Tin và mê tín

12/08/20243:08 CH(Xem: 2430)
Tin và mê tín

Tin và mê tín

aaa

Tin khác với biết. Khi nói: tin một điều gì, thì đã giả thiết rằng mình chưa được thấy điều ấy, chưa chứng nghiệm được, hay chưa nhận thấy một cách minh nhiên hay rõ ràng về điều ấy, nhưng mình vẫn xác quyết điều ấy là có thật.
Vì không thấy điều ấy mà đã xác quyết điều ấy là thật, thì có hai cách:
1) Sở dĩ xác quyết điều ấy là có thật, vì đã có những lý chứng hay lập luận xác đáng để kết luận điều ấy là thật. Như vậy là tin một cách sáng suốt.
2) Cứ xác quyết điều ấy là thật mà không cần một bằng chứng hay lý luận nào cả. Như vậy là tin một cách ngu muội.
Tin, trong lãnh vực tôn giáo: đối tượng của niềm tin tôn giáo không phải là những điều, hay những chuyện xảy ra, hay là tình trạng hiện hữu trong thế giới vật lý, tâm lý, hay toán học, mà con người không kiểm chứng được.
Đối tượng của niềm tin tôn giáo là những chuyện xảy ra, hay tình trạng hiện hữu trong thế giới thần linh hay tâm linh vốn vượt khỏi khả năng kiểm chứng, thậm chí vượt khỏi kinh nghiệm, vượt khỏi khả năng quan niệm hay diễn tả của ngôn ngữ con người, nhưng với niềm tin, người ta xác quyết là có thật.
Không thể thấy, không thể chứng nghiệm hay kiểm chứng thì làm sao xác quyết được là có thật?
Hành trình để đi đến xác quyết những đối tượng trong thế giới thần linh hay tâm linh là thật, dù không kiểm chứng được, chia ra thành hai ngả: Đức tin và mê tín.
● Đức tin là tin một điều liên quan đến thần linh hay thế giới thần linh sau khi đã trải qua một hành trình (process) bằng những lý luận hợp lý về sự khả tín của điều ấy. Đối tượng của đức tin hầu như không thể chứng minh một cách rõ ràng, hiển nhiên, nhưng phải mang tính khả tín hợp lý.
● Mê tín là tin một điều liên quan đến thần linh hay thế giới thần linh mà không cần lý luận, hay lý luận không vững chắc về sự khả tín của điều ấy.
Tuy nhiên, đức tin trong tôn giáo lại chia thành hai loại:
● Đức tin đích thật là đức tin được thể hiện ra thành cuộc sống, thành hành động phù hợp với điều mình tin. Người có đức tin đích thực thì sẵn sàng trả giá cao bằng những hy sinh thật sự cho niềm tin của mình.
● Đức tin giả hiệu được thánh Giacôbê gọi là «đức tin chết» hay «đức tin không có việc làm» (Gc 2:17.26). Nhiều người tuyên xưng đức tin một cách mạnh mẽ, xác quyết, khiến họ lầm tưởng đức tin của họ rất mạnh mẽ. Nhưng khi gặp thử thách, khi đức tin đòi hỏi họ phải hành động, phải dấn thân, lúc đó họ mới nhận ra đức tin của họ rất yếu, thậm chí dường như họ chẳng hề tin mà họ cứ tưởng đức tin của họ rất vững mạnh.
Đối với hai loại đức tin trên, nhiều thần học gia phân biệt hai loại đức tin: cheap faith & expensive faith (đức tin rẻ tiền & đức tin đắt giá). Đức tin mà Kinh thánh đòi hỏi để được cứu rỗi là thứ đích thật, thứ đắt giá chứ không phải thứ giả hiệu hay rẻ tiền.
Sưu tầm


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2025(Xem: 25)
Đức Giêsu từng nói: «Anh em xét đoán (người khác) thế nào, Thiên Chúa cũng sẽ xét đoán anh em như vậy. Anh em đong (cho người khác) bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ dùng chính đấu ấy để đong lại cho anh em» (Mt 7:2). Vậy, ta đừng dại gì mà xét đoán người khác?
18/03/2025(Xem: 89)
Câu chuyện dụ ngôn «Người con hoang đàng» hay «Người Cha nhân hậu» trong đó thánh Luca đã trình bày hết ý mình: Thiên Chúa là Tình Yêu, Ngài yêu thương tất cả con cái mình không phân biệt người anh trung tín hay người em đi hoang. Vở kịch này này đã kết thúc bằng sự kiện hai anh em đã thông cảm với nhau khi người anh đã nhận ra người em đã thay đổi, chỉ có mình vẫn là người thiếu tình thương hơn cả.
18/03/2025(Xem: 150)
Mùa Chay, là mùa dẫn chúng ta đến gần với Tuần Thánh, chúng ta nên hướng về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, về cao điểm của hành trình thương khó là cái chết của Ngài trên thập giá. Mùa Chay này, ta nên trực tiếp lắng nghe những lời Chúa nói trên thập giá, vì đó là những lời cuối cùng của Chúa, nó rất cô đọng và là những lời trối trăng của Ngài cho chúng ta.
16/03/2025(Xem: 237)
Người càng ý thức sự bất toàn của mình thì càng khiêm nhường và cố gắng hoàn thiện hơn, nên càng trở nên công chính, thánh thiện trước mặt Thiên Chúa. Trái lại, người thường tự mãn về sự đạo đức hay thánh thiện của mình, thì càng khó thấy được sự bất toàn của mình, nên ít giá trị trước mặt Thiên Chúa. Vì thế, có thể nói: Người thánh thiện thì không tự mãn, còn người tự mãn thì không bao giờ thánh thiện.
15/03/2025(Xem: 215)
Cách đây trên 2000 năm, Đức Giêsu đã chỉnh lại cách thờ phượng Thiên Chúa khác với cách thờ phượng trong Cựu Ước, vốn chuộng hình thức bên ngoài, đặt nặng không gian và thời gian. Cách mới của Đức Giêsu đặt nặng nội dung hơn hình thức, nội tâm hơn ngoại cảnh, bằng tâm hôn hơn thể chất… Chúng ta đã cập nhật cách thờ phượng của chúng ta theo cách mà Đức Giêsu đề nghị chưa?
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC