Tại sao tham gia Phong trào Giáo dân lúc này?

22/10/20247:32 CH(Xem: 147)
Tại sao tham gia Phong trào Giáo dân lúc này?

Tại sao tham gia Phong trào Giáo dân lúc này?

aaa

I. Lịch Sử quá trình dấn thân của người Công Giáo giữa xã hội

đây chúng tôi chỉ giới hạn quá trình dấn thân từ khi GHVN chính thức có hàng giáo phẩm với Giám mục tiên khởi là Giám mục Nguyễn Bá Tòng.[1] Và Giáo Hội bắt đầu dấn thân vào xã hội với Giám mục Lê Hữu Từ. Giám mục giáo phận Phát Diệm.[2]

[1] Phan, Huon P. The History of the Catholic Church in Viet Nam, Tome 1. Long Beach, CA: Cuu The Tung Thu, 2000, 867.
[2] Ibid, 876.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945 khi Việt Minh (Việt Minh) là tiền thân của CSVN cướp chính quyền từ chính phủ hợp pháp Thủ Tướng Trần Trọng Kim thì Pháp đã trả độc lập cho VN Ngày 11-3-1945. Cũng trong tháng 9 năm 1945, quân đội viễn chinh Pháp đã trở lại Đông Dương. Đức Cha Lê Hữu Từ đã nhìn ra sự lừa đảo và dã tâm của Việt Minh (tiền thân của thể chế CSVN sau này): Việt Minh đã hô hào các đảng phái và các tổ chức yêu nước cùng nhau kháng Pháp và thành lập Việt Nam Đồng Minh Hội. Từ sự thỏa hiệp này, Việt Minh đã gài gián điệp nằm vùng trong các tổ chức rồi thông báo cho Pháp tiêu diệt hết các thế lực khác kể cả tôn giáo. Vì để có quyền lực, chúng tiêu diệt mọi tổ chức và cũng không ngần ngại bán tất cả để làm nô lệ cho Nga -Tàu [như lời tự thú của Lê Duẫn: «Đánh Pháp-Mỹ là đánh cho Nga cho Tàu» . Và vì chủ nghĩa tam vô (vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo), Việt Minh vì thế đã chĩa mũi dùi vào người Công Giáo (theo chúng thì người Công Giáo chính là nội gián cho Pháp).
Để tránh một cuộc tàn sát người Công Giáo như các vua chúa nhà ‘Nguyễn’ đã giết người Công Giáo, Đức cha Lê Hữu Từ một mặt đã liên lạc với quân đội Pháp để có khí giới và thành lập đội Dân Quân Tự Vệ đặt cha Hoàng Quỳnh làm chỉ huy trưởng. Mặt khác ngài cũng liên lạc với Hồ Chí Minh và nhận làm cố vấn cho Hồ Chí Minh. Vì biết CSVN sẽ tiêu diệt dân tộc VN để dâng lên Nga Tàu nên ngài đã vận động Giáo Hội Công Giáo (Rome), Hoa Kỳ và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đưa người Công Giáo vào Miền Nam đất tự do. Khi vào Miền Nam thể theo đường lối thống nhất một quân đội của TT Diệm, đoàn dân quân tự vệ đã sát nhập vào quân đội như quân đội của Cao Đài và Hòa Hảo. Tuy nhiên vẫn thành lập Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam, sau này cha Hoàng Quỳnh đã thành lập ra Hội Đồng Liên Tôn đầu tiên ở Miền Nam Việt Nam.
Với tinh thần không đội trời chung với Cộng Sản của người Công Giáo, TT Diệm đã thiết lập các làng định cư của người di cư vào các địa thế vành đai chiến lược như là một phòng tuyến kiên cố bảo vệ an ninh cho Miền Nam. Các làng định cư này vừa dùng để khai khẩn đất hoang, vừa là những lũy tre chiến lược an ninh của Miền Nam. Phòng tuyến làng của người di cư thật hiệu lực vì CS không thể gài gián điệp nằm vùng. Lúc còn nhỏ, chúng tôi đã được cha mẹ nói về CS và cách xâm nhập của CS, nên cho dù CS dùng các tên bán ve chai vào làng thám thính đều bị chúng tôi theo dõi và tường trình. Do vậy trong các làng di cư, CS không thể biết được trong làng có súng hoặc lựu đạn để tự vệ. Cũng trong sách lược này, TT Diệm đã cho xây dựng Ấp Chiến Lược.
Biến cố 1 -11-1963, bọn phản tướng đã lật đổ và giết TT Diệm, đồng thời Dương Văn Minh đã ra lệnh hủy bỏ ấp chiến lược. Người Công Giáo lại bắt đầu rơi vào tình trạng bị ngờ vực là tôi thần của chính phủ của TT Diệm, nên đã bị liệt vào sổ đen và bị đe dọa. Nhìn thấy nguy cơ cố tình gán ghép vô lối của bọn tướng lãnh phản loạn thay triều đổi chủ như thay áo, mặt khác bọn CS nằm vùng cũng giật giây khối Phật Giáo quá khích cố tình chia rẽ tôn giáo để thừa cơ nước đục thả câu, Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, lúc đó là Giám mục Giáo phận Nha Trang, đã thành lập phong trào Công Lý và Hòa Bình (PTCLHB). Phong trào được sự hưởng ứng nhiệt liệt của giới trí thức, quan chức hành chánh, sĩ quan quân đội và cả giới giáo sĩ trẻ. Phải công nhận PTCLHB phát triển rất nhanh và uy tín trong GHCG từ thập niên 60-70. Có thể vì hai lý do. Thứ nhất người thành lập phong trào là một Giám mục trẻ vừa uyên bác, vừa có tài đức hơn người, lại có tầm nhìn xa về vận mệnh giáo hội và dân tộc. Thứ hai các thành viên gia nhập phong trào đa số là thành viên của các khóa Cursillo, một phong trào đạo đức mới như là một đoàn thể Công Giáo Tiến hành. Tinh thần của Phong trào Cursillo được dựa trên tinh thần của thánh I-nhã dòng Tên (Jesuit) nó vừa mới mẻ, vừa hợp với giới trí thức thời bấy giờ.
Lúc còn là sinh viên tôi cũng rất tò mò và muốn tìm hiểu về PTCLHB này nhưng rất tiếc tôi lại ở Saigon, mà phong trào khi phát triển tới giáo phận Saigon thì bị khựng lại, không thể phát triển trong giáo phận này. Phỏng chừng vị Giám mục của giáo phận này là Đức TGM Nguyễn Văn Bình sợ ảnh hưởng liên quan đến chính trị và cố TT Ngô Đình Diệm chăng? Nhiều người nhận định rằng Đức Tổng Bình thì tốt lành, nhưng không có nhiều sáng kiến cũng như viễn kiến của một một vị lãnh đạo mà dân tộc mong đợi. Có lẽ vì vậy mà gần đến ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã ngay lập tức điều Đức cha Thuận về làm Phó Tổng Giám Mục Saigon với quyền kế vị. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, Huỳnh Công Minh, một Linh mục CS-30 (theo CS vào những ngày gần mất nước) đã tụ tập đám lâu la biểu tình đuổi Đức Khâm Sứ của Tòa thánh tại Việt Nam ra khỏi VN, tẩy chay và bắt Đức TGM Phó Nguyễn Văn Thuận, sau đó đã dẫn lối chỉ đường và cùng đi với CS ép các giáo phận và dòng tu hiến các tài sản cho CS. Một tên vô lại Việt gian như thế mà Đức Tổng Bình lại đặt lên làm Tổng Đại Diện của giáo phận Saigon, thực tình không hiểu nổi.
Ngay sau khi đi tỵ nạn CS tại các nước, người Công Giáo đã quy tụ thành các cộng đồng đức tin. Các Giám mục trong các giáo phận tại Hoa Kỳ cũng như các nước khác đã bổ nhiệm các Linh mục Việt Nam cùng chạy theo đoàn người tỵ nạn CS trông coi các cộng đồng này. Ngày 24 tháng 7 năm 1980 tại Los Altos, California, một đại hội của người Công Giáo được tổ chức tại giáo phận San Jose. Đại hội đã bầu cha Nguyễn Văn Tịnh làm chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Hoa Kỳ. Liên đoàn gồm hai thành phần: giáo sĩ và giáo dân. Trên danh nghĩa, chủ tịch liên đoàn là giáo sĩ đặc trách giáo sĩ, và phó chủ tịch là giáo dân đặc trách giáo dân. Nhưng trên thực tế thì giáo dân hầu như chỉ có tiếng chứ chẳng có vai trò gì trong liên đoàn.
Những năm từ 1976 tới 1985, những sinh hoạt của Liên Đoàn có vẻ ồn ào và nóng bỏng, vì các Linh mục Việt Nam vẫn giữ nguyên mục vụ cho người Việt như còn ở VN, chưa cập nhật hóa mục vụ cho người Việt tại Hoa Kỳ. Kèm theo đó CS cũng tung gián điệp theo đoàn người tị nạn len lỏi vào các cộng đồng của người Việt nhằm chia rẽ đánh phá. Vì thế có rất nhiều chuyện xung đột lộn xộn xảy ra trong các cộng đồng. Do vậy, vai trò của giáo dân trong Liên Đoàn đã lu mờ thì lại lu mờ hơn. Cho tới nay thì Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ chỉ còn là cái tên trong hoài niệm mà thôi.
Những chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II vòng quanh thế giới đóng một vai trò rất quan trọng trong việc vãn hồi hòa bình cho thế giới và phát triển Giáo Hội. Uy tín và hiệu ứng của GHCG dưới thời của Đức Gioan-Phaolô II là một thời vàng son của Giáo Hội. Cũng chính nhờ những uy tín và hiệu ứng này Đức Gioan-Phaolô II đã làm cho khối CS Đông Âu phải sụp đổ. Từ những chuyến tông du này Đức Gioan-Phaolô II đã thấy cộng đồng đức tin của người VN mọc lên như nấm trong các nước tự do trên thế giới. Để phát  triển những cộng đồng đức tin của người Việt, ngài đã ngỏ ý với Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn là chủ tịch HĐGMVN để tổ chức phong thánh cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong HĐGMVN cả hai miền Nam và Bắc dưới sự thống trị của CS không thể làm gì khác hơn, vì khi Tòa thánh ngỏ ý phong thánh cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam thì CS không đồng ý. Vì vậy Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn đã trao việc tổ chức phong thánh cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam cho Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ phụ trách do số người Công Giáo và Linh mục Việt đã có quy củ và đông nhất trên thế giới. Liên đoàn đã cử một Linh mục trong liên đoàn đứng ra gây quỹ cho việc tổ chức này nhưng không thành công. Vào năm 1977 các Linh mục bề trên các dòng tu VN họp tại New Orleans, tiểu bang Louisiana, đã bầu Linh mục Việt Anh làm chủ tịch Ủy ban Phong thánh cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Việc phong thánh đã diễn ra tại giáo đô Roma ngày 19 tháng 6 năm 1988 thật tốt đẹp.
Ngay sau biến cố phong thánh này Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ đã tổ chức ăn mừng tại giáo phận Orange, California, là nơi có đông người Công Giáo nhất. Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nhân dịp này đã bổ nhiệm Đức Ông Mai Thanh Lương làm Giám Đốc Mục Vụ cho người Việt tại Hoa Kỳ (sau này ngài là Giám mục phụ tá tại Giáo phận Orange , CA). Tại Rome Đức Ông Philipphê Trần Văn Hoài cũng được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám Đốc Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ cho người Việt trên thế giới. Cả hai tổ chức này đều chăm sóc việc mục vụ cho người VN nhưng lại chẳng ăn nhập gì với nhau hay nói cho đúng hơn là mạnh ai nấy làm.
Năm 1991, tôi được Đức Ông Mai Thanh Lương mời làm phụ tá giám đốc cho ngài. Sau những chuyến mục vụ thăm nhiều cộng đoàn và giáo xứ ở Hoa Kỳ tôi nhận thấy cần có sự hợp nhất mục vụ cho người VN ở Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới. Vì vậy tôi đã đề nghị với Đức Ông Lương làm việc hợp nhất này. Đức Ông Lương đã cử tôi làm sứ giả thay ngài làm việc nối kết. Ngày 7 tháng 10 năm 1992, Đức Ông Hoài đã công bố thành lập Phong Trào Giáo Dân. Do việc nối kết này Đức Ông Hoài đã có dịp phát triển Phong trào Giáo dân ở Hoa Kỳ.
 
II. Nhận Định
a. Giai đoạn 1: Giáo Sĩ kêu gọi và lãnh đạo.
Nhìn chung GHCG với một con số giáo sĩ dấn thân vào xã hội thật khiêm nhường và chỉ dấn thân vì có sự đe dọa nguy hiểm gần kề phải tìm cách tự vệ để sinh tồn trong xã hội. Mặc dầu người Công Giáo rất yêu nước, nhưng lại bị phần đa số các giáo sĩ không hoan nghênh hoặc khích lệ người Công Giáo tham gia vào các sinh hoạt của xã hội, đặc biệt trong lãnh vực chính trị. Hàng giáo phẩm Giáo Hội Công giáo Việt Nam hầu như bàng quan, nếu không nói là dửng dưng và phó thác cho đất nước cho chính quyền. Từ khi tôi có trí khôn tới giờ, tôi chưa thấy hoặc nghe Giáo Hội Công giáo Việt Nam lên tiếng cho một bất công nào trong xã hội, cũng như chưa thấy Giáo Hội Công giáo Việt Nam ra một thông tư nào hướng dẫn giáo dân liên hệ đến sự tồn vong của đất nước. Giáo Hội Công giáo Việt Nam kể từ khi thành lập cho tới nay vẫn chủ trương: «Cái gì của Caesar trả cho Caesar, cái gì của Thiên Chúa thì trả cho Thiên Chúa» (Luke 20, 25).
Chỉ có một số nhỏ cá nhân giáo sĩ lên tiếng thì lại bị lên án phạt vạ, bị cô lập hoặc đình chỉ mục vụ của giáo sĩ đó do áp lực từ phía nhà cầm quyền. Trong khi đó, các giáo sĩ quốc doanh không những đã tham gia làm đại biểu quốc hội, nhiều khi còn có vợ con đầy đàn trái với giáo luật (Canon 285, 3 và 287, 2) thì lại được coi trọng và đặt làm hạt trưởng, thành viên tư vấn quan trọng, hay ngay cả chức vị tổng đại diện trong giáo phận. Vì vậy, có cả trăm giáo sĩ quốc doanh thi nhau tạo nhiều quan hệ với nhà cầm quyền theo kiểu tốt đạo đẹp đời để vừa có thần quyền và thế quyền. Giáo dân hầu như thụ động không có tiếng nói trong Giáo hội, và cũng chẳng dám có ý kiến gì. Vả lại theo văn hóa cổ truyền thì giáo dân luôn kính trọng hàng giáo sĩ.
 
b. Giai đoạn 2: Giáo sĩ và Giáo dân đồng hành.
Ngày nay giáo dân đã trưởng thành và nhiều giáo dân còn có kiến thức hơn cả các giáo sĩ. Đặc biệt về những vấn đề chuyên môn như khoa học, chính trị, xã hội, nhân văn, tâm lý, vv… Giáo dân có nhiều tư duy, tuy nhiên đa số vẫn lắng nghe giáo sĩ vì giáo sĩ sống đời sống tâm linh, tu thân, xác tín... nên giáo dân vẫn tin vào giáo sĩ hơn các lãnh đạo khác. Đối với giáo dân ngày nay, giáo sĩ cũng nhận sự trưởng thành về đức tin của giáo dân là điều đáng mừng, đồng thời giáo sĩ cũng tôn trọng giáo dân vì kiến thức và phẩm giá con người. Từ cách xưng hô cho tới cách giao tiếp cũng mang nhiều màu sắc tôn trọng giáo dân hơn. Tuy nhiên việc giáo sĩ khuyến khích và yểm trợ giáo dân vào các lãnh vực xã hội thì rất hiếm. Vì hầu hết giáo dân chỉ được khuyên răn hãy tìm kiếm nước trời chứ không tìm kiếm gì trên thế gian này (tức là chuẩn bị cho chuyến ra đi về bên kia thế giới.)
 
Tại Sao Giáo Dân Cần Tham Gia Phong trào Giáo dân:
Vì người giáo dân là người Công Giáo và là người Việt Nam.
a) Là người Công Giáo (Christian): là người sống Tin Mừng Chúa Kitô và đem Tin Mừng cho người nghèo khó: «Các con hãy đi rao giảng và làm phép rửa nhân danh Cha, Con và Thánh Thần» . Đây cũng là một ví dụ để những người tị nạn Công Giáo thể hiện trong hành trình đức tin của họ khi vác thập giá (đau khổ) như Chúa Giêsu đã nói: "Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá của mình và theo Ta" (Mc 8:34), nghĩa là những thập giá mà họ mang trong cuộc sống của mình không phải là những thập giá của sự bất hạnh hay xui xẻo hoặc hình phạt từ Thiên Chúa. Tuy nhiên, những thập giá này có thể là liều thuốc đắng cần thiết để chữa lành bệnh tật (Thomas Aquinas).[3] Đối với những người tị nạn Công giáo Việt Nam, cái giá của đau khổ mà họ đã trải qua cuối cùng là một phước lành và sự chào đón nồng nhiệt trong thế giới tự do mới.

[3] Eleonore Stump, “Aquinas on the Sufferings of Job,” in Reasoned Faith: Essays in Philosophical Theology in Honor of Norman Kretzman, ed. Daniel Howard-Snyder (Ithaca, NY: Cornell University Press, 1993), 334.

Phaolô coi đau khổ là sự tiếp nối kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Đối với kế hoạch cứu độ này, những đau khổ đối với ngài là những gian khổ và đau khổ phải chịu đựng nhưng vẫn mang lại niềm vui, vì biết rằng những đau khổ của ngài là vì «anh em» và ngài đang «bù đắp những gì còn thiếu trong những đau khổ của Đức Kitô» (Cl 1:24). Phaolô vẫn trung thành tuyệt đối với Thiên Chúa bất kể khó khăn về kinh tế, đói khát, trần truồng, mất danh dự hay thậm chí là tù đày. Ngài thúc giục mọi người hãy kiên định và đấu tranh cho Công lý của Thiên Chúa, chứ không phải công lý của đế quốc. Khi Chúa Kitô chịu đau khổ vì chúng ta, Phaolô sẵn sàng chịu đau khổ vì thân thể của Người, tức Giáo hội, để loan báo Tin Mừng. Phaolô không bao giờ than phiền với Thiên Chúa khi đối mặt với mọi đau khổ của mình; thay vào đó, Phaolô vui mừng trong đau khổ của mình vì Thân thể của Thiên Chúa, tức Giáo Hội (Cl 1:24).
Đức Gioan-Phaolô II nói rõ rằng đau khổ không phải được hình thành như một hình phạt cho những lỗi lầm của con người; giống như ông Job, một người công chính, không phải do lỗi của mình, đã bị thử thách bởi vô số đau khổ. Theo Đức Gioan-Phaolô II, chiều kích cá nhân duy nhất của hình phạt là tạo ra khả năng xây dựng lại lòng tốt ở người đau khổ. Điều này có nghĩa là đau khổ phải phục vụ cho sự hoán cải, xây dựng lại lòng tốt của cá nhân. Do đó, đau khổ chứa đựng lời kêu gọi đặc biệt đến một đức tính mà chúng ta phải thực hành. Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II cảm thấy rằng loại hoạt động «Người Samari nhân hậu» tự nguyện này có thể được gọi là công tác xã hội, rằng «mỗi cá nhân phải cảm thấy như được kêu gọi đích thân làm chứng cho tình yêu trong đau khổ» .[4]

[4] John Paul II, On the Christian Meaning of Human Suffering (Salvifici doloris), an Apostolic Letter, February 11, 1984 (Washington, DC: U.S. Catholic Conference, 1984).

a) Là người Công Giáo sống giữa xã hội họ cần có những nguyên tắc căn bản như kim chỉ nam giúp họ và nâng đỡ người khác như việc tôn trọng nhân vị và phẩm giá con người vì họ cũng là con người được tạo dựng như là hình ảnh của Thiên Chúa. Sống và làm cho mọi người cùng hiểu biết và thực hành công ích vì công ích, công bằng vì chân lý, luôn yêu thương, hỗ trợ, tôn trọng và trân trọng nhau. Do công ích và công lý luôn bị quyền lực thế gian bóp méo thành những ích lợi riêng tư. Đứng trước những bất công, người Công Giáo cần dấn thân lên tiếng cho những công ích và công bằng cho xã hội.[5] Văn hào Nga Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn đã nói «Khi thấy thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên và nói nó nói láo. Nếu không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo . Nếu không có can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác» [6]

[5] Theo HTXHCG, PTGD, 2023, USA, Chapter 4, 72-90.
[6] Nobel lauréat /laureate

b) Là người Việt Nam: Ở đây cần phân biệt người Việt Quốc Gia và Việt Cộng. CSVN là Việt Cộng, chúng là bọn Cộng Sản Phúc Kiến thuộc Trung Cộng; chúng dùng và hiến thân dưới ngọn cờ Phúc Kiến. Việt Cộng không có tổ quốc, không có gia đình, và cũng không có tôn giáo; chúng là bọn vô phúc. Vì vậy, Việt Cộng không có gì liên hệ đến dân tộc và đất nước VN. Nhưng chúng lại rất to miệng hô hào yêu nước, yêu tổ quốc, yêu quê hương và dân tộc VN, tẩy chay và chống ngoại lai nhưng chúng lại muốn làm nô lệ cho Nga Tàu; đúng là «không nói láo không phải là CS»

Cha Nguyễn Hữu Lễ từng nói: «Trước khi làm Linh Mục, tôi là người Việt Nam» [7]  Người Việt nam ở đây muốn nói đến là người Việt Quốc Gia. Người Việt Quốc Gia thì gắn bó với dân tộc và đất nước, có tổ quốc, tôn giáo và gia đình. Dân tộc và tổ quốc của chúng ta đang bị bọn Việt Cộng (người Tàu lai Phúc Kiến) cướp; đồng bào của chúng ta đang bị dày xéo cưỡng bức khổ nhục và nô lệ cho một chủ thuyết CS phi nhân. Tôn giáo bị đàn áp, nhân phẩm con người bị chà đạp, tự do bị cưỡng đoạt. Là người Việt Quốc Gia chúng ta có bổn phận, trách nhiệm, và sứ mạng tranh đấu và lên tiếng trước những bất công này. Người Công Giáo không thể chỉ loanh quanh lẩn quẩn trong giáo hội mà quên lãng trách nhiệm và sứ mạng đối với quốc gia và dân tộc (gà què đánh tịn cối xay.) Người Công Giáo không những mạnh dạn làm chính trị hẳn hoi, đồng nghĩa với việc trừ gian diệt bạo và phò trợ các vị yêu nước thương dân mang lại cho đất nước được tự do dân chủ và thịnh vượng. Người Công Giáo là người có niềm tin hơn hẳn bọn vô thần CS nên chúng ta tin vào Thiên Chúa, thực hành đức tin trong việc bác ái và cầu nguyện nhưng chúng ta không ỷ lại mà quên điều Chúa dạy trong dụ ngôn «Nén Bạc» , nên cần «Try the best, God gives the rest».

[7] Lời LM Nguyễn hữu Lễ chia sẻ tâm tình với đồng hương tại Houston ngày 27 tháng 9 năm 2024.

Hiện nay có rất nhiều anh chị em Công Giáo đang dấn thân vào các công tác của xã hội và chính trị nhưng những anh chị em này nhiều khi chỉ chiến đấu bươi chải một mình. Vì vậy, họ nên liên kết với nhau trong cùng một Phong trào Giáo dân có nền tảng chủ thuyết XHCG. Như thế sẽ giúp họ không đi lạc lối thay vì phát huy quốc gia và dân tộc thì lại chui vào cái rọ «vinh thân phì gia» , không màng gì đến người khác. Khi liên kết với nhau họ có cùng kim chỉ nam và có sức mạnh để hoàn thành những trách nhiệm và sứ mạng được trao phó đồng thời sẽ không bị CS bẻ gãy.

Houston, ngày 18 tháng 10 năm 2024.

Linh mục Bùi Phong

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2024(Xem: 293)
Trước tình trạng bất công, áp bức, tội ác tràn lan trong xã hội mà tôi không cảm thấy phẫn nộ đối với những kẻ gây nên tình trạng ấy thì... tôi là hạng người gì? Thấy anh em của mình bị kẻ có quyền hiếp đáp mà tôi không can thiệp hay lên tiếng bênh vực, thì... tôi là loại người gì? Tôi có phải là người theo Đức Giêsu không?
19/08/2024(Xem: 384)
Khi thấy trước mắt đồng bào mình bị áp bức, xã hội đầy bất công, nhân quyền bị chà đạp, Giáo Hội bị hạn chế tự do tôn giáo, thì lương tâm và tình yêu Kitô giáo thúc đẩy người Công giáo, nhất là hàng giáo sĩ, phải làm một cái gì. Nhưng làm theo đòi hỏi của tình yêu và lương tâm trong trường hợp này thì ít nhiều gì cũng liên quan đến chính trị. Trong hàng ngũ người Công giáo, có dư luận nói rằng người công giáo – nhất là giới giáo sĩ – không được làm chính trị. Dư luận này khiến lương tâm của nhiều người bị xung đột giữa một đằng là đòi hỏi của tình yêu, đằng khác là luật của Giáo Hội. Có thật là luật Giáo Hội cấm người Công giáo, nhất là các tu sĩ, không được làm chính trị không? Thiết tưởng cần phải làm rõ luồng dư luận ấy có đúng không.
22/07/2024(Xem: 1399)
Con người có nhu cầu về tâm linh, tinh thần và cả thể chất. Quan tâm đến những nhu cầu thể chất là bước đầu tiên để biểu lộ tình yêu thương của mình đến những người mà mình muốn đem Chúa đến với họ. Biểu lộ tình yêu thương của mình là điều kiện quan trọng để người khác quan tâm đến sứ điệp mà ta muốn nói với họ.
16/07/2024(Xem: 641)
Trong một chế độ độc tài, có rất nhiều người phục vụ cho chế độ ấy, không phải vì họ đồng ý hay ủng hộ chế độ ấy, mà vì sống dưới quyền lực của chế độ, họ bất đắc dĩ phải tuân hành những mệnh lệnh trái với lương tri và lương tâm họ. Họ không đủ cao thượng hay đủ can đảm và tính bất khuất để bất tuân hay chống lại những mệnh lệnh bất nhân của chế độ. Họ cũng phải vì nồi cơm, vì sự sống, vì sự an toàn của gia đình họ, mà họ phải chấp nhận sống trái ngược với lương tâm của họ. Họ đáng thương nhiều hơn đáng kết án.
15/07/2024(Xem: 1583)
Hiện nay, rất nhiều Kitô hữu hiểu không đúng về Đức Vâng Phục. Họ hiểu lầm rằng hễ bề trên bảo gì hay ra lệnh gì thì cứ làm theo, mà không hề xét xem lệnh đó có hợp với thánh ý Thiên Chúa hay không. Họ không biết rằng mục đích của Đức Vâng Phục là thánh ý của Thiên Chúa được thực hiện, chứ không phải là ý của bất kỳ một ai khác, cho dù là ý muốn của bề trên.
18/08/2017(Xem: 12420)
GM Nguyễn Thái Hợp. Trích vnqvn.blogspot.de Trong bối cảnh toàn cầu hoá và kinh tế tự do hiện nay, nguyên tắc bổ trợ đang trở thành một quan niệm thời thượng và thực sự đã đóng góp
05/01/2017(Xem: 14247)
Dân Chủ cho Việt Nam trong khung cảnh văn hoá hôm nay Nguyễn Đăng Trúc. Trong bối cảnh xã hội của Việt Nam hôm nay chúng ta chứng kiến một số hiện tượng nghịch thường: Các định chế
26/05/2016(Xem: 11632)
Đọc Thông điệp Bản dịch của Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoai LAUDATO SI – CHUC TUNG THIEN CHUA
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC