Học hỏi về Sách Tông Đồ Công Vụ: – “Tại sao ngươi bắt bớ Ta?” Phần I

08/04/20189:41 SA(Xem: 6629)
Học hỏi về Sách Tông Đồ Công Vụ: – “Tại sao ngươi bắt bớ Ta?” Phần I
st_luke-180x250

Khi chúng ta khởi sự đi vào Mùa Phục Sinh, phụng vụ – đặc biệt là các bài đọc phụng vụ – đưa sự chú ý của chúng ta đến Sách Tông Đồ Công Vụ (TĐCV). Nay chúng ta tìm hiểu sự  liên hệ giữa Sách Tông Đồ Công Vụ và đời sống của Chúa Kitô trong Tin Mừng của Thánh Luca.

Thật vậy, một khi bạn nhận thấy mối liên kết giữa sứ vụ của Giáo Hội trong Sách TĐCV với Chúa Kitô trong các sách Tin Mừng- và những đối chiếu so sánh thật là  nổi bật- bạn sẽ không bao giờ đọc lại hai cuốn sách này trong cùng một cách như trước đây nữa.


“Luca – Tông Đồ Công Vụ” [1]

Như hầu hết chúng ta đều biết, cả hai sách Tin Mừng Lu-ca và TĐCV được quy về tác giả Luca [2]. Đây là điều quan trọng. Hai cuốn sách có liên hệ hỗ tương với nhau. Sách TĐCV là một thể loại tiếp nối theo Tin Mừng Lu-ca. Sách TĐCV liên quan đến lịch sử [3] của Giáo Hội sơ khai khởi đầu với sự lên trời của Chúa Giêsu và kết thúc với việc rao giảng của Thánh Phaolô ở Roma.

Để diễn giải TĐCV một cách chính xác thì thực sự phải chú ý đến cách hai cuốn sách hình thành một thể công trình thống nhất. Các nhà chú giải do đó dùng danh xưng “Luca – TĐCV”.

Luca-TĐCV như là mt Công trình thống nhất

Sự thống nhất có ý định của Luca-TĐCV được nhận thấy rõ ràng đơn giản chỉ từ đọc lời giới thiệu của hai cuốn sách. Sách TĐCV thậm chí còn quy chiếu người đọc cách cụ thể về Tin Mừng Luca.

Luca 1:1-4: 1 Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta.2 Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta.3 Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài,4 mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc.

TĐCV 1:1-31 Thưa ngài Thê-ô-phi-lô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những việc Đức Giê-su làm và những điều Người dạy, kể từ đầu2 cho tới ngày Người được rước lên trời. Trước ngày ấy, Người đã dạy bảo các Tông Đồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần.3 Người lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình: trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa.

Các điểm tương đồng trong các phần dẫn nhập mang ý nghĩa quan trọng hiển nhiên, ví dụ như, cả hai cuốn sách đều được viết cho “Thê-ô-philô,” và vận dụng những điểm tương đồng lớn lao hơn giữa hai cuốn sách, tôi sẽ từ đó tiếp tục thảo luận.

Ở đây chúng ta nên lưu ý một yếu tố quan trọng trong phần giới thiệu của Công Vụ. Sách Công Vụ chương 1 giải thích mục đích của Luca qua đoạn chuyển tiếp “…tất cả những việc Đức Giê-su làm và những điều Người dạy,”. Tác giả Richard Burridge giải thích cặn kẽ: “. . . việc mô tả của cuốn sách đầu tiên như là ἤρξατο ὁ Ἰησοῦς, những gì ‘Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy,’ cho thấy rằng cuốn sách thứ hai của Luca kể lại những gì Chúa Giêsu tiếp tục làm và dạy ‘trong sự tiếp nối của cùng một trình thuật”. [4] Như chúng ta sẽ thấy, Sách Công vụ, trong một nghĩa nào đó, tỏ cho chúng ta thấy cách Chúa Giêsu tiếp tục sứ vụ của mình trong đời sống của Giáo Hội.


Ti sao ngươi bt b Ta?

caravaggio_st_paul

Các mối quan hệ không thể tách rời của Chúa Giêsu và Giáo Hội được đánh dấu bằng câu chuyện về sự hoán cải của Phaolô. Saolô/Phaolô, trên đường đến Damascus thấy một luồng ánh sáng bao phủ lấy ông.4 Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: “Saolô, Saolô, tại sao ngươi bắt bớ Ta? “5 Ông nói: “Thưa Ngài, Ngài là ai? ” Người đáp: “Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ.?” (Cv 9:4-5).

Lưu ý ở đây từ ngữ chính xác của Chúa Giêsu: “Tại sao ngươi bắt bớ Ta?” Saulô có thể dễ dàng trả lời, “Tôi không bắt bớ Người, tôi đang lùng bắt các môn đệ của Người.”

Nhưng một kháng đáp như thế hầu như đánh mất chủ đề chính mà Luca–Công Vụ nhấn mạnh: Chúa Giêsu phải được nhận diện cùng với Giáo Hội. Tôi nghĩ rằng Thánh Phaolô đã phản ánh về ý nghĩa của những từ ngữ này trong toàn bộ đời sống của mình. Khoa giáo hội học về Hội Thánh là Nhiệm Thể của Chúa Kitô hầu như bắt nguồn từ sự phản ánh về tư tưởng này. Như Thánh Phaolô nói ở  một nơi khác, “Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Ki-tô vào thập giá.20 Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” (Gal 2:20).

Vì vậy, như Chúa Kitô đã sống trong thể xác trần thế của mình, Người hiện đang sống trong Giáo Hội. Những gì Người đã làm trong thể xác trần thế của mình, nay Người đang làm trong Nhiệm Thể của mình (his Mystical Body). Sứ vụ của Giáo Hội tiếp tục Sứ vụ của Chúa Giêsu.

Như chúng ta sẽ thấy, các ý tưởng này được nhấn mạnh trong toàn bộ Sách Tông Đồ Công Vụ.

[Còn tiếp trong Phần II].

(Nguồn: Dr. Michael Barber – St. Paul Center for Biblical Theology)

Phạm Hương Sơn diễn dịch (tuyển tập Tĩnh Lặng trong Lời)

NOTES
[1] Missoula: Society of Biblical Literature and Scholars Press, 1974. [Charles Talbert’s, Literary Patterns, Theological Themes (1974)].

[2] Some have tried to make a case that Luke should not be considered the author of the two works (cf. A.W. Argyle, “The Greek of Luke and Acts,” NTS 20 (1973–74): 441–45; J. Wenham, “The Identification of Luke,” EvQ 63 (1991): 3–44. I have discussed Martin Hengel’s work elsewhere regarding the authenticity of the superscriptions of the Gospel (see “Naming Names” near the bottom of this post). I am not going to rehash all that here. In sum, I see no reason to deny the unanimous testimony of the early church regarding Luke’s authorship of either the third Gospel or the book of Acts. In fact, truth be told, I think arguments against Lukan authorship fail on a number of grounds. Thus here I side with the vast majority of scholars who think Luke indeed is the author of both books. See the important convincing recent discussion in Darrell Bock, Acts (BECNT; Grand Rapids: Baker Academic, 2007). I largely agree with Bock’s conclusion: “In sum, the external evidence strongly favors Luke as the writer of Acts. That no other Pauline companion was ever put forward as the author of this work when many such candidates existed is key evidence. It is true that the internal considerations and theological emphases raise questions about whether Luke is the author; but not to a degree that cancels out the likelihood that he was the author and that the tradition has the identification correct.” I might add here that the given the strong evidence favoring the authenticity of the superscription of Luke’s Gospel, the “internal” evidence is far less ambiguous than even Bock suggests here. Other scholars who favor Lukan authorship include, e.g., Martin Hengel, Between Jesus and Paul: Studies in the Earliest History of Christianity (London: SCM, 1983), 97–128; F. F. Bruce, The Book of Acts (rev. ed.; NICNT; Grand Rapids: Eerdmans, 1988), 7. See also the fuller bibliography in A. Wikenhauser and J. Scmid, Einleitung in das Neue Testament (6th ed.; Freiburg im B.: 1973).

[3] Here I will not give a long discussion on the genre of Acts. I side with those who have argued―I think rather definitively―that the work should be classified in the genre of Greco-Roman history, though it certainly has certain overlaps with other kinds of writing. Again, the most recent discussion offered by Bock (Acts, 1–3) should be consulted by those interested in learning more.

[4] Richard Burridge, Imitating Jesus: An Inclusive Approach to New Testament Ethics (Grand Rapids: Eerdmans, 2007), 228.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC