Chúng ta hiểu thế nào về Đức Giê-su Phục Sinh?

14/04/201712:54 SA(Xem: 10283)
Chúng ta hiểu thế nào về Đức Giê-su Phục Sinh?
Sau đây là bài thuyết trình, tóm tắt chương 9 cuốn sách Joseph Ratzinger/Biển-đức XVI: “Đức Giêsu ở Nadarét”. Tập II. Ai muốn đầy đủ chi tiết hơn, đọc phần trích toàn chương.

 Tại sao Phục Sinh là trọng điểm phải tin trong Đạo?

„Nếu như đức Kitô không được Thiên Chúa đánh thức dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và đức tin của anh em cũng vô nghĩa. Và rồi chúng tôi hoá ra là những chứng nhân giả của Thiên Chúa, bởi vì chúng tôi đã mâu thuẫn với Thiên Chúa khi làm chứng rằng, Thiên Chúa đã đánh thức đức Kitô dậy“ (1 Cr 15,14t).

Với những lời đó, thánh Phaolô đã nhấn mạnh cho chúng ta thấy niềm tin vào cuộc phục sinh của đức Giêsu Kitô mang tầm quan trọng dường nào trong toàn bộ thông điệp kitô giáo: Nó là trung tâm của đức tin của Kitô giáo. Niềm tin kitô giáo đứng vững hay sụp đổ đều tuỳ thuộc vào biến cố sống lại này.

Chỉ khi đức Giêsu sống lại, lúc đó Người mới thực sự là Thiên Chúa. Nếu không, thì cũng như những nhân vật lập Đạo khác không hơn không kém: Khổng, Phật, Môhamét… Chỉ khi Người sống lại thì Người mới có khả năng làm thay đổi thế giới và đổi mới hoàn cảnh con người. Lúc đó, Người mới là mẫu mực cho chúng ta tin tưởng phó thác.

Việc Đức Giêsu sống lại có chứng cứ gì không?

Các Tin Mừng kể nhiều chuyện việc Chúa Kitô sống lại và hiện ra (Gi 20 ; 21 Lc 24, 13-33. Mc 16. Mt 28).. Được thánh Phaolô tóm gọn như sau:

 

„3 Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như
lời Kinh Thánh,

4 và Người đã được mai táng.

Và ngày thứ ba Người đã được đánh thức dậy,
đúng theo lới Kinh Thánh.

5 Và Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với
nhóm Mười hai,

6 Sau đó hiện ra với hơn năm trăm anh em một
lượt; trong số ấy phần đông hiện nay còn sống.

7 Tiếp đó hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả
các tông đồ.

8 Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, một kẻ
bất ngờ, một kẻ „sinh non“ (1 Cr 15,3-8).

 

Ở đây, có sự khác nhau về tiểu tiết trong các câu truyện kể.

Có hai lối hành văn trong Tin Mừng.

Một lối đựơc gọi là Truyền thống TIN, mà đoạn thư trên đây của Phaolô là một điển hình. Truyền thống Tin chủ yếu cô đọng lại trong những công thức ngắn gọn ghi lại những điều cơ bản của sự kiện. Chúng nói lên căn cước – tức niềm tin – kitô giáo, mang tính trói buộc có khi phải theo từng chữ cho toàn thể mọi kitô hữu. Truyền thống tin chỉ nhắc đến các nhân chứng đàn ông, trong khi truyền thống kể đặt phụ nữ vào một vai trò quyết định, phải nói là ưu tiên hơn đàn ông. Sở dĩ như vậy là vì luật pháp do-thái chỉ cho phép đàn ông làm chứng trước toà mà thôi, còn chứng đàn bà bị coi là không đáng cậy

Trong khi đó truyền thống KỂ (truyện kể) về những cuộc hiện ra của Đấng phục sinh thay đổi tuỳ theo truyền thống địa phương của Giêrusalem và Galilê. Chúng không mang tính trói buộc phải tin trong từng chi tiết như nơi truyển thống Tin, dù rằng chúng đã được đưa vào Tin Mừng và được coi như là chúng cứ có giá trị, giúp cho đức tin có được dáng dấp và nội dung. Các điều khoản tín lí nơi truyền thống Tin xuất phát và hình thành nên từ các truyện kể. Các điều khoản này là phần hạt nhân cô đọng của các truyện kể và đồng thời lại dẫn chúng ta tới các truyện kể.

Đức Kitô sống lại như thế nào?

Nếu phục sinh chỉ có nghĩa là phép lạ của một xác chết được hồi sinh, thì rốt cuộc nó cũng chẳng liên can gì tới ta. Một biến cố hồi sinh như thế sẽ chẳng tạo ra đổi thay nào cho thế giới và cho cuộc sống chúng ta. Đó cũng không khác gì chuyện sống lại của anh Ladarô. Và sau một thời gian, anh rồi cũng đã phải chết mãi mãi.

Các chứng tá tân ước cho thấy rõ ràng, việc sống lại của đức Giêsu là đi vào một sự sống hoàn toàn mới; sự sống này không còn bị lệ thuộc vào định luật tử sinh, song vượt ra ngoài định luật đó – một sự sống mở ra một chiều kích làm người mới

Đức Giêsu không trở lại cuộc sống phàm nhân bình thường trong thế giới này, như Ladarô và những kẻ chết khác được Người đánh thức dậy trước đây. Nhưng Người bước vào một cuộc sống mới khác – bước vào chiều kích của Thiên Chúa, và từ chiều kích đó, Người hiện ra với các môn đồ của mình.

Chiều kích làm người mới mà Đức Kitô mở ra như thế nào ? Ta sẽ thấy qua câu truyện Emmaus của Luca (24, 13-28).

Tóm lại

Sau đây là những tính chất cá biệt của việc sống lại của đức Kitô:

– Đức Giêsu không trở lại với đời sống sinh học thường tình, để rồi một ngày nào đó lại phải chết theo các định luật sinh học.

– Đức Giêsu không phải là ma („hồn“). Nghĩa là Người không thuộc vào thế giới kẻ chết, nhưng một cách nào đó Người vẫn có thể hiện diện trong thế giới người sống.

– Các cuộc gặp gỡ với Đấng phục sinh cũng không phải là những kinh nghiệm thần bí, qua đó tinh thần con người trong phút chốc vượt ra khỏi mình để cảm nhận được thế giới thần linh và vĩnh cửu, và sau đó lại trở về với tình trạng thường tình của con người. Kinh nghiệm thần bí là một sự phá rào không gian trong phút chốc của tâm hồn và của khả năng cảm nhận của tâm hồn. Nó không phải là một gặp gỡ với một người từ bên ngoài đến với mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 49,1-6: (1b) Đức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. (2) Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, đã giấu tôi dưới bàn tay của Người. • Cv 13,22-26: (24) Để dọn đường cho Đức Giêsu, ông Gioan đã rao giảng kêu gọi toàn dân Ítraen chịu phép rửa tỏ lòng sám hối. (25) Khi sắp hoàn thành sứ mệnh, ông Gioan đã tuyên bố : «Tôi không phải là Đấng mà anh em tưởng đâu, nhưng kìa Đấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dép cho Người».
20/04/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 4,8-12: (12) Dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại để chúng ta nhờ vào danh đó mà được cứu độ. • 1Ga 3,1-2: (2) Khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy. • TIN MỪNG: Ga 10,11-18
16/04/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 3,13-15.17-19: (15) Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết : về điều này, chúng tôi xin làm chứng. • Ga 2,1-5a: (3) Căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người. (4) Ai nói rằng mình biết Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy. (5) Còn hễ ai giữ lời Người dạy, nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo • TIN MỪNG: Lc 24,35-48
08/04/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 4,32-35: (33) Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng. • 1Ga 5,1-6: (4) Điều làm cho chúng ta thắng được thế gian, đó là lòng tin của chúng ta. Nguồn mạch đức tin (5) Ai là kẻ thắng được thế gian, nếu không phải là người tin rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa? • TIN MỪNG: Ga 20,19-31
30/03/2018
• Cv 10,34a.37-43: (40) Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, (41) không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại. • Cl 3,1-4: (1) Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa, (2) […] chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. (3) Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa. • TIN MỪNG: Ga 20,1-9
21/03/2018
Sự xuất hiện tông huấn „Amoris Laetitia“ của giáo tông Phan-sinh đã tạo nên nhiều tranh luận giữa những người công giáo. Tổng giám mục Donald Wuerl thuộc tổng giáo phận Washington giờ đây đã có được một lối áp dụng giáo huấn của tông thư, mà không gây ra những lời qua tiếng lại trong công luận.
17/03/2018
• Gr 31,31-34: (33) Đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Ítraen: Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. • Dt 5,7-9: (8) Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; (9) và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người.
09/03/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • 2Sb 36,14-16.19-23: (15) Đức Chúa, Thiên Chúa của tổ tiên họ vẫn không ngừng sai sứ giả của Người đến cảnh cáo họ, vì Người hằng thương xót dân và thánh điện của Người. • Ep 2,4-10: (8) Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa; (9) cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hãnh diện.
28/02/2018
(5 tháng Giêng Kỷ Dậu, 1789) -Vua Quang Trung đã áp dụng chiến thuật gì để chiến thắng trận Ngọc Hồi: dùng những bó rơm cuốn tròn lăn đi trước hay dùng những tấm ván để đỡ đạn? -Tại sao Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên (quyển 30) và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (quyển 27) ghi chép khác nhau? -Sử nhà Thanh và sử nhà Nguyễn: bên nào chính xác hơn?
24/02/2018
1. Hai khuynh hướng tâm lý 2. Hai thứ tình yêu
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC