Sự khác biệt suy nghĩ giữa hai cha con

03/08/20249:07 SA(Xem: 703)
Sự khác biệt suy nghĩ giữa hai cha con
Sự khác biệt trong suy nghĩ giữa hai cha con
aaa
Rất mong các bậc cha mẹ ý thức sự khác biệt về quan niệm, não trạng và tư tưởng giữa hai thế hệ thuộc hai nền văn hóa khác nhau. Chúng ta nên hiểu và giác ngộ sớm để cha mẹ và con cái dễ hòa hợp với nhau, và để đời sống trong mỗi gia đình sẽ đầm ấm hạnh phúc hơn.
Nguồn:
Người bố cả đời làm lụng khổ sở mong để lại tài sản cho con và đây là câu trả lời của người con khi nó 16 tuổi...
Đây là câu chuyện có thật. Người bố 40 tuổi sống tại Việt Nam, có cậu con trai 16 tuổi đang ở Mỹ. Con anh sang Mỹ năm 2008, đi cùng người mẹ theo diện kết hôn, tuy nhiên, hai cha con vẫn nói chuyện với nhau mỗi ngày qua các phương tiện liên lạc cá nhân. Anh chứng kiến mỗi ngày con lớn và vừa mừng vừa lo khi biết con trai anh tự lập một cách ngoài sức tưởng tượng của anh. Cậu bé làm tất cả mọi việc cá nhân, tự chọn điều mình thích, tự chịu trách nhiệm với cái mình chọn.
Nhiều lần anh tâm sự với bạn bè, việc con đi cùng mẹ đến một quốc gia mới là điều may mắn lớn nhất đời anh. Bởi anh chứng kiến ở Việt Nam, chưa biết đứa trẻ đã phải chịu những va đập của xã hội đến đâu, nhưng cha mẹ chúng là những người tổn thương trước. Từ môi trường sống bị ô nhiễm, đến môi trường giáo dục chứa đựng nhiều thứ phản giáo dục, đến môi trường đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng mang đến những thói quen tệ hại dễ tiêm nhiễm vào đứa trẻ... Dĩ nhiên, nói như vậy không có nghĩa nước Mỹ là thiên đường nhưng ít ra nơi đó, đứa trẻ còn được bảo vệ và tôn trọng như một con người đúng nghĩa.
Và việc của anh, từ trong ý thức là làm ra tài sản, để lại cho con anh thừa hưởng.
Kỷ niệm 10 năm hai cha con sống xa nhau, anh xin con một cuộc nói chuyện thật dài để cả 2 nói hết điều mình nghĩ. Ừ, thì 10 năm, một đứa trẻ 6 tuổi thành một cậu bé 16 tuổi, sống ở một môi trường khác sẽ có một cách nghĩ khác; và một người đàn ông 30 tuổi thành 40 tuổi, cũng có nhiều tâm sự chất chứa muốn chia sẻ với con mình. Câu chuyện hôm đó, anh dành cho con nói trước tuy nhiên người con nói: «Bố, 10 năm qua bố dạy con hãy giữ nề nếp người Việt, kính trọng cha mẹ và những người lớn tuổi hơn, nên con sẽ nhường bố nói câu chuyện của mình trước. Sau đó, con sẽ nói những điều con nghĩ từ câu chuyện của bố»
Ông bố nói: «Đến lúc này bố biết mình bắt đầu già. Sức khoẻ của bố cũng dần đi xuống và bố không biết được bố sẽ đồng hành với con đến lúc nào. Thì dù có thế nào, con cũng phải sống cho tốt. Bố sẽ luôn nghĩ về con cho đến phút cuối»
«16 năm qua từ ngày có con, với bất cứ một quyết định nào trong cuộc đời của bố, bố cũng đều nghĩ cho con và vì con. Bố nghĩ đó là việc bố phải làm. Kể cả đến lúc này, bố lao động để làm ra của cải vật chất, tích góp lại để con có một khối tài sản ổn định về sau. Trên đường đời, nhỡ con gặp điều gì không may mắn thì con cũng có những chỗ dựa để không phải chông chênh»
«Con hiểu và tôn trọng tinh thần Việt, bố muốn con sau này quay trở về Việt Nam, tiếp nối bố để tiếp tục xây dựng những cơ ngơi mà bố đã để lại đây. Nếu sau này bố qua đời, con nhớ hoả táng bố, rải hết tro cốt xuống biển và không làm giỗ, không để lại bất cứ điều gì liên quan đến bố trong cõi đời. Để bố được thanh thản»
Và đây là suy nghĩ của người con:
«Con cảm ơn bố đã sống cả cuộc đời vì con và cho con. Nhưng ngày hôm nay, con cũng sẽ nói với bố rằng bố sống cho con và vì con như vậy đã đủ rồi. Bố hãy yên tâm một điều con đã là bạn của bố, đang là bạn của bố và mãi mãi là bạn của bố. Con yêu bố như một người bạn thân nhất trong cuộc đời con và con nghĩ con phải cư xử đúng với tình yêu ấy»
«Con nói cho bố một điều là bố đã vì quá yêu con đến mức tình yêu đó biến thành sở hữu. Ở Mỹ, những đứa trẻ như con rất sợ điều đó. Nhiều ông bố bà mẹ châu Á đã phải đi tù chỉ vì thương con quá mức cần thiết và muốn sở hữu con. Bố ạ, con thì khác, con là người Việt, nên dù có thế nào con cũng không làm tổn thương bố. Chỉ có điều, bố nên tôn trọng điều con nghĩ và điều con muốn»
«Đơn giản thôi, bố hãy để con tự quyết định cuộc đời mình. Con sẽ tự lớn lên, tự kiếm việc để làm, tự trưởng thành và bố chỉ cần tin con không làm việc xấu là được. Bố có con thì bố hãy vui mà sống. Bố có nhà thì bố cứ ở trong căn nhà bố. Bố lao động thì bố cứ lao động, có tài sản nếu xã hội cần, bố cứ tặng cho những người bất hạnh. Không sao cả, con chấp nhận và vui vì điều đó hơn là vì con mà bố cứ phải è cổ ra làm việc chỉ mong để lại tài sản cho con»
«Tại sao bố không sống vì bố mà bố cứ phải vì con? Lúc này đây bố hãy vì bố đi. Bố làm việc ít lại, đi du lịch nhiều hơn. Đi kiểm tra sức khoẻ và hãy nghĩ rằng, nếu vì con thì bố phải khoẻ để làm bạn với con được nhiều hơn thay vì không lo cho mình và cứ phải chết vì lý do “hy sinh cho con”. Bố làm vậy con đâu có vui được?»
«Những gì của bố là của bố. Những gì của con ở phía trước, con không ngoảnh lại để trông chờ sở hữu cả cuộc đời của bố để lại đó cho con hưởng thụ. Nếu bố xem con là tài sản lớn nhất thì bố cứ vui sống với tài sản đó thay vì bố cứ phải vất vả khổ sở vì cái tài sản đó. Bố thì khổ con thì buồn. Đâu nhất thiết. Không lẽ giờ con sẽ nói với bố là con sẽ không muốn thừa kế bất cứ điều gì từ bố mặc dù con biết con sẽ phải nói điều này. Không phải vì con hay vì bố mà vì chúng ta cần được vui vẻ để sống cùng nhau»
«Cuối cùng con chỉ nói với bố, việc về hay ở tuỳ thuộc vào tương lai. Có thể con về, cũng có thể con ở lại miễn là sống ở đâu con thấy vui. Đừng vì ngày đó để tiếp tục bố lại phải quên bản thân bố vì con. Tại sao bố cứ lấy lý do “sống vì con” để làm phương châm cho cuộc sống của bố vậy? Bố con mình từng tranh cãi câu chuyện cái mặt nạ trên máy bay, rằng khi nó rơi xuống thì người cha hay người mẹ phải đeo vào cho mình trước cơ mà? Bố phải vui phải khoẻ thì mới sống lâu với con được chứ? Con muốn vui sống với bố được lâu dài và chúng ta sẽ nói những câu chuyện vui ở những ngày tiếp theo».
***
aaa
Ông bố không nghĩ rằng con mình có thể nói những điều như thế và cũng không nghĩ rằng, mọi thứ hoàn toàn không theo lập trình của ông bố cho cuộc sống của mình và cho tương lai con theo cách mà ông bố nghĩ.
Chỉ biết rằng sau đó, ông bố bắt đầu làm việc ít lại, tập thể dục nhiều hơn, đi du lịch nhiều hơn, cũng như ông rời xa những bon chen công việc mà ông sẽ phải thắng bằng mọi cách như trước kia.
***
Về phía mình, tôi hoàn toàn ủng hộ suy nghĩ của người con và tôi thấy rằng: Chúng ta đâu phải sống cho con bằng mọi giá kể cả cái việc đầy đoạ bản thân, có người thì đi tham lam giành giật cướp bóc chỉ mong «củng cố đời con», chẳng để làm gì. Như vậy chẳng củng cố gì được cả khi để lại những đứa con ăn hại, đồng loã với cha mẹ và vứt ra xã hội những rác thải sống kinh khủng. Nhất là những ông bà quan chức. 
Đúng là nghèo thì khó hạnh phúc hơn giàu và nghèo chắc chắn lỗi thuộc về chúng ta. Nhưng giàu đúng nghĩa là phải vui sống cùng người khác, đó mới là cuộc sống có giá trị!
Từ Facebook 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2024
Sống trong cuộc đời là sống trong thời gian. Thời gian có quá khứ, hiện tại và tương lai. Quá khứ đã vuột khỏi tay ta, ta không làm chủ được. Tương lai thì chưa tới, không biết sẽ ra sao, ta cũng không làm chủ được. Ta chỉ có thể sống được trong hiện tại, và làm chủ được chính giây phút hiện tại này. Cuộc đời ta thế nào, hoàn toàn tùy thuộc vào những giây phút hiện tại ấy.
28/08/2024
Rất nhiều việc lớn lao, có vẻ như vượt quá khả năng mà chúng ta phải làm cho xong. Thật ngao ngán, phải không? Nhưng với bí quyết «Chỉ nên nghĩ tới cây số trước mặt thôi» và với s kiên trì, chúng ta có thể làm được mọi sự.
01/08/2024
Nếu mọi thực tại đều chỉ có một mặt và không biến đổi, thì cái gì đúng sẽ mãi mãi là đúng. Nhưng khổ nỗi mọi thực tại đều có nhiều mặt khác nhau và thường thay đổi, lúc thế này lúc lại thế khác. Vì thế, người nhìn thấy mặt này, người nhìn thấy mặt khác: khi cùng nói về thực tại ấy, họ nói khác nhau mặc dù cả hai đều nói trung thực. Hai người cùng nói về một vật: một người nhìn thấy quả trứng tại một vị trí nhất định, hôm sau, người kia nhìn thấy cũng chính tại vị trí ấy một con gà con. Hai người nói khác nhau, vậy ai đúng?
01/08/2024
Trong cuộc đời, ai cũng muốn mình hạnh phúc. Rất nhiều người quan niệm phải có nhiều tiền, phải có nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn, v.v... mới hạnh phúc. Nhưng nếu họ còn mơ ước những gì cao hơn những gì họ đang có mà không đạt được, thì họ vẫn chẳng hạnh phúc. Trái lại, có rất nhiều người chẳng có nhiều tiền, chẳng có những thứ mà ai cũng mơ ước ấy, lại cảm thấy mình hạnh phúc. Bí quyết hay mật mã của hạnh phúc là gì?
01/08/2024
Tự ti mặc cảm là một cản trở rất lớn để ta có thể tự phát triển bản thân. Tự ti khiến ta không dám suy nghĩ độc lập, không dám dùng lương tri và lương tâm mà Thiên Chúa ghi khắc trong bản thân mình từ khi mình hiện hữu để nhận định phán đoán. Tự ti khiến mình luôn luôn cho rằng mình hèn kém hơn người khác. Tự ti không phải là khiêm nhường đích thực, mà mặt trái của nó chính là kiêu ngạo, tự tôn, vì mình vẫn quá chú trọng đến bản thân mình, mình sợ bị người khác đánh giá, trong khi người khiêm nhường đích thực thì không quá chú trọng về bản thân mình như vậy.
26/07/2024
Rất nhiều cặp vợ chồng khi mới cưới thì sống hòa thuận với nhau tương đối khá dễ dàng. Nhưng khi về già, phần nào do các hormon nội sinh kém đi khiến tình tình thay đổi khiến hai vợ chồng có nhiều điều không thuận nhau… Điều quan trọng là phải lấy lại hạnh phúc ban đầu để có thể sống hạnh phúc đến cuối cuộc đời.
24/07/2024
Trong cuộc đời, cần phân biệt giữa cái chính yếu và cái phụ thuộc, giữa mục đích và phương tiện, giữa cái quan trọng nhất và những cái ít quan trọng... để đừng bao giờ hy sinh cái chính cho cái phụ, cái quan trọng nhất cho cái ít quan trọng… Hạnh phúc hay sự hòa thuận trong gia đình quan trọng hơn tiền bạc, hơn nhà cao cửa rộng… Dừng vì quý cái phụ mà mất đi chỉ chính...
22/07/2024
Một bạn vừa sinh nhật 70 có hỏi tôi: «Khi bác 70, trong suy nghĩ bác có thay đổi gì không?» Tôi trả lời: có chứ, thay đổi chủ yếu ở 12 điều.
22/07/2024
Có một chân lý rất nghịch lý về «Cái tôi» của mỗi người: Tôi càng muốn phình to «Cái tôi» của mình, thì «Cái tôi» ấy càng kém giá trị, càng không được người khác nể trọng. Trái lại, tôi càng coi «Cái tôi» của mình nhỏ bé, thì nó càng trở nên có giá trị, và được mọi người nể trọng và khâm phục.
22/07/2024
Quan niệm về hạnh phúc mỗi tuổi mỗi khác. Tùy theo kinh nghiệm cuộc đời và sự khôn ngoan ở mỗi tuổi mà thay đổi. Điều này được diễn tả trong Thánh Kinh qua cuộc đời của Salomon.
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC