Trung-quốc: Đợt Tấn Công Mới Vào Tôn Giáo

01/06/20189:53 SA(Xem: 2596)
Trung-quốc: Đợt Tấn Công Mới Vào Tôn Giáo

Trung-quốc: Đợt Tấn Công Mới Vào Tôn Giáo

TTX Công Giáo / Kirche in Not.
München 24.05. 2018

24 tháng 5, ngày lễ kính „Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu", là ngày Ki-tô hữu hoàn
vũ cầu nguyện đặc biệt cho Giáo Hội trung-quốc. Tín hữu tại quốc gia cộng sản
này đang gặp nguy khó: Trong khi tình trạng băng giá kéo dài nhiều chục năm
giữa Toà Thánh và Trung-quốc vừa được hâm nóng bởi những cuộc đối thoại, thì
Trung-quốc giờ đây lại đưa ra những luật lệ mới nhằm khép chặt hơn những sinh
hoạt và việc rao truyền của Giáo Hội. Katharina Wenzel-Teuber, nhân viên của
"China-Zentrum" (Trung tâm nghiên cứu về Trung-quốc) tại Sankt Augustin, CHLB
Đức, xác nhận đã có những bước tiến về mặt hoà dịu giữa hai phía, nhưng đồng
thời cũng nhận ra nguy cơ xẩy ra những căng thẳng mới giữa hai Giáo Hội công
giáo tại đây.

Berthold Pelster, chuyên viên về tự do tôn giáo của tổ chức "Kirche

in Not" (Giáo Hội Trong Nguy Khó) tại Đức, trao đổi với bà Wenzel-Teuber.
Berthold Pelster: 24 tháng 5 là ngày người công giáo hoàn vũ cầu nguyện cho Giáo
Hội tại Trung-quốc. Một ngày cầu nguyện đặc biệt dành cho một quốc gia riêng.
Chuyện kể ra ít có. Tại sao lại phải cầu đặc biệt cho Trung-quốc?

Katharina Wenzel-Teuber: Đó là một đất nước lớn với một nền văn hoá lâu đời,
tương lai thế giới rồi đây cũng sẽ tuỳ thuộc một phần không nhỏ vào quốc gia
này. Giáo Hội công giáo ở đây chỉ là thiểu số, dù vốn có một bề dày lịch sử. Giáo
Hội này đang gặp khó khăn. Từ 60 năm nay Đảng Cộng Sản Trung-quốc nỗ lực
hình thành tại đây một giáo hội độc lập, nằm ngoài sự chi phối của giáo tông và
của Giáo Hội hoàn vũ. Họ đã không thành công thật sự trong nỗ lực này, nhưng
đã tạo nên một sự phân rẽ đau lòng giữa các cộng đoàn trong Giáo Hội trung-
quốc. Năm 2007 giáo tông Biển-đức XVI. đã gởi một thư chung, đưa ra những
định hướng cho tín hữu tại đây đang phải sống trong một hoàn cảnh phức tạp và
kêu mời hai cộng đoàn hoà giải với nhau. Ngài kêu gọi tín hữu trên khắp thế giới
tỏ tình liên đới và cầu nguyện cho các đồng đạo tại Trung-quốc. Giáo tông Phan-
sinh tiếp tục lời kêu gọi đó và tiếp tục mời gọi mọi người hưởng ứng ngày cầu
nguyện hằng năm này cho tín hữu trung-quốc.

Giáo Hội công giáo trung-quốc đã hoà giải và liên kết với nhau hơn kể từ khi mở ra
ngày cầu nguyện cho Trung-quốc?

Quả thật có nhiều giáo phận và giáo xứ đã nỗ lực hoà giải với nhau. Đã có những
bước tiến bộ - đôi khi chính nhờ sự phản đối của giáo hội „quốc doanh“ chống lại
những tấn công của chính quyền vào đời sống đạo, chẳng hạn như trong vụ
chính quyền cho dỡ hàng loạt thánh giá trên các nhà thờ ở tỉnh Zhejiang miền
nam Trung-quốc cách đây vài năm. Nhưng thỉnh thoảng cũng có những thất bại.
Hoà giải cần thời gian. Nói chung, tôi nhận thấy nơi các tín hữu tại đây càng ngày
càng í thức rằng, tất cả họ đều thuộc vào một Giáo Hội, cho dù vẫn còn có những
khác biệt lớn.

Chính quyền cộng sản tại Trung-quốc nắm ảnh hưởng rất lớn trên cuộc sống tôn giáo.
Ngày 1 tháng 2 năm 2018 bản „Những Quy Định Về Việc Tôn Giáo“ mới có bổ sung
được áp dụng. Những người chỉ trích sợ rằng, những quy định này có thể sẽ đưa tới
việc kiểm soát và những biện pháp gay gắt hơn đối với các giáo hội và đặc biệt đối với
các cộng đoàn hay nhóm tôn giáo không đăng kí. Bà nghĩ như thế nào?

Ngay cả trước đó cũng chỉ được phép làm và được coi là hợp pháp những sinh
hoạt tôn giáo nào được nhà nước cho phép mà thôi – nghĩa là chúng phải diễn ra
tại các nơi đã đăng kí và do các giáo sĩ „quốc doanh“ thực hiện. Nhưng cho tới lúc
này các sinh hoạt – thuộc vùng xám - đó ít nhiều vẫn được chính quyền tạm bỏ
qua.

Các quy định mới đưa ra nhiều cấm đoán hơn và có những biện pháp trừng

phạt cụ thể hơn. Chẳng hạn có thể bị phạt tiền lên tới 4.000 âu kim đối với những
ai tạo điều kiện cho những thánh lễ không có phép, nghĩa là người đó chẳng hạn
đã cho mượn nhà hay phòng ốc riêng để dâng lễ. Trong tương lai sự kiểm soát sẽ
gắt gao hơn đối với những liên hệ tôn giáo với ngoại quốc, đối với những dịch vụ
tôn giáo trên mạng lưới truyền thông quốc tế và trong việc tách biệt giữa giáo
dục và tôn giáo. Từ đầu tháng 2 nhiều nơi cho hay, chính quyền đã bắt đóng cửa
nhiều điểm sinh hoạt hội họp của Giáo Hội hầm trú. Từ cuối tháng 3 việc mua
bán Kinh Thánh trên mạng lưới toàn cầu cũng bị chận. Điều âu lo nhất là tin tức
từ nhiều nơi cho biết, trẻ em vị thành niên không còn được phép tới nhà thờ nữa
và các giáo xứ không được dạy giáo lí cho các em nữa.

Dù nhiều hạn chế và ngăn cấm tôn giáo như thế, rõ ràng người dân trung-quốc vẫn
đua nhau tìm tới tôn giáo. Sự sống động của các cộng đoàn tôn giáo hiện nay tại
Trung-quốc ra sao?

Rất sống động! Có một sự đa diện rất lớn về mặt tôn giáo, từ các tôn giáo dân
gian truyền thống cho tới đạo Islam và Ki-tô Giáo. Trong 70 năm qua lượng tín
hữu ki.tô giáo đã tăng rất nhanh, dù chỉ có những con số ước tính mà thôi. Ngày
nay có khoảng 10 triệu người công giáo. Con số ki.tô hữu nói chung đã tăng vọt:
Các Giáo Hội tin lành có khoảng từ 38 tới 80 triệu.

Bà lí giải ra sao về chuyện nhiều người tin theo đạo trong một nhà nước chủ trương
vô thần như thế?

Xã hội thiếu vắng các giá trị. Nhiều người do đó đi tìm mốc định hướng cho mình
và đi tìm một cộng đoàn cho mình.

Đảng Cộng Sản Trung-quốc không ngừng cảnh cáo về một sự „xâm nhập từ ngoại
quốc“, đặc biệt sự „xâm nhập qua đường tôn giáo“. Đảng sợ những điều gì?
Họ sợ những tư tưởng từ ngoài tràn vào gây nguy hiểm cho sự toàn trị của họ,
chẳng hạn như tư tưởng về „những giá trị phổ quát“. Ngoài ra họ sợ sự trung
thành tôn giáo sẽ mâu thuẫn với sự trung thành với đảng và nhà nước, hai sự
trung thành sau này được họ đặt ưu tiên và bắt dân phải theo cho bằng được.
Từ ít lâu nay các nhà cầm quyền trung-quốc tuyên truyền về một mẫu sống mới cho
các cộng đồng tôn giáo: Đó là „Hán hoá“. Điều này có nghĩa gì? Bà có nghĩ rằng, các
nội dung đức tin có nguy cơ bị xuyên tạc không?

Điều có có nghĩa: các tôn giáo một mặt cần phải thích ứng với truyền thống văn
hoá trung-quốc, mặt khác cần phải hội nhập vào đường lối xã hội chủ nghĩa. Sự
hoà nhập này không chỉ ở bề mặt mà thôi: Nó còn đề ra „những yêu sách cho các
luật lệ và giáo lí tôn giáo“. Để xem các nhà thần học trung-quốc sẽ giải quyết cách
nào cái chủ trương hán hoá Ki-tô Giáo này của đảng. Chắc chắn nội dung đức tin
có thể sẽ bị xuyên tạc. Hội nhập tôn giáo là điều do chính Giáo Hội chủ trương,
nhưng sự hội nhập này cần phải có không gian tự do, nếu ta muốn có một sự hội
nhập thật, đúng nghĩa.

Từ năm 2014 có những cuộc trao đổi giữa Toà Thánh và chính quyền trung-quốc. Cho
tới nay chúng ta biết được rất ít về nội dung và kết quả của những cuộc gặp gỡ đó.
Hai bên trao đổi gì? Và theo Bà, hai bên đã đạt được những gì?

Từ 60 năm nay hai bên vẫn chưa giải quyết được câu hỏi, ai là người có thẩm
quyền phong chức giám mục. Mục tiêu của những trao đổi hiện nay là đi tìm một
thoả hiệp dưới hình thức một bản hiệp định. Nội dung và điều kiện cụ thể như
thế nào, chẳng ai biết.

Lối đi đó có hàm chứa nguy cơ nào không? Và đâu là những điểm Vatican quan tâm?
Chắc chắn có hàm chứa nguy cơ. Có thể lại tạo ra những căng thẳng ngay trong
lòng Giáo Hội địa phương. Trước chính sách gia tăng cấm đoán đối với tôn giáo
hiện nay, việc kí hiệp định có thể lại tạo thêm khó khăn cho sự sống còn của Giáo
Hội hầm trú. Phía Toà Thánh thì lại coi việc thống nhất giáo hội là ưu tiên. Ngoài
ra, như lời của hồng i Quốc Vụ Khanh Parolin, Toà Thánh muốn đạt được những
lời giải mục vụ thực tế, chúng cho phép các tín hữu tại đây một mặt là người công
giáo đúng nghĩa mà đồng thời cũng là một người trung quốc đích thực.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC