Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại

30/08/202410:14 CH(Xem: 80)
Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại

Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại

Logo

Đại cương về việc hình thành
Có hai yếu tố chính dẫn đến việc hình thành Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại (viết tắt là PTGD), nhằm tạo môi trường cho một số tín hữu Công giáo Việt Nam hải ngoại dấn thân cho Quê Hương và Hội Thánh Công Giáo Việt Nam.
Thứ nhất là biến cố tôn phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam vào ngày 19/6/1988. Sau biến cố rất ý nghĩa này một ngày, một số trí thức trẻ ở Âu Châu đã cùng với Đức Ông Philippe Trần Văn Hoài gặp nhau để chia sẻ những suy tư về những khát vọng của mình.
Thứ hai là giữa lúc mọi người chưa biết nên bắt đầu từ đâu, thì vào ngày lễ Thánh Gia Thất năm 1988, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II cho phổ biến Tông Huấn «Christi Fideles Laici» (= Người Tín Hữu Giáo Dân). Đây phải chăng là ý Chúa? Tông Huấn này là kết tụ kinh nghiệm bản thân của vị Giáo Hoàng đầy nghị lực và thánh thiện đã ứng xử trong bối cảnh chính trị trên quê hương thân yêu của ngài. Như nắm bắt được chiếc phao giữa dòng nước cuốn, Đức Ông Hoài đã lập tức chuyển ngữ tài liệu này sang tiếng Việt, và gửi gần 800 ấn bản tới các linh mục tu sĩ Việt Nam hải ngoại, nhưng dư âm vọng lại rất khiêm tốn! Chính tài liệu này đã được nhiều giáo dân hân hoan đón nhận, nhất là sau khi Phong trào Cursillo giáo phận Orange ở California xuất bản, và nhóm Đường Sống cho phát hành rộng rãi: nó đã trở thành tài liệu học tập cho nhiều nhóm giáo dân vào những năm 1989, 1990.
Từ đó, một luồng gió mới đầy phấn khởi và một viễn cảnh bắt đầu nhen nhúm. Nhiều nơi như Paris, Houston, Orange, San Jose, San Diego, Washington DC, v.v… xuất hiện những nhóm giáo dân được tổ chức, mong đóng góp khả năng cho Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam.
Từ đó, Đức Ông Hoài và nhóm vận động đã đến nhiều nơi để thu thập ý kiến và bắt đầu phác họa mô hình cho một phong trào tương lai.
Từ giữa năm 1990, Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ cho người Việt Nam Hải Ngoại đã đưa kế hoạch vận động cho một biến cố mang ý nghĩa đại kết, đó là tổ chức Ngày Cầu Nguyện Hòa Bình Cho Việt Nam của đại diện các tôn giáo chính tại Việt Nam ở hải ngoại. Sáng kiến này đã được Tòa Thánh Vatican chấp thuận và chủ động đứng mời đại diện các tôn giáo của Việt Nam tới Vatican cùng tham dự lễ cầu nguyện. Buổi hội thảo và cầu nguyện đã diễn ra trong những ngày 5-7/10/1992. Kết thúc biến cố này là một Hội Đồng Liên TônPhong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại ra đời, đúng ngày lễ kính Đức Mẹ Mân Côi, mùng 7/10/1992. Đó là ngày khai sinh chính thức của PTGD.
Trước sự chứng kiến của Thánh Bộ Truyền Giáo, Bộ Ngoại Giao, Hội Đồng Giáo Hoàng Về Giáo DânHội Đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Công Lý Và Hòa Bình cùng với khoảng 50 thành viên Ban Vận Động từ nhiều nơi trên thế giới quy tụ lại, Đức ông Trần Văn Hoài, Giám Đốc Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại đã long trọng công bố thành lập một tổ chức có tên là Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, và giới thiệu Ban Thường Vụ Lâm Thời với mọi người. Ban Thường Vụ Lâm Thời gồm 7 người có thời gian 1 năm để soạn thảo các văn kiện căn bản.

Một số điều nên biết
1. Pháp lý theo Giáo Luật:
PTGD được thành lập dựa vào các điều khoản thuộc phần II, quyển I, thiên V của Bộ Giáo Luật hiện hành. PTGD là một Hiệp Hội Tư trực thuộc thẩm quyền của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Giáo Dân (Pontifical Council for Laity), để phân biệt với Hiệp Hội Công do phẩm trật trong Hội Thánh thành lập như Giám Mục Giáo Phận, Hội Đồng Giám Mục Quốc Gia, hay Tòa Thánh Vatican.

2. Tư cách pháp lý xã hội:
PTGD đã đăng ký tại Tòa Án Pháp Quốc năm 1993, khi Văn phòng Chính đặt tại đó. Từ năm 2001, Văn phòng chính chuyển sang Hoa Kỳ, và Phong Trào đã đăng ký tại
California với danh số 2289291. Năm 2002, Sở Thuế Liên Bang Hoa Kỳ chính thức thừa nhận PTGD là một tổ chức bất vụ lợi, theo khoản 501c (3) luật thuế Liên Bang, với danh số 82-0567658.

3. Mục tiêu hoạt động:
PTGD là một phong trào cán bộ, hoạt động tông đồ chuyên biệt, lấy Học Thuyết Xã Hội Công Giáo làm nền tảng, và giới hạn trong 4 lĩnh vực: 1) Tôn giáo: Cổ võ tinh thần đại kết của Hội Thánh, chủ trương đối thoại tôn giáo dẫn đến sự thông cảm và hợp tác trong các sinh hoạt có ích chung với tinh thần tương kính và bình đẳng. 2) Văn hóa: Cổ võ và phát triển văn hóa tình thương, văn hóa sự sống, qua những bộ môn liên hệ bằng các phương tiện khả thi. 3) Xã hội: Quảng diễn, cổ võ và áp dụng Học Thuyết Xã Hội Công giáo trong các môi trường sinh hoạt. Áp dụng tinh thần xã hội trong tổ chức của Phong trào. Và 4) Chính trị: Gây ý thức trách nhiệm và dấn thân chính trị trong tư cách công dân dựa vào Giáo Huấn của Hội Thánh. Chuẩn bị cho những đoàn viên có năng khiếu và đạo đức tham gia vào các hoạt động chính trị nhằm xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

4. Sứ mạng:
PTGD nghiên cứu sâu rộng, quảng diễn, phổ biến và đẩy mạnh Học Thuyết Xã Hội Công Giáo trong các sinh hoạt. Các đoàn viên phải là chứng nhân tích cực trong các môi trường văn hóa, xã hội và chính trị, vì khi con người được cải thiện thì xã hội cũng được cải thiện.

5. Tổ chức và điều hành:
PTGD có Thủ Bản để hướng dẫn tư tưởng đoàn viên, có Hiến Chương làm nền tảng xây dựng tổ chức, và Nội Quy để điều hành sinh hoạt hàng ngày. Phong trào được điều hành bởi một Ban Thường Vụ gồm 9 đến 12 thành viên được Đại Hội bầu mỗi 4 năm một lần. Ban Thường Vụ cử một Điều Hợp Viên điều hành sinh hoạt phong trào. Các thành viên khác có trách nhiệm về những phần vụ chuyên môn. Phong trào lấy tinh thần nhóm nhỏ làm nền tảng sinh hoạt, mỗi nhóm gọi là Phong Trào Cơ Sở. Các Phong Trào Cơ Sở ở địa phương liên lạc trực tiếp với Ban Thường Vụ, không quan cơ cấu trung gian nào. Phương cách sinh hoạt tại các Phong Trào Cơ Sở và điều kiện trở thành đoàn viên được ấn định trong Nội Quy của Phong Trào.

6. Linh Đạo:
Vì là một phong trào trong Hội Thánh Công Giáo, nên việc đào tạo Đời Sống Tâm Linh là ưu tiên hàng đầu trong việc huấn luyện đoàn viên. Đây là một Phong Trào Cán Bộ, nên tinh thần dấn thân phục vụ phải theo đúng Linh Đạo Giáo Dân, phải là muối, men và ánh sáng giữa trần thế. Hơn nữa, thăng tiến đời sống tâm linh cho chính mình chưa đủ, đoàn viên còn phải trau dồi kiến thức để đồng hành với Hội Thánh, và giúp người khác đồng hành với mình trong tinh thần «phục vụ và làm tôi anh em». Thực hành Linh Đạo được ghi rõ trong Nội Quy của Phong Trào.

7. Sinh hoạt:
Trung bình cứ mỗi 4 năm, Phong Trào có đại hội một lần. Ngoài Đại Hội thành lập đầu tiên năm 1992, Phong Trào đã có Đại Hội trong năm 1993 tại Pháp, 1997 tại Boston, 2001 tại Brussels (Bỉ), 2005 tại Orange (California), 2010 tại Boston, v.v… và 2 lần cuối cùng là năm 2013 tại Houston và 2017 tại Boston (Hoa Kỳ).
Ban Thường Vụ và các Phong Trào Cơ Sở sinh hoạt thường xuyên qua hệ thống viễn liên. Ngoài ra, Phong Trào còn có một bản tin điện tử nội bộ hàng tháng, và một trang web làm nơi trao đổi tin tức, học hỏi, và phổ biến những tài liệu liên hệ đến phong trào.
Ngoài những kỳ Đại Hội, Phong Trào còn có các Khóa Đào Tạo để huấn luyện đoàn viên, các cuộc tĩnh tâm, hội thảo, được tổ chức tại các địa phương tùy theo nhu cầu. Có hơn 400 đoàn viên đã được huấn luyện qua các khóa đào tạo, nhưng con số còn hoạt động hiện nay là khoảng 200. Phong trào còn có các sinh hoạt ngoại vi như Nguyễn Trường Tộ Foudation tại Hoa Kỳ. Sinh hoạt này quy tụ các thành phần trí thức trẻ, và đã thực hiện được 5 trại hè, mỗi lần quy tụ trên 100 bạn trẻ, hầu hết đã tốt nghiệp đại học. Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn Trường Tộ tại Âu châu đã tổ chức các tuần lễ xã hội, đại học hè, ấn hành Tập San Định HướngĐịnh Hướng Tùng Thư. Đó là những đóng góp văn hóa nhằm cung ứng kiến thức cao cho đoàn viên và thân hữu.
PTGD thường xuyên khởi xướng hay hợp tác với những Hội Đoàn có chung mục đích để vận động, tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam. Đặc biệt từ năm 2010, PTGD đã thiết lập Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền nhằm vinh danh và khích lệ các cá nhân hay tổ chức có công đóng góp cho Tự Do Tôn Giáo thật sự ở Việt Nam. Giải thưởng đầu tiên năm 2010 với hiện kim 5000 Mỹ Kim đã được trao cho Tu Viện và Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà.
Nhằm phổ biến Văn Hoá Dân Tộc và Giáo Huấn của Giáo Hội, PTGD đã dịch, trước tác và xuất bản cho tới nay khoảng 50 đầu sách. Chẳng hạn như tập tài liệu «Thảm Sát Mậu Thân 1968», những tác phẩm nổi tiếng của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, như cuốn «Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng», 11 công trình gồm sách và Tông thư của Giáo Hoàng Benedict 16 như quyển «Muối Cho Đời», quyển «Thiên Chúa và Trần Thế» và quyển «Đức tin Kitô giáo», v.v…

8. Viễn ảnh:
Ngoài việc phát triển đoàn viên và các sinh hoạt trong lịch trình công tác ngắn và dài hạn tại hải ngoại, Phong Trào đang chuẩn bị hướng hoạt động về Việt
Nam trong hai lĩnh vực cụ thể là giáo dục và xã hội.
Phong Trào rất mong đón nhận những ý kiến xây dựng, những sự hợp tác, và tha thiết mời gọi những tín hữu Công Giáo có chung thao thức về Giáo Hội và Dân Tộc tham gia sinh hoạt với PTGD.
Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc trực tiếp với Ban Thường Vụ theo địa chỉ:
Phong trào Giáo dân
P. O. Box: 2641, Fallbrook, CA 92088, USA
Phone: +49-821-455-0609 và +1-858-337-7049

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2024
Một số hình ảnh về việc Thành hình và Sinh hoạt của Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại
22/07/2024
Đạo Chúa, với tinh thần tự chế, vị tha, hướng thượng, là đạo làm người. Làm người quả là khó. Làm người tử tế lại càng khó hơn. Nhưng muốn làm người thì phải thế thôi.
11/05/2024
Phong Trào Giáo Dân Hải Ngoại trân trọng kính mời quý anh chị đoàn viên Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại đến tham dự Thánh Lễ Giỗ lần thứ 36 Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền và Lễ trao Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền 2024 cho Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, 1538 Century Blvd Santa Ana, CA 92703 vào chiều ngày Thứ Bảy, 8 tháng 6 năm 2024.
09/05/2024
Sau khi xem xét, tìm hiểu và so sánh các hồ sơ đề cử, Ban Thường Vụ PTGDVNHN đã quyết định chọn Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam (HĐLTVN) để vinh danh và trao Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền Năm 2024.
06/05/2024
Nhân loại thời Cựu Ước giống như một trẻ em. Luật Môsê được áp dụng cho nhân loại thời ấy… Nhưng đến thời Đức Giêsu, nhân loại đã trưởng thành hơn thành một thiếu niên… Đức Giêsu đến để nâng cấp đời sống tâm linh của con người lên với tinh thần mới, lề luật mới…. Chắc chắn về mặt tâm linh, con người cũng phải tiến bộ và cũng phải có những luật lệ thích hợp cho sự tiến bộ ấy.
06/05/2024
Câu chuyện bắt đầu từ Phi-luật-tân (Phi), với giám mục Julito Cortes. Giám Mục yêu cầu Vatican cho biết cụ thể về việc người công giáo có thể vào Hội Tam Điểm hay không? Số là hiện nay tín hữu công giáo ở Phi tham gia Tam Điểm gia tăng một cách đáng ngại.
03/05/2024
Thư Hiệp Thông với Dòng Chúa Cứu Thế & Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội của Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, HTCGVN ngày 28.4.2024, qua Thông báo Khẩn Cấp ngày 27.4.2024 của LM Giuse Nguyễn Văn Hội, Bề trên Tu Viện DCCT Hà Nội, Chánh xứ Giáo xứ Thái Hà, TGP Hà Nội & LM Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong DCCT Hà Nội.
18/08/2017
HIẾN CHƯƠNG THÀNH LẬP PHONG TRÀO GIÁO DÂN VIỆT NAM HẢI NGOẠI DANH HIỆU, MỤC ĐÍCH VÀ TRỤ SỞ Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại là một tổ chức tự nguyện, quy tụ những giáo dân
01/06/2017
01-08-2012 Ban Thường Vụ Phong Trào kính gửi: Quí anh chị đoàn viên Thưa quí anh chị, Tháng 10 năm 2012 đánh dấu 20 năm Phong Trào Giáo Dân VNHN ra đời, đây là cơ hội tốt để chúng ta
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC