử nhận được những lời chỉ trích về tội nhẹ, họ nên giúp người đó trong tình bác ái nhìn thấy những yếu tố này, sau đó dạy cho họ biết về  giáo huấn đầy đủ hơn về hôn nhân của Chúa Giêsu (nghĩa là họ nên tham gia vào việc đào tạo lương tâm); thì mục tử sau đó sẽ tìm hiểu xem người đó có quyết định sống theo giáo huấn của Chúa Jêsus theo như hiểu biết của Giáo hội Công giáo; nếu người đó nói "không", hoặc "tôi không thể", thì mục tử sẽ nói, "Tôi không thể nói với bạn liệu bạn đang ở trong tình trạng mắc tội trọng bằng cách từ chối chấp nhận giáo huấn của Giáo hội, vì tôi không thể phán xét linh hồn của bạn. Nhưng ngay cả khi bạn thực sự có đức tin tốt, tôi không thể phán xét rằng liệu bạn có thể rước nhận được bí tích Thánh Thể một cách chính đáng hay không, bởi vì tôi không thể biết điều đó, và điều tôi nói với bạn có thể khuyến khích bạn hợp lý hóa tình trạng tội lỗi đang xảy ra và kết quả sẽ đưa bạn đến cái chết đời đời. Hơn nữa, như Thánh Gioan Phaolô II đã dạy, Đoạn [4]: Ngài xác nhận việc không cho lãnh nhận Thánh Thể là theo tập tục của Hội Thánh và nêu ra lý do của sự cấm này:

"Tuy nhiên, Hội Thánh vẫn nhắc lại tập tục của mình (inculcat consuetudinem suam), đặt trên nền tảng Thánh Kinh, không chấp nhận (non admittendi) cho những tín hữu ly dị tái hôn được hiệp thông Thánh Thể. Họ bị ngăn trở (impediunt) đón  nhận Thánh Thể vì tình trạng của họ và vì điều kiện sống của họ trái ngược khách quan (obiective dissideant) với sự kết hiệp tình yêu (amoris coniunctione) giữa Đức Kitô và Hội Thánh, mà sự kết hiệp này được biểu hiệu (significatur) và thực hiện (peragitur) bởi Thánh Thể. Ngoài ra còn có một lý do mục vụ riêng biệt khác: nếu chấp nhận cho những người ấy được rước lễ, điều đó sẽ dẫn các tín hữu đi tới chỗ lầm lạc và bối rối (errorem turbationemque) về giáo lý của Hội Thánh về sự bất khả phân ly của hôn nhân." (Familaris consortio 84). Bằng cách này, các mục tử thực sự sẽ thực hiện lời khuyên Phúc Âm của ĐGH Francis để "không xét đoán". Tuy nhiên, những đoạn văn này không khuyến khích một chút nào cho cách giải thích này.

Phạm Hương Sơn diễn dịch
(xin tham khảo phần 3/5 trong những ngày tới) 


AL bản Việt Ngữ của HĐGMVN:
http://lamhong.org/tong-huan-niem-vui-cua-tinh-yeu-amoris-laetitia-ban-viet-ngu/



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC