of the Movement of the Vietnamese Laity in Diaspora on the Vatican's resumption of diplomatic relations with the Communist Vietnam.
I. Historical Facts:
1. In terms of international law, the Vatican has diplomatic relations with 193 countries and territories, and Vietnam being the 194th.
2. Historically, the Vatican had established diplomatic relations with Vietnam since 1925 under Khai Dinh Emperor at the level of Apostolic Delegate. The Nunciature was located in Phu Cam District, in Hue City, Central Vietnam.
3. In 1945, the Viet Minh seized power, and Emperor Bao Dai abdicated. The Vietnamese national government, led by Prime Minister Tran Trong Kim, was dissolved, and Hanoi became the capital. In 1951 the Nunciature was moved to 42 Nha Chung, Hanoi, North Vietnam.
4. In 1954, the Geneva Accords divided the territory into two, with the 17th Parallel as the boundary dividing the North and South. The Nuncio remained in Hanoi, but was unable to contact its subordinates. On February 15, 1956, the Holy See appointed Bishop Giuseppe Caprio as Apostolic Nuncio in Saigon. On March 13, 1957, he was elevated to Régent Apostolique.
5. In 1959, Ho Chi Minh ordered the expulsion of all foreign clergy, as well as the closure and confiscation of the Nunciature in Hanoi. Diplomatic relations with North Vietnam ended since that time.
6. Also in 1959, the Holy See established the Nunciature in Saigon and appointed Bishop Mario Brini as Nuncio to the Republic of Vietnam. On November 24th, 1960 the Holy See established the 'Vietnamese Catholic Hierarchy'. This was an important step forward, ending the "X" status of "Mission Étrangère" (Foreign Mission) for the Catholic Church in Vietnam towards a mature and developing Church.
7. On April 30th, 1975, the North Vietnamese Communists invaded South Vietnam, subduing the entire country under the rule of the Communist Party. On December 19th, 1975 Nuncio Henry Lemaitre left Vietnam, which then terminated the Vatican-Vietnam relationship.
8. On July 27th, 2023, the Vatican and Vietnam Communist government reached an agreement. The Communist State of Vietnam agreed to let the Vatican appoint a Resident Representative to Vietnam. Diplomatic relations have since been restored.
II. The Verdict:
1. Since 1955 in the North and since 1975 throughout Vietnam, the Communist Party in Vietnam has always adopted the policy of viewing "religion as opium" that needs to be eliminated. They have taken all measures to exclude all religions in general, and Catholicism, in particular. Measures include suppressing the livelihood of religion, shutting down all educational institutions, healthcare, social charities, media outlets, and confiscating all assets. They dissolve all religious orders and seminaries, and imprison all influential dignitaries. They minimize all religious activities, while they create regulations to impede the activities of all believers. They influence and propagate the masses and young people about the negativity caused by religion, etc.
2. Although the Communist Party has applied many methods of repressive persecutions, it has not yet destroyed religions. The Communists adjust their measures to turn religion into a tool to serve the interests of their Communist Party, such as causing division, labelling, bribing, deceiving, corrupting the leadership, etc turning religious activities into secular, debaucherous activities...
3. When the Soviet Union collapsed, the International Communist Movement disintegrated. Vietnam and Communist countries have suffered from isolation and extreme poverty. In order to survive, Vietnam must appeal to European and American countries, and there is no better way to approach them than through the Vatican.
4. With less than 7% of the population being Catholics in a country of nearly 100 million people, the Vietnamese Catholic Church is a tight-knit and disciplined organization that interacts with the Universal Church. The Vietnamese Communists see this as a great potential for them to exploit.
5. The Vatican is just a tiny country, but has over 1.3 billion believers around the world. The Catholic Church is always looking for ways to reach out to its members, especially in places where Catholics are persecuted, such as in Communist countries. Since then, there is a similar relationship between the Vatican and the Communist Party for "mutual benefits".
6. The agreement between the Vatican and Communist Vietnam on March 27th, 2023 is only at the lowest stage of diplomatic relation. After that, there must be more complicated and difficult next steps, from which the substance of the so-called commitments raised by Hanoi can be really assessed.
III. View and Position of the Vietnamese Laity Movement in the Diaspora
1. The Vietnamese Laity Movement in the Diaspora is very respectful towards the leaders of the Catholic Church in Vietnam. No bishop has ever separated from the Universal Catholic Church to establish the state-owned Church like its Chinese counterpart. That is a blow to the Vietnamese Communist Party.
2. It monitors the progress of the negotiations of the past 48 years between the Vatican and the Vietnamese Communist Party through the official and semi-official meetings and visits of individuals and dignitaries from the two sides, especially from several dozen occasions that all the delegations have visited each other, and productively and collaboratively worked together. The Vatican delegates have been very patiently looking for opportunities to stay in touch with the Viet Catholics' power with the hope to sustain its longevity.
3. The ostentatious forms of Vietnamese state officials do not obscure the sinister attempts hidden within, once the core undertakings of taking advantage of religions remain unchanged.
4. The overwhelming majority of the Vietnamese Catholics wish to obey the Church and are very happy to welcome the good news of the July 27th, 2023 agreement between the Vatican and the Vietnamese government. While this is a good sign, it is not enough to prove that the Vietnamese government genuinely wants to change its policy towards religions. The evidence is that decrees, ordinances, and laws against religious freedom still exist. The State Committee for Religious Affairs and the Fatherland Front still control all religious activities. Religious persecution in remote areas is still prevalent.
5. If it is true that the Communist State of Vietnam has changed its policy in favor of all religions, it will let them serve their people to the best of their ability, especially in the fields of education, social needs and public health. It should stop all forms of discrimination, adopt meritocracy, and terminate all religious background checks. Return all the properties borrowed or appropriated from all religious organizations.
6. A follower of all good religions is certainly a good citizen, but a good citizen according to the Communist standards is not necessarily a good believer. Religion teaches people to love others as themselves, while the Communist Party advocates class struggle and its destruction of enemies. The two paths are completely opposite, and cannot be in the same person.
Composed in California, USA, on April 30th, 2024
BẢN LÊN TIẾNG
Của Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại
Về việc Vatican nối lại quan hệ ngoai giao
với Cộng Sản Việt Nam.
I. Dấu mốc lịch sử:
1. Trên phương diện công pháp quốc tế, Vatican đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam là nước thứ 194.
2. Trên phương diện lịch sử, Vatican đã lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1925 dưới thời vua Khải Định ở cấp Khâm Sứ (Délégué Apostolique). Tòa Khâm Sứ đặt tại Phủ Cam, gần Huế.
3. Năm 1945 Việt Minh cướp được chính quyền, hoàng đế Bảo Đại thoái vị, chính phủ quốc gia Việt Nam do thủ tướng Trần Trọng Kim cầm đầu giải tán. Hà nội trở thành thủ đô. Năm 1951 Tòa Khâm Sứ đã dời về số 42 Nhà Chung, Hà Nội.
4. Năm 1954 Hiệp Định Genève chia đôi lãnh thổ, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới phân chia Bắc Nam. Tòa Khâm Sứ vẫn ở Hà Nội, nhưng không liên lạc được với những nơi thuộc quyền. Ngày 15/02/1956 Tòa Thánh cử Đức cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tông Tòa tại Sài Gòn. Ngày 13.03.1957, Ngài được nâng cấp Quyền Khâm Sứ (Régent Apostolique).
5. Năm 1959, Hồ Chí Minh ra lệnh trục xuất tất cả các giáo sĩ nước ngoài, đóng cửa và tịch thu Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội. Mối quan hệ ngoại giao với Bắc Việt chấm đứt từ đó.
6. Cũng trong năm 1959, Tòa Thánh thiết lập Tòa Khâm Sứ ở Sài Gòn và bổ nhiệm Đức cha Mario Brini làm Khâm Sứ tại Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 24/11/1960 Tòa Thánh thiết lập ‘Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam’. Đây là một bước tiến quan trọng, chấm dứt qui chế “Xứ Truyền Giáo” để Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bước sang Giáo Hội trưởng thành và phát triển.
7. Ngày 30/4/1975, Cộng Sản Bắc Việt chiếm được Miền Nam Việt Nam, toàn quốc đặt dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản. Ngày 19/12/1975 Khâm Sứ Henry Lemaitre rời Việt Nam. Mối quan hệ Vatican-Việt Nam khép lại từ đó.
8. Ngày 27/7/2023 Vatican và Việt Nam vừa đạt được thỏa thuận, nhà nước Cộng Sản Việt Nam đồng ý để Vatican bổ nhiệm một vị Đại Diện Thường Trú ở Việt Nam. Mối quan hệ ngoai giao tái lập từ đó.
II. Nhận định:
1. Từ năm 1955 ở Miền Bắc và từ 1975 trên toàn cõi Việt Nam. Đảng CSVN vẫn áp dụng chính sách xem “tôn giáo là thuốc phiện” cần phải loại bỏ. Họ đã áp dụng tất cả những biện pháp để loại trừ các tôn giáo nói chung và Công Giáo nói riêng. Các biện pháp gồm triệt hạ nguồn sống của các tôn giáo, đóng cửa các cơ sở giáo dục, y tế, bác ái xã hội, cơ quan truyền thông, tịch thu tài sản. Giải tán các dòng tu, chủng viện, bỏ tù những chức sắc có ảnh hưởng. Hạn chế tối đa các sinh hoạt tôn giáo. Tạo ra những qui định để cản trở sinh hoạt của tín đồ các tôn giáo. Giáo dục và tuyên truyền cho đại chúng và giới trẻ về những tiêu cực do tôn giáo gây ra v.v.
2. Mặc dù CS đã áp dụng nhiều cách đàn áp, nhưng không hủy diệt được các tôn giáo, nên CS thay phải đổi biện pháp là biến tôn giáo thành công cụ phục vụ cho lợi ích của đảng như gây chia rẽ, chụp mũ, mua chuộc, lừa dối, hủ hóa thành phần lãnh đạo, biến sinh hoạt tôn giáo thành các sinh hoạt lễ hội...
3. Khi Liên Xô sụp đổ, phong trào CS quốc tế tan rã. Các nước theo chủ nghĩa CS bị cô lập và nghèo đói cùng cực, trong ấy có Việt Nam. Để tồn tại, CSVN phải cầu cứu các nươc Âu Mỹ, thì không có con đường tiếp cận nào tốt bằng qua ngả Vatican.
4. Với tỷ lệ chưa đầy 7% dân số là người Công Giáo trong một nước gần 100 triệu dân, nhưng Giáo Hội CGVN là một tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật, có sự tương tác với Giáo Hội CG hoàn vũ, nên nhà nước CSVN nhìn thấy tiềm năng rất lớn ấy để họ khai thác.
5. Vatican chỉ là một quốc gia tí hon, nhưng có trên 1.3 tỷ tín đồ trên khắp thế giới. Hội Thánh Công Giáo luôn tìm mọi cách để đến với con cái của mình, nhất là ở những nơi người CG bị bách hại như trong các nước CS. Từ đó, giữa Vatican và CSVN có mối tương đồng để “hai bên cùng có lợi”.
6. Thỏa thuận giữa Vatican và CSVN ngày 27/3/2023 chỉ là bước khởi đầu ở giai đoạn thấp nhất trong quan hệ ngoại giao. Sau đó còn phải có những bước kế tiếp phức tạp và khó khăn hơn, từ đó mới có thể đánh giá đúng thực chất của những gì gọi là cam kết do phía Hà Nội nêu ra.
III. Quan điểm và lập trường của Phong Trào Giáo Dân.
1. Phong Trào Giao Dân VNHN rất trân trọng các vị chủ chăn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đã không có giám mục nào tách ra khỏi Hội Thánh để thành lập Giáo Hội Quốc Doanh như bên Trung Cộng, đó chính là sự thất bại của đảng CSVN.
2. Theo dõi các diễn biến thương thảo trong suốt 48 năm giữa Vatican và CSVN, xuyên qua những cuộc gặp gỡ, thăm viếng chính thức, bán chính thức của các cá nhân và chức sắc hai bên. Đặc biệt vài chục lần các phái đoàn thăm viếng và làm việc của nhóm công tác đôi bên. Phía Vatican đã bền bỉ kiên nhẫn tìm kiếm cơ hội đến với người Công Giáo Việt Nam và đồng bào của họ. Ngược lại ưu tiên của phía nhà nước CSVN là tìm kiếm lợi ích cho đảng CS để được tồn tại lâu dài, hòng duy trì quyền lực độc tôn của họ.
3. Các hình thức nặng tính phô trương của các viên chức nhà nước CSVN, không che lấp được những mưu toan thâm độc ẩn chứa bên trong, một khi những chủ trương cốt lõi là lợi dụng các tôn giáo chẳng có gì thay đổi.
4. Tuyệt đại đa số người CGVN vâng phục Hội Thánh và rất mừng chào đón tin vui về thỏa thuận ngày 27/7/2023 giữa Vatican và nhà nước CSVN. Tuy đó là dấu chỉ tốt, nhưng chưa đủ để chứng minh rằng nhà nước CSVN thật lòng muốn thay đổi chính sách đối với các tôn giáo. Bằng cớ là những sắc lệnh, pháp lệnh, luật tín ngưỡng tôn giáo vẫn còn đó. Ủy Ban Tôn Giáo Nhà Nước và Mặt Trận Tổ Quốc vẫn kiểm sóat mọi sinh hoạt của các tôn giáo. Sự đàn áp tôn giáo ở các vùng sâu vùng xa vẫn tiếp diễn.
5. Nếu thật sự nhà nước CSVN thay đổi chủ trương đối với các tôn giáo thì hãy để cho các tôn giáo phục vụ người dân trong khả năng của họ, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, xã hội, y tế. Hãy chấm dứt tình trang phân biệt đối xử, hãy trọng dụng nhân tài và chấm dứt truy xét lý lịch tôn giáo. Hãy trả lại những tài sản đã mượn hay chiếm đoạt của các tôn giáo.
6. Người tín đồ các tôn giáo tốt, chắc chắn cũng là công dân tốt, nhưng người công dân tốt theo đánh giá của CS chưa chắc là người tín đồ tốt. Vì tôn giáo dậy yêu người khác như yêu mình, còn CS lại chủ trương đấu tranh giai cấp và tiêu diệt kẻ thù của đảng CS. Hai con đường hoàn toàn trái chiều, không thể cùng có trong một con người được.
Làm tại California, Hoa Kỳ ngày 30 tháng 4 năm 2024
- Từ khóa :
- Vatican
- ,
- Vietnam
- ,
- diplomatic relations
- ,
- việt nam
- ,
- ngoại giao