Được phép hay không được phép?

05/01/201712:57 SA(Xem: 9845)
Được phép hay không được phép?

Được phép hay không được phép rước lễ?

 

 

Giáo Hội vẫn loay hoay với chuyện làm sao hiểu đúng đắn „Amoris Laetitia“, đặc biệt sau khi lá thư của bốn hồng i (Burke, Brandmüller, Cafarra và Meisner) gởi tới giáo tông Phan-sinh được phổ biến. Bên chống bên ủng hộ vẫn lời qua tiếng lại mạnh mẽ.

 

Vatican, ngày 22.07.2016

Thomas Jansen (KNA- Thông Tấn Xã Công Giáo)

 

 

Thông điệp „Amoris Laetitia“ đã được phổ biến hơn một trăm ngày rồi. Nhưng cuộc tranh luận về nó, như ta thấy qua tài liệu về Hôn Nhân và Gia Đình đầu tháng tư vừa rồi, vẫn tiếp tục không giảm. Kể từ thông điệp „Humana Vitae“ năm 1968 của giáo tông Phao-lô VI cấm ngừa thai nhân tạo, đây là thông điệp thứ hai gây tranh cãi sôi nổi trong Giáo Hội.

Làn sóng dâng cao, đến nỗi báo „Osservatore Romano“ thứ tư vừa rồi đã phải lên tiếng đòi buộc sự phục tùng của những kẻ phê bình. Đấy là điều lạ lùng, cũng lạ lùng bất thường như lá thư mới đây do 45 nhà thần học gởi cho đoàn hồng i. Họ yêu cầu: Các hồng i hãy can thiệp với Giáo Tông để sửa lại „những điểm sai lầm“ trong tông thư. Đây là một vấn nạn mà các linh mục có thể phải đối diện hàng ngày: Những người li dị tái hôn có được phép rước lễ không, và nếu có, thì trong điều kiện nào?

Quan điểm của hai phía khác nhau đến cỡ nào, ta sẽ thấy qua hai thí dụ trong các tuần qua. Tổng Giám Mục của Philadelphia, Charles Josef Chaput, ra văn thư khuyên những đôi li dị tái hôn trong giáo phận mình: muốn rước lễ, vợ chồng phải sống với nhau như là „anh em“. Nhà giáo luật đã về hưu ở Münster, Klaus Lüdicke, trái lại bảo rằng, với „Amoris Laetitia“ giáo tông Phan-sinh muốn để cho lương tâm của những đôi tái hôn đó tự quyết định về việc rước lễ của mình.

 

Phiền phức xuất phát từ một ghi chú

 

Hòn đá hích cho cuộc tranh luận là câu ghi chú số 351. Câu này viết rằng, những người li dị tái hôn, „trong một vài trường hợp“ cũng có thể có quyền nhận „sự trợ giúp của bí tích“. Đây là chỗ duy nhất trong „Amoris Laetitia“ nói tới việc rước lễ của những người li dị tái hôn.

Nhiều người coi đây có thể được hiểu, ít nhất về mặt ngôn từ, là một điểm mới: Theo đó từ nay các đôi li dị tái hôn, nếu muốn rước lễ, không buộc phải sống khiết tịnh tình dục trong hôn nhân thứ hai của mình, như giáo huấn cho tới nay vẫn buộc.

Hồng i người í Carlo Cafarra, người thuộc phía chỉ trích, lí luận rằng, ta không thể xoá giáo huấn truyền thừa của Giáo Hội đơn giản bằng một câu chú thích. Theo vị này, nếu Giáo Tông muốn bỏ, thì Giáo Tông phải nói thẳng ra rõ ràng. Làm như kia chỉ gây thêm khó hiểu. Trong trường hợp không rõ ràng, cũng theo Cafarra, thì ta phải lấy truyền thống vẫn có của Giáo Hội làm kim chỉ nam trong việc giải thích tài liệu của Giáo Tông. Hồng i người đức Walter Brandmüller cũng đồng í với quan điểm này.

Hồng i tổng giáo phận Wien (Áo) Christoph Schönborn có cái nhìn ngược lại. Theo ông, giáo huấn hiện có của Giáo Hội cũng phải được đọc theo ánh sáng của „Amoris Laetitia“. Đồng thời ông xác nhận, qua tông thư này giáo tông Phan-sinh cho một số trường hợp li dị tái hôn cá biệt được phép rước lễ. Nhưng hồng i Schönborn không nói tới những điều kiện cho phép nào.

 

Giám Mục giáo phận Passau (Đức) đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho các linh mục mình

 

Ở Đức, cho tới nay, chưa có cuộc tranh luận công khai nào về điểm này. Hội Đồng Giám Mục Đức chưa bàn nghị xong về những hệ quả của „Amoris Laetitia“ đối với các cặp li dị tái hôn. [HĐGM Đức cho biết, sẽ có một thư chung về vấn đề này; song chưa biết bao giờ thư chung mới ra được. Người dịch]. Giám Mục giáo phận Passau đã đưa ra „Những Đường Hướng“ hướng dẫn tạm thời cho giáo phận mình, trong đó vẫn chưa cho phép những người li dị tái hôn được rước lễ; cần phải chờ quy định chung của Hội Đồng Giám Mục đã.

Theo quan điểm của giám mục giáo phận Osnabrück Franz-Josef Bode, tông thư mở ra „cho những con đường cá biệt, cho những quyết định tuỳ từng trường hợp và cho những chọn lựa của linh mục sau khi đã trao đổi với (những) người trong cuộc“. Chủ tịch HĐGM Đức, hồng i Reinhard Marx, và đa số các giám mục đều cũng như Bode cho rằng, giáo tông Phan-sinh đã lấy tình thương xót để tăng cường thêm cho các giáo huấn hiện hành – và Giáo Hội rồi đây cũng phải hành động dựa trên tình thương xót, kể cả trong chuyện liên quan tới việc rước lễ đối với những người li dị tái hôn.

Trước câu hỏi, có phải tông thư chứa đựng những „đổi mới cụ thể“ trong việc cho những người li dị tái hôn rước lễ không, chính giáo tông Phan-sinh đã trả lời: „Tôi có thể nói là ‚có‘ và chấm hết. Nhưng đây có lẽ là câu hỏi quá vắn gọn.“ Ngài bảo, nên đọc bài viết của hồng i Schönborn về ‚Amoris Laetitia‘. Điểm đặc biệt là người canh giữ tín lí cao nhất, hồng i Gerhard Ludwig Müller, bộ trưởng Bộ Đức Tin, cho đến nay vẫn im lặng. [Hồng i Müller đã lên tiếng, và ngài bảo rằng ‚Amoris Laetitia‘ cũng nằm trong đường hướng giáo huấn của Giáo Hội. Người dịch].

 

Lời giải thích của vị thân tín của Giáo Tông

 

Giờ đây „Osservatore Romano” sử dụng chiến thuật đẩy Rocco Buttiglione vào cuộc chiến, Buttliglione là đảng viên Đảng Dân Chủ Ki-tô Giáo của Í, nguyên là Bộ Trưởng đặc trách Âu Châu Vụ và là người cầm cờ tiên phong cho giáo tông Gio-an Phao-lô II. Trong một bài báo, Buttiglione cáo buộc những kẻ chỉ trích chỉ muốn ôm chặt lấy những giả thuyết và lối suy nghĩ của mình mà thôi và không chịu mở lòng ra cho cái mới vốn đã được nói tới trong Kinh Thánh.

Rốt cuộc chỉ còn câu hỏi: Tại sao giáo tông Phan-sinh lại dấu một điểm quan trọng như thế vào trong một lời ghi chú? Giáo Tông trả lời, khi được hỏi câu đó: „Tôi chẳng còn nhớ tới câu ghi chú ấy nữa.“ Có lẽ lời giải thích sau đây của tổng giám mục Bruno Forte, một vị thân tín của giáo tông Phan-sinh, sẽ cho ta hiểu thêm những gì đàng sau. Giám mục Forte cho biết, giáo tông Phan-sinh đã bảo ngài, khi viết bản đúc kết của Thượng Hội Đồng giám mục về Hôn Nhân và Gia Đình không nên đề cập trực tiếp chuyện rước lễ của những kẻ li dị tái hôn, kẻo nó chỉ gây thêm bất an. Báo chí của Í đã ghi lại lời của giám mục Forter như thế. Cũng theo báo chí, Phan-sinh cũng đã bảo Forte hãy tạo ra những tiền đề, còn kết luận thì sẽ do chính mình đưa ra. Bình luận của Forte về điểm này: „Quả đúng là lối dòng tên.“

 

Hồng i Schönborn trình bày về Amoris Laetitia:

http://phongtraogiaodan.org/2016/04/28/hong-i-schonborn-gioi-thieu-tong-huan-amoris-laetitia/

Hồng i Kaspar nói về Amoris Laetitia:

http://phongtraogiaodan.org/2016/04/22/phong-van-hong-i-w-kaspar-ve-amoris-laetitia/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • St 9,8-15: (11) Ta lập giao ước của Ta với các ngươi : mọi xác phàm sẽ không còn bị nước hồng thuỷ huỷ diệt, và cũng sẽ không còn có hồng thuỷ để tàn phá mặt đất nữa. • 1Pr 3,18-22: (18) Chính Đức Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi của những kẻ bất lương hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. • TIN MỪNG: Mc 1,12-15 Đức Giêsu chịu cám dỗ trước khi công khai rao giảng Tin Mừng
03/02/2018
Nhân loại thời nào cũng chìm đắm trong đau khổ. Con người có đủ mọi thứ khổ: giàu cũng khổ, nghèo cũng khổ; có địa vị cũng khổ, không có địa vị cũng khổ; có con cũng khổ, không có con cũng khổ; bệnh thì khổ đã đành, mà không bệnh cũng vẫn thấy khổ… Vì thế, biết ai có thể giúp mình thoát khổ thì mình sẽ chạy đến người ấy. Vì thế, sở dĩ rất nhiều người đi theo Đức Giêsu xin Ngài cứu giúp vì Ngài luôn luôn có lòng cứu giúp những ai đau khổ, đồng thời Ngài cũng có quyền năng giúp họ thoát khổ [*].
28/01/2018
Chúng ta đã vui mừng kỷ niệm lần thứ 2017 ngày Đức Giêsu Kitô sinh xuống thế làm người. Ngài thường được quan niệm như là Đấng Cứu Thế của nhân loại, vì chủ yếu là như vậy. Tuy nhiên, Ngài còn là một vị ngôn sứ vĩ đại nhất trong lịch sử con người, và Ngài đã bị đồng hương bạc đãi, lên án và đã chết một cách đau thương và nhục nhã cũng chính vì thực hiện vai trò ngôn sứ ấy.
20/01/2018
• Gn 3,15.10: (1) Có lời Đức Chúa phán với ông Giôna lần thứ hai rằng: (2) «Hãy đứng dậy, đi đến Ninivê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết lời tuyên cáo Ta sẽ truyền cho ngươi». • 1Cr 7,29-31: (29) Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: thời gian chẳng còn bao lâu, (31b) vì bộ mặt thế gian này đang biến đi. • TIN MỪNG: Mc 1,14-20
14/01/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • 1Sm 3,3b-10.19: (10) Đức Chúa đến, đứng đó và gọi như những lần trước, «Samuen! Samuen!» Samuen thưa: «Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe». • 1Cr 6,13c-15a.17-20: (19) Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, (20) vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. • TIN MỪNG: Ga 1,35-42
01/01/2018
• Cl 3,12-21: (18) Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. (19) Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. (20) Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. (21) Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng.
22/12/2017
• Tt 2,11-14: (12) Ân sủng cứu độ mời gọi ta từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức. • TIN MỪNG: Lc 2,1-14
17/11/2017
Hay: Đoàn viên PT làm gì để nên thánh? Mẹ Tê-rê-xa ở Calcutta nói: Không phải í Chúa muốn cho ta trở nên nhà văn, nhà giáo, kĩ sư, công nhân, công chức, bác sĩ, người làm công… Đó là í muốn của ta, không phải í của Chúa. Chúa chỉ muốn một điều nơi ta mà thôi: hãy sống làm sao để trở nên thánh.
24/10/2017
Người giáo dân việt nam thường tự bằng lòng với một quan điểm sai trái rằng mình là ki-tô hữu hạng nhì trong cộng đồng dân chúa.
22/10/2017
Từ ngày 5 tới 7 tháng 10 năm 2017 ba mươi đại biểu Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại (PT) đã về thành phố Boston, Hoa-kì tham dự Đại Hội lần thứ 7.
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC