Khuyến khích người Kitô hữu ăn rau cỏ thay cho ăn thịt là đúng hay sai?
Xin mời mọi người đọc đoạn Kinh Thánh sau đây của Ngôn sứ Đaniel (Đn 1:5-17):
«5 Nhà vua dành cho chúng khẩu phần hằng ngày trong thức ăn rượu uống của nhà vua. Chúng phải được nuôi dạy ba năm, và sau thời hạn đó, phải ra mắt nhà vua. 6 Trong số các trẻ ấy có Đa-ni-en, Kha-na-ni-a, Mi-sa-ên và A-da-ri-a là những người Giu-đa. 7 Quan đứng đầu các thái giám đổi tên cho chúng: Đa-ni-en thành Bên-tơ-sát-xa, Kha-na-ni-a thành Sát-rác, Mi-sa-ên thành Mê-sác và A-da-ri-a thành A-vết Nơ-gô. 8 Phần Đa-ni-en, vì quyết tâm không để mình bị ô uế do thức ăn rượu uống của nhà vua, nên đã xin quan cho mình khỏi bị ô uế. 9 Chúa đã khiến cho Đa-ni-en được cảm tình của quan đứng đầu các thái giám. 10 Nhưng quan này nói với Đa-ni-en rằng: "Ta sợ đức vua; vua đã chỉ định đồ ăn thức uống cho các ngươi. Vua mà thấy mặt mũi các ngươi gầy ốm hơn các bạn cùng tuổi thì chính các ngươi sẽ khiến ta mang tội trước mặt vua. " 11 Đa-ni-en thưa với người được quan đứng đầu các thái giám chỉ định để trông coi Đa-ni-en, Kha-na-ni-a, Mi-sa-ên và A-da-ri-a: 12 "Xin quan cứ thử các tôi tớ của quan đây trong mười ngày: cứ cho chúng tôi ăn rau uống nước, 13 rồi quan nhìn sắc mặt chúng tôi và sắc mặt những đứa dùng thức ăn của nhà vua. Lúc đó quan thấy thế nào thì cứ xử với các tôi tớ của quan như vậy." 14 Quan chấp nhận lời các cậu ấy xin và thử trong mười ngày. 15 Hết mười ngày, quan thấy các cậu sắc mặt hồng hào, da thịt đầy đặn hơn tất cả những đứa đã dùng thức ăn của nhà vua. 16 Thế là quan giám thị cất phần thức ăn rượu uống của các cậu đi và cứ cho ăn rau. 17 Bốn cậu bé này đều được Chúa ban ơn hiểu rộng biết nhiều về tất cả chữ nghĩa và lẽ khôn ngoan. Riêng Đa-ni-en còn được hiểu biết mọi thị kiến và điềm báo mộng.»
Vua Babilon muốn nuôi 4 trẻ Do Thái để họ giúp mình về sau. Nhà vua ưu đãi 4 người này bằng cách cho họ ăn uống những đồ ăn thức uống của nhà vua, đương nhiên trong ấy có thịt và rượu. Nhưng Đaniel chỉ xin cho 4 người được ăn rau và uống nước lã thôi, vì không muốn bị ô uế vì ăn thịt và uống rượu. Như vậy, đối với ngôn sứ Đaniel, ăn rau cỏ và uống nước lã thì tốt hơn, thiện hảo hơn là ăn thịt và uống rượu.
Đaniel muốn áp dụng lời Thiên Chúa sau khi dựng nên con người và các loài thú, nhưng trước khi con người phạm tội: «29 Thiên Chúa phán: "Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi.» (St 1:29).
Nhưng tại sao sau thời ông Nô-e, thì Thiên Chúa lại cho phép con người ăn thịt thú vật? ─ Vì vào thời ông Nô-e, nhân loại đã trở nên sa đọa vì tội lỗi, nên Ngài đã dùng một cơn đại hồng thủy để tiêu diệt họ, ngoại trừ gia đình ông Nô-e (x. St 6:5-22). Thời ấy, bản tính con người đã trở nên hiểm ác hơn trước đó, họ thường giết các thú vật để ăn thịt, nên việc ăn rau cỏ không còn thích hợp với bản tính thấp hèn, yếu đuối của con người nữa. Vì thế, Thiên Chúa mới thông cảm với con người mà cho phép con người được ăn thịt thú vật, vốn được mấy cuốn sách đầu của Kinh Thánh coi là thức ăn gây ô uế, nghĩa là từ nguyên thủy con người không ăn như vậy.
Chính Đức Giêsu đã nêu lên trường hợp Thiên Chúa thông cảm với tình trạng suy thoái tâm linh của con người, nên luật Môsê đã cho phép người ta ly dị vợ vì lý do ngoại tình, chứ khởi đầu không phải được như vậy.
Xem Mt 19:3-9 => «(3) Những người Pharisêu đến gần Đức Giêsu để thử Người. Họ nói: “Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không?” (4) Người đáp: “Các ông không đọc thấy điều này sao: “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ”, (5) và Người đã phán: “Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt”. (6) Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”. (7) Họ thưa với Người: “Thế sao ông Môsê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ?” (8) Người bảo họ: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không thế đâu. (9) Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp gian dâm, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình”». Câu 7&8 nói rõ sự nhân nhượng ấy.
Xem Mt 19:3-9 => «(3) Những người Pharisêu đến gần Đức Giêsu để thử Người. Họ nói: “Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không?” (4) Người đáp: “Các ông không đọc thấy điều này sao: “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ”, (5) và Người đã phán: “Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt”. (6) Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”. (7) Họ thưa với Người: “Thế sao ông Môsê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ?” (8) Người bảo họ: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không thế đâu. (9) Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp gian dâm, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình”». Câu 7&8 nói rõ sự nhân nhượng ấy.
Như vậy, Thiên Chúa cho phép con người ăn thịt vì thông cảm với tình trạng suy thoái tâm linh của họ, chứ từ khởi thủy không phải như vậy. Có những người muốn trở nên trọn lành thánh thiện như tình trạng ban đầu của con người, như Đức Giêsu từng khuyến khích: «Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện» (Mt 5:48), nên họ chủ trương ăn rau cỏ và khuyên ai muốn nên trọn lành cũng hãy làm như vậy. Thời nguyên thủy, khi con người chưa sa ngã, Thiên Chúa khuyên con người «29 Thiên Chúa phán: "Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi. 30 Còn đối với mọi dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực.» (St 1:29-30).
Theo tinh thần của hai câu St 1:29-30 nói trên, thì trước khi con người phạm tội, cả con người lẫn mọi dã thú đều chỉ ăn cây cỏ để sống, chứ không ăn thịt lẫn nhau. Điều đó khiến cho tương quan giữa con người với nhau, giữa con người và loài thú, và giữa loài thú với nhau rất tốt đẹp, hài hòa, không có chiến tranh, không sát hại lẫn nhau. một thế giới thật tốt đẹp. Và đó cũng là hình ảnh một «Nước Trời tại thế» mà Đức Giêsu muốn thiết lập bằng việc khuyến khích mọi người yêu thương nhau: «Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em» (Ga 13:34).
Sau khi con người trở nên quá tội lỗi, Thiên Chúa đã phải dùng Đại hồng thủy để tiêu diệt toàn bộ nhân loại. Lúc ấy, giữa con người và thú vật đã thù nghịch nhau, do con người trước đó đã không còn lòng nhân đối với thú vật, đã giết hại chúng để làm thức ăn, nên chỉ khi ấy, Thiên Chúa mới thông cảm với bản tính thiếu yêu thương của con người mà cho phép con người ăn thịt loài thú:
St 9:1-4 => «1 Thiên Chúa ban phúc lành cho ông Nô-ê và các con ông, và Người phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất. 2 Mọi dã thú, mọi chim trời, mọi giống vật bò dưới đất, và mọi cá biển sẽ phải kinh hãi khiếp sợ các ngươi: chúng được trao vào tay các ngươi. 3 Mọi loài di động và có sự sống sẽ là lương thực cho các ngươi; Ta ban cho các ngươi tất cả những thứ đó, cũng như đã ban cỏ xanh tươi. 4 Tuy nhiên các ngươi không được ăn thịt với mạng sống của nó, tức là máu».
Như vậy, rõ ràng là ăn rau cỏ thay vì ăn thịt thú vật thì tốt lành hơn là ăn thịt. Như vậy đáng lẽ Giáo Hội, dù chấp nhận cho người ta ăn thịt, thì vẫn nên khuyến khích người ta nên trọn lành hơn bằng cách ủng hộ những người ăn rau cỏ thay vì ăn thịt, chứ kết án họ lạc đạo thì rõ ràng là không đúng.
Nguyễn Chính Kết
Gửi ý kiến của bạn