Chúng ta hiểu thế nào về Đức Giê-su Phục Sinh?

14/04/201712:54 SA(Xem: 10248)
Chúng ta hiểu thế nào về Đức Giê-su Phục Sinh?
Sau đây là bài thuyết trình, tóm tắt chương 9 cuốn sách Joseph Ratzinger/Biển-đức XVI: “Đức Giêsu ở Nadarét”. Tập II. Ai muốn đầy đủ chi tiết hơn, đọc phần trích toàn chương.

 Tại sao Phục Sinh là trọng điểm phải tin trong Đạo?

„Nếu như đức Kitô không được Thiên Chúa đánh thức dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và đức tin của anh em cũng vô nghĩa. Và rồi chúng tôi hoá ra là những chứng nhân giả của Thiên Chúa, bởi vì chúng tôi đã mâu thuẫn với Thiên Chúa khi làm chứng rằng, Thiên Chúa đã đánh thức đức Kitô dậy“ (1 Cr 15,14t).

Với những lời đó, thánh Phaolô đã nhấn mạnh cho chúng ta thấy niềm tin vào cuộc phục sinh của đức Giêsu Kitô mang tầm quan trọng dường nào trong toàn bộ thông điệp kitô giáo: Nó là trung tâm của đức tin của Kitô giáo. Niềm tin kitô giáo đứng vững hay sụp đổ đều tuỳ thuộc vào biến cố sống lại này.

Chỉ khi đức Giêsu sống lại, lúc đó Người mới thực sự là Thiên Chúa. Nếu không, thì cũng như những nhân vật lập Đạo khác không hơn không kém: Khổng, Phật, Môhamét… Chỉ khi Người sống lại thì Người mới có khả năng làm thay đổi thế giới và đổi mới hoàn cảnh con người. Lúc đó, Người mới là mẫu mực cho chúng ta tin tưởng phó thác.

Việc Đức Giêsu sống lại có chứng cứ gì không?

Các Tin Mừng kể nhiều chuyện việc Chúa Kitô sống lại và hiện ra (Gi 20 ; 21 Lc 24, 13-33. Mc 16. Mt 28).. Được thánh Phaolô tóm gọn như sau:

 

„3 Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như
lời Kinh Thánh,

4 và Người đã được mai táng.

Và ngày thứ ba Người đã được đánh thức dậy,
đúng theo lới Kinh Thánh.

5 Và Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với
nhóm Mười hai,

6 Sau đó hiện ra với hơn năm trăm anh em một
lượt; trong số ấy phần đông hiện nay còn sống.

7 Tiếp đó hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả
các tông đồ.

8 Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, một kẻ
bất ngờ, một kẻ „sinh non“ (1 Cr 15,3-8).

 

Ở đây, có sự khác nhau về tiểu tiết trong các câu truyện kể.

Có hai lối hành văn trong Tin Mừng.

Một lối đựơc gọi là Truyền thống TIN, mà đoạn thư trên đây của Phaolô là một điển hình. Truyền thống Tin chủ yếu cô đọng lại trong những công thức ngắn gọn ghi lại những điều cơ bản của sự kiện. Chúng nói lên căn cước – tức niềm tin – kitô giáo, mang tính trói buộc có khi phải theo từng chữ cho toàn thể mọi kitô hữu. Truyền thống tin chỉ nhắc đến các nhân chứng đàn ông, trong khi truyền thống kể đặt phụ nữ vào một vai trò quyết định, phải nói là ưu tiên hơn đàn ông. Sở dĩ như vậy là vì luật pháp do-thái chỉ cho phép đàn ông làm chứng trước toà mà thôi, còn chứng đàn bà bị coi là không đáng cậy

Trong khi đó truyền thống KỂ (truyện kể) về những cuộc hiện ra của Đấng phục sinh thay đổi tuỳ theo truyền thống địa phương của Giêrusalem và Galilê. Chúng không mang tính trói buộc phải tin trong từng chi tiết như nơi truyển thống Tin, dù rằng chúng đã được đưa vào Tin Mừng và được coi như là chúng cứ có giá trị, giúp cho đức tin có được dáng dấp và nội dung. Các điều khoản tín lí nơi truyền thống Tin xuất phát và hình thành nên từ các truyện kể. Các điều khoản này là phần hạt nhân cô đọng của các truyện kể và đồng thời lại dẫn chúng ta tới các truyện kể.

Đức Kitô sống lại như thế nào?

Nếu phục sinh chỉ có nghĩa là phép lạ của một xác chết được hồi sinh, thì rốt cuộc nó cũng chẳng liên can gì tới ta. Một biến cố hồi sinh như thế sẽ chẳng tạo ra đổi thay nào cho thế giới và cho cuộc sống chúng ta. Đó cũng không khác gì chuyện sống lại của anh Ladarô. Và sau một thời gian, anh rồi cũng đã phải chết mãi mãi.

Các chứng tá tân ước cho thấy rõ ràng, việc sống lại của đức Giêsu là đi vào một sự sống hoàn toàn mới; sự sống này không còn bị lệ thuộc vào định luật tử sinh, song vượt ra ngoài định luật đó – một sự sống mở ra một chiều kích làm người mới

Đức Giêsu không trở lại cuộc sống phàm nhân bình thường trong thế giới này, như Ladarô và những kẻ chết khác được Người đánh thức dậy trước đây. Nhưng Người bước vào một cuộc sống mới khác – bước vào chiều kích của Thiên Chúa, và từ chiều kích đó, Người hiện ra với các môn đồ của mình.

Chiều kích làm người mới mà Đức Kitô mở ra như thế nào ? Ta sẽ thấy qua câu truyện Emmaus của Luca (24, 13-28).

Tóm lại

Sau đây là những tính chất cá biệt của việc sống lại của đức Kitô:

– Đức Giêsu không trở lại với đời sống sinh học thường tình, để rồi một ngày nào đó lại phải chết theo các định luật sinh học.

– Đức Giêsu không phải là ma („hồn“). Nghĩa là Người không thuộc vào thế giới kẻ chết, nhưng một cách nào đó Người vẫn có thể hiện diện trong thế giới người sống.

– Các cuộc gặp gỡ với Đấng phục sinh cũng không phải là những kinh nghiệm thần bí, qua đó tinh thần con người trong phút chốc vượt ra khỏi mình để cảm nhận được thế giới thần linh và vĩnh cửu, và sau đó lại trở về với tình trạng thường tình của con người. Kinh nghiệm thần bí là một sự phá rào không gian trong phút chốc của tâm hồn và của khả năng cảm nhận của tâm hồn. Nó không phải là một gặp gỡ với một người từ bên ngoài đến với mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Nkm 8,2-4a.5-6.8-10: (9) Tổng trấn Nêhêmi, thầy tế lễ Exơra tuyên bố: «Hôm nay là một ngày thánh dành cho Thượng Đế Hằng Hữu». • 1Cr 12,12-30: (13) Tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể, và đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. (27) Vậy anh em chính là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận. • TIN MỪNG: Lc 4,14-21
19/01/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 62,1-5: (2) Rồi muôn dân sẽ được chiêm ngưỡng đức công chính của ngươi, mọi đế vương sẽ được ngắm nhìn vinh quang ngươi tỏ rạng. Người ta sẽ gọi ngươi bằng tên mới, chính là tên miệng Đức Chúa đặt cho. • 1Cr 12,4-11: (4) Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. (5) Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. (6) Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. (7) Thần khí tỏ ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung (…). (11) Chính Thần Khí duy nhất ấy đã làm tất cả những điều đó, và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tùy theo ý của Người. • TIN MỪNG: Ga 2,1-11
12/01/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 40,1-5.9-11: (11) Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt. • Tt 2,11-14; 3,4-7: (5) Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới. (6) Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ chúng ta. • TIN MỪNG: Lc 3,15-16.21-22
06/01/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 60,1-6: (3) Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước. (4) Đưa mắt nhìn tứ phía mà xem, tất cả đều tập hợp, kéo đến với ngươi: con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm bên hông. • Ep 3,2-3a.5-6: (5) Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết mầu nhiệm này, nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người. (6) Mầu nhiệm đó là: trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa. • TIN MỪNG: Mt 2,1-12
22/12/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 9,1-6: (5) Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hoà bình. • Tt 2,11-14: (11) Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. (12) Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này. • TIN MỪNG: Lc 2,1-14
14/12/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Xp 3,14-18a: (17) Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi, Người là Vị cứu tinh, là Đấng anh hùng. Vì ngươi, Chúa sẽ vui mừng hoan hỷ, sẽ lấy tình thương của Người mà đổi mới ngươi. • Pl 4,4-7: (4) Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! (5) Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. • TIN MỪNG: Lc 3,10-18
10/12/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Br 5,1-9: (7) Thiên Chúa đã ra lệnh phải bạt thấp núi cao và gò nổng có tự lâu đời, phải lấp đầy thung lũng cho mặt đất phẳng phiu, để Ítraen tiến bước an toàn dưới ánh vinh quang của Thiên Chúa. • Pl 1,4-6.8-11: (9) Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, (10) để nhận ra cái gì là tốt hơn. Tôi cũng xin cho anh em được nên tinh tuyền và không làm gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Kitô quang lâm. • TIN MỪNG: Lc 3,1-6
03/12/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Gr 33,14-16?: (16) Trong những ngày ấy, Giuđa sẽ được cứu thoát, Giêrusalem sẽ an cư lạc nghiệp. Đây là tên người ta sẽ đặt cho thành: «Đức Chúa là-sự-công-chính-của-chúng-ta!» • 1Tx 3,12-4,2: (12) Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết, cũng như tình thương của chúng tôi đối với anh em vậy. • TIN MỪNG: Lc 21,25-28,34-36
26/11/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Đn 7,13-14: (13) Trong những thị kiến ban đêm, tôi mải nhìn thì kìa: có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành và được dẫn đưa tới trình diện. (14) Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong. • Kh 1,5-8: (7) Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người. Đúng thế! Amen! (8) Đức Chúa là Thiên Chúa phán: «Ta là Anpha và Ômêga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng». • TIN MỪNG: Ga 18,33b-37
05/11/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Đnl 6,2-6: (2) Anh em cũng như con cháu anh em hãy kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mọi ngày trong suốt cuộc đời, tuân giữ tất cả những chỉ thị và mệnh lệnh của Người mà tôi truyền cho anh em, thì anh em sẽ được sống lâu. • Dt 7,23-28: (27) Đức Giêsu không như các vị thượng tế khác: mỗi ngày họ phải dâng lễ tế hy sinh, trước là để đền tội của mình, sau là để đền thay cho dân; phần Người, Người đã dâng chính mình, và chỉ dâng một lần là đủ. • TIN MỪNG: Mc 12,28b-34
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC