Tôn giáo nào tốt nhất?

10/08/202411:13 SA(Xem: 2123)
Tôn giáo nào tốt nhất?

Tôn giáo nào tốt nhất?

aaaaahttps://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0M5hGzDVyYotWEtL5JxiDMnGQFstkXsdR17ApgvwWjRSsFmJYesU7wcyBRLZVLjC2l&id=628683950541157 

Đây là một mẫu đối thoại ngắn giữa nhà Thần học người Brazil, Leonardo Boff, và Đức Đạt Lai Lạt Ma.

aaa
Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về «Tôn giáo và tự do» có Đức Đạt Lai Lạt Ma và Leonardo Boff cùng tham dự. Lúc tạm nghỉ, ông Leonardo Boff hỏi ngài, vừa tinh nghịch vừa tò mò:
«Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất? »
Ông Boff nghĩ ngài sẽ nói: «Phật giáo Tây tạng» hoặc «Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều». Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt ông Boff… Điều này làm ông Boff ngạc nhiên vì ông biết đây là một câu hỏi ranh mãnh.
Ngài trả lời:
«Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng tối cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn».
Để giấu sự bối rối trước 1 câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, ông Boff hỏi: «Cái gì làm tôi tốt hơn?» Ngài trả lời:

«Tất cả cái gì làm anh
● Biết thương cảm hơn
● Biết theo lẽ phải hơn
● Biết từ bỏ hơn
● Dịu dàng hơn
● Nhân hậu hơn
● Có trách nhiệm hơn
● Có đạo đức hơn.

Tôn giáo nào biến anh thành người như vậy
là tôn giáo tốt nhất
».

Ông Boff lặng thinh giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến những câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác của ngài.

«Anh bạn tôi ơi! Tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh! Điều thật sự quan trọng đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng và đối với thế giới. Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta. Quy luật của hành động và phản ứng không chỉ dành riêng cho vật lý… Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người:

Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành,
Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão
.

Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy.
Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta mong muốn cho người khác. Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn.»
Cuối cùng ngài nói:
«● Hãy suy tư cẩn thận vì Tư tưởng sẽ biến thành Lời nói,
● Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời nói sẽ biến thành Hành động,
● Hãy hành xử cẩn thận vì Hành động sẽ biến thành Thói quen,
● Hãy chú trọng Thói quen vì chúng hình thành Nhân cách,
● Hãy chú trọng Nhân cách vì nó hình thành Số mệnh,
«Và Số mệnh của anh sẽ là Cuộc đời của anh
»
Và «Không có Tôn Giáo nào cao trọng hơn Sự thật.»

Sưu tầm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2025(Xem: 105)
Người càng ý thức sự bất toàn của mình thì càng khiêm nhường và cố gắng hoàn thiện hơn, nên càng trở nên công chính, thánh thiện trước mặt Thiên Chúa. Trái lại, người thường tự mãn về sự đạo đức hay thánh thiện của mình, thì càng khó thấy được sự bất toàn của mình, nên ít giá trị trước mặt Thiên Chúa. Vì thế, có thể nói: Người thánh thiện thì không tự mãn, còn người tự mãn thì không bao giờ thánh thiện.
15/03/2025(Xem: 140)
Cách đây trên 2000 năm, Đức Giêsu đã chỉnh lại cách thờ phượng Thiên Chúa khác với cách thờ phượng trong Cựu Ước, vốn chuộng hình thức bên ngoài, đặt nặng không gian và thời gian. Cách mới của Đức Giêsu đặt nặng nội dung hơn hình thức, nội tâm hơn ngoại cảnh, bằng tâm hôn hơn thể chất… Chúng ta đã cập nhật cách thờ phượng của chúng ta theo cách mà Đức Giêsu đề nghị chưa?
14/03/2025(Xem: 190)
Việc Đấng Cứu Thế sinh ra đã được các ngôn sứ loan báo trong Kinh Thánh, khiến toàn dân Do Thái mong Ngài đến hàng thế kỷ. Nhưng khi Đấng Cứu Thế sinh ra tại Do Thái, các Tư tế, Kinh sư, Luật sĩ, là những người đọc, hiểu và giải thích Kinh Thánh, lại chẳng nhận ra Ngài, thậm chí còn thù nghịch với Ngài và giết Ngài. Vậy khi Ngài đến lần thứ hai như Ngài đã báo trước, trường hợp tương tự có thể xảy ra không?
10/03/2025(Xem: 380)
Chúng ta được dựng nên giống Thiên Chúa, theo hình ảnh Ngài. Hình ảnh đây chắc chắn không phải theo nghĩa vật chất, mà hoàn toàn theo nghĩa tâm linh. Chúng ta giống Thiên Chúa, nghĩa là chúng ta có thần tính. Nhưng thần tính của chúng ta được Thiên Chúa thông ban cho (x. 2Pr 1:4), nhưng nó chỉ ở dạng «mầm», nó cần được phát triển bằng nỗ lực «nên thánh» của chúng ta.
06/03/2025(Xem: 324)
Nhiều Kitô hữu coi cám dỗ như một tai họa, như một điều xấu xa… mà không ý thức được thứ cám dỗ tự nhiên xảy đến cần thiết thế nào trong đời sống tâm linh. Tuy nhiên, những cám dỗ do chính mình tìm đến lại rất có hại . Vì thế, cần phân biệt rõ rệt hai thứ cám dỗ ấy: một thứ do Chúa cho phép xảy đến, và một thứ do chính mình tìm nó, muốn nó.
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC