Năm nan đề nghiêm trọng trong Chương 8 của Tông Huấn Amoris Laetitia (AL) Phần 3/5

20/12/20178:36 CH(Xem: 3304)
Năm nan đề nghiêm trọng trong Chương 8 của Tông Huấn Amoris Laetitia (AL) Phần 3/5

Phần 1/5:

https://phongtraogiaodan.com/p167a303/nam-nan-de-nghiem-trong-trong-chuong-8-cua-tong-huan-amoris-laetitia-al-phan-1-5

Phần 2/5:

https://phongtraogiaodan.com/p167a316/nam-nan-de-nghiem-trong-trong-chuong-8-cua-tong-huan-amoris-laetitia-al-phan-2-5


Phần 3/5:

 magnolia-2708886_1920

Dr. E. Christian Brugger is the J. Francis Cardinal Stafford Professor of Moral Theology at St. John Vianney Theological Seminary in Denver and Senior Fellow of Ethics at the Culture of Life Foundation in Washington, D.C.

 

Phạm Hương Sơn diễn dịch

 



3. AL luận giải về lương tâm

 

Chương 8 nêu rõ:

 

303. Khởi đi từ việc nhìn nhận mức ảnh hưởng của những yếu tố cụ thể của hoàn cảnh, đối với một số hoàn cảnh mà người ta không thể hiện một cách khách quan về quan niệm hôn nhân của chúng ta được, thì trong thực hành, Hội thánh cần xét đến lương tâm của người ta nhiều hơn. Tất nhiên chúng ta cần khuyến khích sự trưởng thành của một lương tâm được khai sáng, được huấn luyện và được đồng hành nhờ sự phân định có trách nhiệm và nghiêm túc của người Mục tử, và khích lệ ngày càng tin tưởng hơn nữa vào ơn sủng Chúa. [1] Thế nhưng lương tâm này có thể nhận ra không chỉ có một hoàn cảnh không phù hợp cách khách quan với các đòi hỏi chung của Tin mừng; [2] lương tâm đó cũng có thể nhận ra trong sự chân thành và trung thực điều mà lúc này đây có thể dâng lên Thiên Chúa đó là một sự đáp trả quảng đại, và việc khám phá với một sự chắc chắn luân lí nào đó chính là sự dâng hiến mà Thiên Chúa đang mời gọi giữa bao giới hạn của hoàn cảnh cụ thể phức tạp, dẫu nó chưa hoàn toàn là lí tưởng khách quan. Dù sao đi nữa, chúng ta hãy nhớ rằng sự phân định này có tính chất năng động và phải luôn mở ra cho những giai đoạn phát triển mới và những quyết định mới giúp thực hiện lí tưởng được trọn vẹn hơn.

 

"Lương tâm" trong văn bản này đề cập đến hai loại phán đoán đạo đức: thứ nhất là phán xét luật luân lý đòi hỏi nơi tôi (nghĩa là "lương tâm có thể ... nhận ra" rằng tình huống của một người vi phạm đòi hỏi của Phúc Âm); và thứ hai, một đánh giá về sức mạnh tinh thần của một người để hành động hướng theo đó (nghĩa là "lương tâm cũng có thể nhận ra ... những gì đối với tôi bây giờ là phản ứng hào phóng nhất").

Văn bản đưa hai ý tưởng đối chọi nhau trực tiếp. Ý thức lương tâm của một cá nhân có thể làm cả hai điều: [1] phán đoán rằng một số hành động không tương ứng với đòi hỏi chung của Phúc Âm; và [2] phán đoán rằng Thiên Chúa đang yêu cầu họ thực hiện hành động đó. Nói cách khác,  Thiên Chúa có thể "yêu cầu" một người nào đó sống một kiếp sống, mà trong đó họ đang vi phạm những điều nghiêm trọng một cách khách quan.

 

Theo truyền thống, một người sám hối hiểu được yêu cầu của luật luân lý, nhưng quá yếu đuối để thích ứng các hành động của mình, thông thường sẽ phải đấu tranh với một trong hai điều: một điều kiện cưỡng bách (trong đó tự do không thể thực hiện được) hoặc tình trạng cưỡng bách (trong đó tự do dường như không bị xóa bỏ, nhưng những cảm xúc mãnh liệt khiến một cá nhân thường xuyên rơi vào tình trạng tội lỗi theo thói quen). Trong trường hợp thứ hai, một nhà giải tội sẽ nhẹ nhàng thừa nhận ảnh hưởng của cảm xúc mãnh liệt, báo cho những người sám hối về khả năng "sở hữu toàn bộ ý chí" không được ban cho, đồng thời - vì người giải tội không thể biết một cách chắc chắn là có hay không được ban cho - lại ân cần chấp nhận sự ăn năn chân thành của cá nhân đó về những gì có thể là tội trọng, và ban cho người đó sự tha thứ.

 

Ở đây không có hàm ý rằng ý chí tự do đang bị xoá bỏ, hoặc thậm chí là một cá nhân đang phải vật lộn với tình trạng gần như cưỡng ép. Một người chỉ đơn giản là "nhận biết" anh ta không thể theo Tin Mừng vì "sự phức tạp kiên cố trong các giới hạn của anh ta". Và phán đoán này ("sự công nhận" này) đánh giá cao phán quyết đầu tiên về những gì Tin Mừng đòi hỏi.

 

Nhưng một cá nhân có thể nào là vô tội khi tiến đến trước mặt Thiên Chúa cách "an toàn về mặt đạo đức" trong khi vẫn tiếp tục tiến hành một hành động nghiêm trọng? ("Tôi chắc chắn tôi không có tội đối với những gì tôi đã làm, đang làm và sẽ tiếp tục làm" )? Một linh mục có thể nào đưa ra một phán xét như vậy đối với lương tâm của người khác và để anh ta cam kết tiếp tục hành động tội lỗi nặng nề một cách khách quan được sao?

 

Thuật ngữ "lý tưởng khách quan" ở cuối đoạn văn sẽ được nhiều người đọc như là cách xóa bỏ kép của đòi buộc không hành động: một lần vì lý tưởng chỉ là một lý tưởng, và một lần nữa bởi vì những gì có thể áp dụng một cách khách quan có thể không áp dụng một cách chủ quan, tức là áp dụng cho tôi trong hoàn cảnh và tình trạng của tôi.




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC