Đọc câu Tin Mừng trên, tôi liền nghĩ đến hình ảnh của sư Minh Tuệ được dư luận trên mạng quan tâm rất nhiều trong mấy tháng gần đây. Một cách có thể là vô tình, ông đã làm đúng những gì Đức Giêsu khuyên các môn đệ. Chỉ với phong cách sống đơn sơ khó nghèo như vậy, ông không hề rao giảng điều gì cao siêu, thế mà biết bao người lấy đó làm gương để theo ông, coi ông như một vị đạo sư đáng kính phục. Điều đó cho thấy với phong cách đơn sơ, khó nghèo, không quan tâm tới tiền bạc, danh vọng, lời khen chê, ông đã hấp dẫn biết bao người theo ông, coi ông như là một mẫu mực để sống theo. Ngoài ra, ông không hề đả kích, phê bình ai, không hề nói động chạm đến ai, nhưng phong cách tu hành của ông đã khiến mọi người nhận diện được bộ mặt thật của biết bao tu sĩ giả danh, khiến những tu sĩ giả danh này phải chê bai, đả kích ông (*).
(*) ● Phong cách tu hành của sư Minh Tuệ: https://home.vn/thread/vi-sao-thay-thich-minh-tue-tro-thanh-hien-tuong-duoc-chu-y-nhat-hien-nay.633318698142812
● Thái độ và phản ứng của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam và nhà cầm quyền CSVN đối với sư Minh Tuệ: https://www.vietnamplus.vn/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-su-thich-minh-tue-khong-phai-la-tu-sy-phat-giao-post950795.vnp
Đạo Công giáo cũng có những mẫu gương sống khó nghèo đúng theo tiêu chuẩn mà Đức Giêsu đã đề ra cho những ai theo Ngài, làm môn đệ Ngài. Mẫu gương rất sáng giá là thánh Phanxicô Assisi mà ta hay gọi là thánh Phanxicô Khó khăn, người sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn, mà chúng ta thường gọi là dòng Phan Sinh. Ông đã từ bỏ tất cả mọi thứ mà trần gian ưa chuộng để sống cuộc đời rất khó khăn của người môn đệ Chúa Giêsu theo những đòi hỏi của Ngài để thực hiện tình yêu thương qua việc cứu giúp và nâng đỡ những người nghèo khổ. Phanxicô đã được Giáo hoàng Grêgôriô IX tuyên thánh ngày 16 tháng 7 năm 1228
Đức Giêsu từng phân biệt ngôn sứ thật và ngôn sứ giả dựa trên tinh thần của bài giảng về Bát Phúc khi Ngài nói: «Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế» (Mt 10-12) và «Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế» (Lc 6:26).
Việc xuất hiện của sư Minh Tuệ với lối sống từ bỏ xa hoa, sống đơn sơ khó nghèo, khiến các Phật tử nhận ra ngay, phân biệt được ngay ai là những vị chân tu, ai là những ma tăng, xàm tăng. Họ dựa vào đâu mà phân biệt được như thế? Họ chỉ dựa vào cách sống của các tu sĩ: những tu sĩ nào sống đơn sơ, khó nghèo, khiêm hạ, và những tu sĩ nào sống xa hoa, coi trọng tiền bạc, danh vọng, địa vị.
Phải nói đó là một tiêu chuẩn khá chuẩn để phân biệt được chân tăng và xàm tăng. Tuy nhiên, các tín đồ mê muội thì họ không biết dựa vào những tiêu chuẩn khá chuẩn ấy để phân biệt. Để nhận chân được những ai là môn đệ thật của Đức Giêsu, Ngài đã đưa ra những tiêu chuẩn để giúp ta phân biệt nói trên. Sự phân biệt ấy cũng cần thiết, vì Thánh Kinh Kitô giáo cho biết: trong thời cuối cùng trước khi Chúa Giêsu tái lâm có rất nhiều ngôn sứ giả xuất hiện. Điều khiến người ta rất khó phân biệt, là vì những ngôn sứ giả ấy cũng mặc lấy hình thức bên ngoài rất thánh thiện, tốt đẹp như Đức Giêsu từng nói về những người Pharisêu trong đoạn 23 của Tin Mừng Matthêu (**).
(**) Mt 23 => (1) Bấy giờ Đức Giêsu nói với đám đông và các môn đệ Người rằng: (2) “Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên tòa ông Môsê mà giảng dạy. (3) Vậy, những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. (4) Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. (5) Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. (6) Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, (7) ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là “rápbi”.
(8) “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là “rápbi”, vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. (9) Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. (10) Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. (11) Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. (12) Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.
v.v...
Nói về tình trạng ngôn sứ giả trong thời mạt pháp này, chỉ trong Tân Ước, chúng ta có thể đếm được trên một chục câu Kinh Thánh nói về những ngôn sứ giả. Để kết thúc, xin đan cử một số câu tiêu biểu (***):
(***) Mt 7:15 => «Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi.»Nguyễn Chính Kết
Mt 24:11-12 => Sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều người. (12) Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi.
Mt 24:24 => Thật vậy, sẽ có những Kitô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, đưa ra những dấu lạ lớn lao và những điềm thiêng, đến nỗi chúng lừa gạt cả những người đã được tuyển chọn, nếu có thể.
(2Cr 11:14 => Lạ gì đâu! Vì chính Xatan cũng đội lốt thiên thần sáng láng!)
Mc 13:22 => Thật vậy, sẽ có những Kitô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, làm những dấu lạ và những việc phi thường, để lừa gạt những người đã được tuyển chọn, nếu có thể.
2Pr 2:1 => Trong dân cũng đã từng xuất hiện những ngôn sứ giả; giữa anh em cũng vậy, sẽ có những thầy dạy giả hiệu, đó là những kẻ sẽ lén lút đưa vào những tà thuyết dẫn tới diệt vong
1Ga 4:1 => Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không, vì đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian.
1Ga 4:4 => Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, anh em thuộc về Thiên Chúa, và anh em đã thắng được các ngôn sứ giả đó, vì Đấng ở trong anh em mạnh hơn kẻ ở trong thế gian.
1Ga 4:5 => Các ngôn sứ giả đó thuộc về thế gian; vì thế, chúng nói theo thế gian, và thế gian nghe họ.
v.v...