Năm nan đề nghiêm trọng trong Chương 8 của Tông Huấn Amoris Laetitia (AL) - Phần 5/5

10/01/20181:05 SA(Xem: 3304)
Năm nan đề nghiêm trọng trong Chương 8 của Tông Huấn Amoris Laetitia (AL) - Phần 5/5

Năm nan đề nghiêm trọng trong Chương 8 của Tông Huấn Amoris Laetitia (AL) -

Phần 5/5

 

7YtQMyuubeyti3yKAQ_jTTMjGzR5EN51ZDbbIzCP_5XLO4urpAP7D_nN4FcbNxFmo6cwrt6NGPcXbLbhSgeOPB2OhdWiYalmhVaSY-j01fxsvAxrJsFCPQN7ZmhurmX7Ese35hw3

 

Dr. E. Christian Brugger is the J. Francis Cardinal Stafford Professor of Moral Theology at St. John Vianney Theological Seminary in Denver and Senior Fellow of Ethics at the Culture of Life Foundation in Washington, D.C.

Phạm Hương Sơn diễn dịch

(Tông huấn “Niềm vui của Tình yêu – Amoris Laetitia” bản Việt ngữ:)

http://lamhong.org/tong-huan-niem-vui-cua-tinh-yeu-amoris-laetitia-ban-viet-ngu/


Năm nan đề nghiêm trọng trong Chương 8 của Tông Huấn Amoris Laetitia (AL) - 

Phần 1/5

https://phongtraogiaodan.com/p167a303/nam-nan-de-nghiem-trong-trong-chuong-8-cua-tong-huan-amoris-laetitia-al-phan-1-5

  

Phần 2/5

https://phongtraogiaodan.com/p167a316/nam-nan-de-nghiem-trong-trong-chuong-8-cua-tong-huan-amoris-laetitia-al-phan-2-5

 

Phần 3/5

https://phongtraogiaodan.com/p167a318/nam-nan-de-nghiem-trong-trong-chuong-8-cua-tong-huan-amoris-laetitia-al-phan-3-5


Phần 4/5:

https://phongtraogiaodan.com/p167a320/nam-nan-de-nghiem-trong-trong-chuong-8-cua-tong-huan-amoris-laetitia-al-phan-4-5


Phần 5/5

Ví dụ 3:


Tâm tư của lòng thương xót trong mục vụ


  1. Để tránh mọi giải thích lệch lạc, tôi nhắc lại rằng dù sao đi nữa Hội thánh cũng không được từ bỏ đề nghị lí tưởng trọn vẹn của hôn nhân, kế hoạch của Thiên Chúa trong tất cả tầm vóc cao cả của nó: “Những người trẻ đã rửa tội cần được khuyến khích để không ngần ngại trước sự phong phú mà bí tích hôn nhân mang lại cho dự phóng tình yêu của họ, cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ mà họ nhận được từ ân sủng của Đức Kitô và từ khả năng tham dự cách trọn vẹn vào đời sống của Hội thánh”[354]. Thái độ lãnh đạm, chủ nghĩa duy tương đối dưới bất cứ hình thức nào, hoặc sự dè dặt thái quá khi đề xuất lí tưởng này, sẽ là một sự thiếu trung thành với Tin mừng, và cũng là thiếu tình yêu của Hội thánh đối với chính những người trẻ. Cảm thông với những hoàn cảnh ngoại lệ không bao giờ hàm nghĩa che giấu ánh sáng của lí tưởng trọn vẹn nhất và cũng không cắt bớt những gì Đức Giêsu đã trao ban cho con người. Ngày nay, điều quan trọng hơn cả của mục vụ dành cho những cuộc hôn nhân thất bại là nỗ lực mục vụ để củng cố hôn nhân và nhờ đó ngăn ngừa hôn nhân gãy đổ.


  1. Tuy nhiên, từ ý thức về tầm quan trọng của các hoàn cảnh giảm khinh – về tâm lí, lịch sử và cả sinh học – chúng ta thấy “vẫn không làm giảm đi giá trị của lí tưởng Phúc Âm, cần phải đồng hành với lòng thương xót và kiên nhẫn đối với các giai đoạn tiến triển có thể có của con người như chúng đang được vun đắp từng ngày”, nhờ để cho “lòng thương xót của Chúa thúc đẩy chúng ta làm điều tốt nhất có thể”[355]. Tôi hiểu những ai thích một mục vụ nghiêm nhặt hơn vốn không có chỗ nào cho sự hàm hồ. Nhưng tôi thành thực tin rằng Đức Giêsu muốn một Hội thánh hằng quan tâm đến điều tốt lành mà Chúa Thánh Thần gieo vào giữa sự yếu hèn của con người: một Hội thánh như người Mẹ, trong khi bày tỏ cách rõ ràng giáo huấn khách quan của mình, vẫn “không từ chối làm điều tốt lành trong khả năng mình, cho dù có gặp rủi ro bị vấy bẩn bùn lầy trên con đường ấy”[356]. Các Mục tử trong khi nêu cho các tín hữu lí tưởng trọn vẹn của Tin mừng và giáo huấn của Hội thánh, cũng phải giúp họ biết cảm thương những con người yếu đuối và tránh ngược đãi hoặc xét đoán quá khắc nghiệt và thiếu kiên nhẫn. Chính Tin mừng yêu cầu chúng ta đừng xét đoán hay lên án (cf. Mt7,1; Lc 6,37). Đức Giêsu “mong chúng ta ngừng tìm kiếm những nơi ẩn náu cho cá nhân hay cộng đồng, giữ mình tránh xa khỏi vùng tâm điểm của bi kịch nhân loại, để chấp nhận thật sự đi vào tiếp xúc với cuộc sống cụ thể của những người khác và để biết sức mạnh của sự dịu hiền. Khi làm như thế, cuộc sống sẽ luôn là sự phức tạp diệu kì cho chúng ta”[357]. (các nhấn mạnh được thêm vào)


Lưu ý rằng các đòi hỏi của Tin Mừng đối với hôn nhân thường được gọi là "lý tưởng". Văn bản nói rằng Giáo hội nên đề nghị "lý tưởng"; văn bản thậm chí còn nói rằng sự "lãnh đạm" trong việc đề nghị nó sẽ là "bất trung với Tin Mừng". Nhưng văn bản không bao giờ gợi ý, hoặc thậm chí mách nước, rằng việc lựa chọn đi ngược lại với giáo huấn của Tin Mừng là một sự vi phạm Tin Mừng.


Chúng ta cách xa hàng triệu dặm đối với Veritatis Splendor và một ám chỉ của VS về các “lý tưởng”, một cách chính xác mã từ của VS (hoặc tóm gọn của VS) cho tất cả mọi thứ mà thông điệp và truyền thống đã phản đối liên quan đến giáo huấn  de Decem Praeceptis:


Những khả năng “cụ thể” của con người chỉ có được ở trong mầu nhiệm Cứu Chuộc của Đức Kitô. “Thật là một sai lầm hết sức nghiêm trọng nếu từ đó mà kết luận rằng qui luật mà Giáo Hội giảng dạy tự nó chỉ là một “lý tưởng “, về sau còn cần phải thích nghi, sửa lại cho cân, xác định cấp độ, theo như người ta nói, tùy thuộc vào những khả năng cụ thể của con người, theo như “một sự cân bằng những điều thiện khác nhau được đặt ra”. Thế nhưng đâu là những “khả năng cụ thể của con người”? và người ta đang đề cập đến những con người nào đây? Tới con người bị chế ngự bởi lòng dục hay tới con người đã được Đức Kitô cứu chuộc? Bởi vì đó chính là điều cần phải xét đến: thực thể của sự Cứu Chuộc do Đức Kitô. Đức Kitô đã cứu chuộc chúng ta! Điều này có nghĩa là: Người đã tặng ban cho chúng ta khả năng thể hiện trọn vẹn sự thật của hữu thể chúng ta: Người đã giải thoát tự do của chúng ta khỏi ách thống trị của lòng dục. Và nếu như một khi đã được cứu chuộc con người vẫn còn phạm tội, thì đó không phải do hành vi cứu chuộc của Đức Kitô là bất toàn, nhưng do con người có ý muốn tách mình ra khỏi dòng ân sủng phát sinh từ hành vi ấy. Giới răn của Thiên Chúa chắc chắn cân xứng với những năng lực của con người, nhưng với những năng lực của con người đã được ban tặng Thánh Thần, của một con người nếu như có vấp ngã trong tội thì vẫn luôn có thể đạt được ơn tha thứ và vẫn luôn có thể hưởng nhờ sự hiện diện của Thần Khí” (164). (VS, 103, chữ in nghiêng trong văn bản)


AL 307 nói rằng biểu hiện "thông hiểu" đối với các cặp vợ chồng trong "những tình huống đặc biệt" - những người đang sống vi phạm giáo huấn của Tin Mừng, mặc dù có lẽ không có lỗi - không có nghĩa là "làm lu mờ đi" "lý tưởng".


Hàm ý là lệnh truyền của Đức Kitô  đơn giản chỉ là một lý tưởng; các mục tử được kêu gọi đề xuất lý tưởng; nhưng chúng ta không được tạo ấn tượng rằng lý tưởng là một lệnh cụ thể của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người. Nhưng VS 103 thẳng thắn phản đối toàn bộ cách tiếp cận này. Chúa Kitô đã không bỏ mặc cho chúng ta bị thống trị bởi ham muốn. "Chúa Kitô đã cứu chuộc chúng ta!" Người đã làm cho chúng ta có thể sống được "toàn bộ sự thật" về hôn nhân. Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh lần nữa trong FC 34 rằng các tín hữu "không thể nhìn vào luật pháp đơn giản chỉ như một lý tưởng để đạt được trong tương lai: họ phải coi đó là một mệnh lệnh của Chúa Kitô để vượt qua những khó khăn thường hằng."


Số 308 khuyên các mục tử đến "nhận thức" về "các tình huống giảm khinh", qua đó tông huấn nói, nên nhắc họ đồng hành trong sự kiên nhẫn với những người trong hoàn cảnh chưa đạt lý tưởng. Đây không phải là vấn đề nếu văn bản dạy rõ ràng những đòi buộc của "lý tưởng", và các mục tử được khuyến khích để giúp đỡ những người thiếu sót làm hòa với Chúa Kitô bằng cách ăn năn tội lỗi của họ. Nhưng nội dung của "lý tưởng" lại không bao giờ được đề cập trong AL.


Đức Gioan Phaolô II khẳng định: "[những người ly dị tái hôn] phải tự mình thực hiện nghĩa vụ sống một cách trọn vẹn, tức là bằng cách kiêng cữ các quan hệ vợ chồng" (FC, số 84).



Số 308 tiếp tục chỉ trích những người mong muốn một cách tiếp cận "nghiêm ngặt hơn", "không trừ chỗ cho sự nhầm lẫn" (hãy nhớ lại trước đó, AL đã chỉ trích những người nghiêm ngặt "có tư duy cho rằng mọi thứ đều đen và trắng, [những người này] đóng chặt nguồn ân sủng và sự tăng trưởng, và chặn các con đường thánh hoá làm vinh danh Thiên Chúa "(số 305)). Số 308 ngụ ý rằng những người ủng hộ phương pháp "nghiêm ngặt hơn" vi phạm những mong đợi của Chúa Giêsu (bằng cách "tìm kiếm những hốc hố cá nhân hoặc cộng đồng để che chở chúng ta khỏi sự khốn khó nhân loại").


Cách tiếp cận "nghiêm ngặt hơn" chắc chắn là sự loại trừ theo truyền thống, những người ly dị tái hôn tham phần trong việc lãnh nhận bí tích Thánh thể .


5. Không nhất quán với giáo huấn của Công Đồng Trent về ân sủng


301. Để hiểu cho đúng tại sao có thể và cần phải có một sự phân định đặc biệt trong một số hoàn cảnh gọi là “bất qui tắc”, có một vấn đề ta luôn phải lưu ý, đó là làm sao để đừng bao giờ làm cho người ta nghĩ rằng mình muốn giảm thiểu những đòi hỏi của Tin mừng. Hội thánh có một lối suy tư vững chắc về những điều kiện và những hoàn cảnh giảm khinh. Bởi thế, người ta không thể nói rằng tất cả những người đang ở trong một hoàn cảnh gọi là “trái qui tắc” là đang sống trong tình trạng tội trọng, mất đi ơn thánh hóa. Các giới hạn đó không chỉ tùy thuộc vào sự thiếu hiểu biết về luật. Một người, dù biết rõ luật, cũng có thể gặp khó khăn lớn trong việc hiểu biết “các giá trị hàm ẩn trong nguyên tắc luân lí”[339], hoặc có thể đương sự đang ở trong các điều kiện cụ thể không cho phép người ấy hành động khác đi và có những quyết định khác mà không mắc một tội mới.


Một lần nữa, "quy luật" là tiêu chuẩn chống ngoại tình được quy định trong giới răn thứ sáu của Thập Giới, mà Chúa Giêsu nói là bị vi phạm bởi người vợ hoặc chồng ly dị và kết hôn với người khác (xem 5:32, 19: 9, Mk.10 : 11-12, Lc 16:18). Ở đây chương 8 dạy rằng một người biết đầy đủ "quy tắc" (và theo giả thuyết được minh chứng trong ý nghĩa của CĐ Trent / Paul) có thể "ở trong một tình huống cụ thể mà không cho phép nguời đó hành động khác đi và làm quyết định khác mà không mắc một tội mới". Điều này dường như mâu thuẫn với học thuyết đã được định nghĩa trong CĐ Trent về Justification, Canon 18: "Nếu ai nói rằng các điều răn của Thiên Chúa không thể giữ được, ngay cả bởi một người được công chính hóa và được tạo thành trong ân sủng, hãy để cho người ấy bị phỉ báng."


Có thể phản hồi là số 301 được hướng đến các mục tử và bàn về việc giảm khinh, không phải là khả năng khách quan, không phải là các chủ đề trong cuộc thảo luận của họ về các lựa chọn có thể. Nhưng trên thực tế nó được hướng tới tất cả mọi người, và số 300 đã xác định "sự biện phân có trách nhiệm của cá nhân và mục tử" theo cách tiếp cận logic và mở rộng tới sự biện phân cá nhân về những lựa chọn hiện tại, một logic mà khoản 301 chỉ đơn giản mở ra.


Điều AL đang lờ đi là tính phù hợp của ân sủng để cho phép mọi người đáp ứng các đòi hỏi khách quan tổng thể của Tin Mừng.



778pZPhLeFlKeqoWqY_sdxePxrI279aIEJOGuWDRzbogyrR4nRo-RCqg8W6tyuBW88kBcAXDJfcV-bmq2_e8IaMq8dKKobCVc-NjWefEFSRF_Aa0_jhCajE5-iVFgmfLgocKJ-udDr. E. Christian Brugger is the J. Francis Cardinal Stafford Professor of Moral Theology at St. John Vianney Theological Seminary in Denver and Senior Fellow of Ethics at the Culture of Life Foundation in Washington, D.C. He has a forthcoming book with Catholic University of America Press on the indissolubility of marriage and the Council of Trent.

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC