Những nét đặc biệt về việc đào tạo cuộc sống siêu nhiên cho người cán bộ giáo dân việt nam hải ngoại

24/10/201712:03 SA(Xem: 9251)
Những nét đặc biệt về việc đào tạo cuộc sống siêu nhiên cho người cán bộ giáo dân việt nam hải ngoại
pretty-landscape-sunset-1


  1. Canh tân về ý thức thân phận người giáo dân việt nam

Đây được gọi là nét đặc biệt vì là bước khởi đầu. Người giáo dân việt nam thường tự bằng lòng với một quan điểm sai trái rằng mình là ki-tô hữu hạng nhì trong cộng đồng dân chúa. Công đồng Vatican II canh tân lại cuộc sống giáo hội qua việc thức tỉnh ý thức của người giáo dân, cho họ thấy tất cả những ai chịu phép rửa, không trừ ai, đều có bổn phận kiện toàn cuộc sống đạo của mình trong việc biết đạo, sùng đạo và hành đạo.


  1. Cuộc sống siêu nhiên chỉ đạo các công tác dấn thân khác

Tất cả các sinh hoạt của PT đều được triển khai ở nhiều môi trường khác nhau, mang những hình thức biểu lộ khác nhau, đều chỉ nhằm một mục đích duy nhất là thực hiện Tin Mừng của Chúa. Cuộc sống siêu nhiên không có gì khác hơn là mặc lấy sự sống của Chúa Ki-tô. Vì thế bất cứ hình thức dấn thân nào không phát xuất từ hứng khởi của cuộc sống siêu nhiên mình, nơi PT mình, thì đều nằm ngoài đường lối của PT.


  1. Cuộc sống siêu nhiên được đào tạo hướng đến mức trưởng thành

Sự trưởng thành toàn vẹn của con người là Chúa Ki-tô. Không ai trong nhân loại đạt đến mức này, nhưng ý thức và nỗ lực ngày ngày tìm Người, học biết về Người, làm theo lời Người là bước khởi đầu đi vào sự trưởng thành của Người. Trong cuộc sống ngày nay của người giáo dân việt hải ngoại, sự thách đố của những vấn đề trần thế ngày càng phức tạp, những kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội... càng ngày càng cao, đòi hỏi về phía họ phải am tường những chân lý, ánh sáng của Phúc Âm, của giáo lý, của giáo huấn giáo hội để có thể trở thành muối và ánh sáng cho thế gian.


  1. Trở thành những cán bộ đầy sáng kiến và trách nhiệm

Giáo Hội làm nên chúng ta, và mỗi một người là một thành phần xây dựng nên Giáo hội. Thánh Thần Chúa linh hoạt trong mỗi người, vì thế mỗi đoàn viên, không những tiếp nhận những giáo huấn của Giáo hội, mà còn học hỏi trong anh chị em mình, đặc biệt trong anh chị em đoàn viên cùng sinh hoạt với mình, đồng thời có bổn phận đưa ra những sáng kiến của mình được Thánh Thần hứng khởi. Việc đào tạo không chỉ nhằm kiện toàn kiến thức cho cá nhân, nhưng làm cho mỗi đoàn viên trở thành những chiến sĩ phục vụ lợi ích của cộng đồng dân chúa.

Ở điểm này cần nhấn mạnh đến tình trạng đặc biệt của người giáo dân việt hải ngoại trong PT

  • Vì các anh chị đoàn viên là những người trưởng thành trong sinh hoạt gia đình, nghề nghiệp, kiến thức khoa học, nhân bản, ít nhất trong một mức độ nào đó, nên ngôn ngữ, cách trình bày, tổ chức các khóa đào tạo, các chương trình thần học hàm thụ (chẳng hạn) phải hội nhập một cách linh động vào thực trạng này.

  • Chương trình đào tạo ưu tiên hướng đến những nội dung ăn khớp với các nhu cầu cấp bách của cuộc sống ki-tô hữu trong trần thế, đặc biệt cho hoàn cảnh sống cụ thể của cộng đồng người việt hải ngoại.


  1. Đào tạo đi đôi với sinh hoạt

Vì cả cuộc nhập thể cứu độ của Chúa Ki-tô được gọi là Lời Thiên Chúa, vì gương đào tạo các môn đệ của Chúa Ki-tô là tập hợp một số người Người chọn ở với Người và sống với nhau, nên việc đào tạo ki-tô hữu, đặc biệt cho người tín hữu giáo dân đã trưởng thành trong khuôn khổ của PT, khó có thể được quan niệm là sở đắc thuần lý thuyết và hình thức các kiến thức về tôn giáo.

Sinh hoạt PT tự nó là một phương thức đào tạo:

Hiến chương ghi: “Xây dựng và phát triển tình liên đới giữa các đoàn viên trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống” (I.2)

  • Các đoàn viên ý thức được lời Chúa Ki-tô gọi họ, tập trung họ thành một cộng đồng huynh đệ cụ thể như nhóm tông đồ lúc khởi thủy của Giáo hội. Cuộc sống tình nghĩa, cộng đồng liên đới đó là dấu chỉ linh động, là một bí tích nghĩa là sự hiện diện sống động của sự sống Thiên Chúa giữa trần gian... Thực hiện được cuộc sống huynh đệ này, mỗi đoàn viên vừa lớn lên trong đời sống siêu nhiên, vừa thể hiện việc dấn thân làm chứng Tin Mừng: tạo thành một tế bào đầy năng động, canh tân cuộc sống Giáo hội, cống hiến một mẫu mực cộng đồng yêu thương cho xã hội.

  • Trong các buổi họp thường xuyên, đoàn viên cùng nhau thực hiện một mẫu mực đào tạo cô đọng và toàn diện:

  • Hiệp thông trong Thánh Thể

  • Nghe và học Lời Chúa

  • Đào sâu giáo huấn giáo hội

  • Truy tìm ánh sáng của Chúa Thánh Thần qua các sự kiện đang xảy ra, các dấu chỉ của thời đại.

  • Thực hiện ý thiên chúa trong hành động: hoạch định công tác, kiểm điểm đời sống...

  • Khi thực hiện các công tác dấn thân trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, xã hội ... đoàn viên không những CHO, nhưng NHẬN rất nhiều để kiện toàn nhân cách, có thêm kinh nghiệm hiểu biết về rất nhiều lãnh vực đạo cũng như đời. Đặc biệt đoàn viên sẽ học biết một cách cụ thể về các nội dung phong phú của mầu nhiệm hiệp thông của Giáo hội.


  1. Đào tạo trường kỳ và toàn diện

Kiến thức tôn giáo, tham dự các bí tích và thực hiện Tin Mừng trong cuộc sống xã hội luôn quyện chặt vào nhau.

Phúc âm là lương thực hằng ngày: đọc, nghe, học hỏi thấu đáo theo hướng dẫn của Giáo hội, chứng thực ý nghĩa ngay trong cuộc sống của mình, qua các dấu chỉ thời đại.


  1. Các khóa đào tạo đặc biệt

Giáo Hội việt nam, cộng đồng công giáo việt nam hải ngoại cần có những cán bộ giáo dân trưởng thành và trách nhiệm tích cực xây dựng cộng đồng dân chúa, đặc biệt để dấn thân đưa Tin Mừng vào các sinh hoạt xã hội trần thế. Làm thế nào để có được đội ngũ tiên phong này nếu ngay từ bây giờ cán bộ PT không trang bị cho mình những hiểu biết căn bản về tôn giáo mình, có đủ điều kiện để phân tích, phán đoán, để can đảm đưa ra những sáng kiến... , và thực tế hơn cả là góp sức nhận những công tác đa biệt trong cộng đồng, tiếp tay với hàng giáo sĩ và tu sĩ.

Việc ghi tên vào các học viện, phân khoa thần học, theo các khóa hàm thụ do Giáo Hội địa phương tổ chức là một trong những hướng giải quyết. Nhưng ngôn ngữ, tâm thức, nhu cầu truyền bá Tin Mừng của người Việt cho người Việt lại đòi hỏi những phương thức diễn đạt riêng...

Hoàn cảnh cuộc sống của đoàn viên PT cũng có những hạn chế, đồng thời có những thuận lợi khi PT nỗ lực tìm được một phương thức diễn đạt riêng...


PTGDVNHN


(Đâu là những chỉ dấu hay những tiêu chuẩn cho một lối sống đạo trưởng thành, mời xem bài “Cuộc cách mạng tâm linh của đức Giê-su”)

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 9,1-3.5-6: (3) Cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, ngọn roi hà hiếp họ, Ngài đều bẻ gãy. (4) Vì mọi giầy lính nện xuống rần rần và mọi áo choàng đẫm máu sẽ bị Ngài đem thiêu, làm mồi cho lửa. • Tt 2,11-14: (14) Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện. • TIN MỪNG: Lc 2,1-14
24/12/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • 2 Sm 7,1-5.8b-12.14a.16: (12) Ta sẽ cho dòng dõi ngươi một người do chính ngươi sinh ra đứng lên kế vị ngươi, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền. (14) Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con. • Rm 16,25-27: (25) Tin Mừng mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa (26) nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa. • TIN MỪNG: Lc 1,26-38
05/12/2020
Dọn đường và đón mừng Chúa đến bằng cách nào? ► Video: https://youtu.be/VK5Jr57xznE ĐỌC LỜI CHÚA • Is 40,1-11: (3) Có tiếng hô: «Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. (4) Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu». • 2 Pr 3,8-14: (11) Muôn vật phải tiêu tan như thế, thì anh em phải là những người tốt dường nào, phải sống đạo đức và thánh thiện biết bao. • TIN MỪNG: Mc 1,1-8
05/12/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 63,16b-17; 64,1.3b-8: (4) Ngài đón gặp kẻ công chính vì họ sống theo đường lối Ngài chỉ dạy. Và Ngài phẫn nộ vì tội lỗi chúng con. (5) Tất cả chúng con đã trở nên như người nhiễm uế, mọi việc lành của chúng con khác nào chiếc áo dơ. Tội ác chúng con đã phạm, tựa cơn gió, cuốn chúng con đi. • 1Cr 1,3-9: (6) Lời chứng về Đức Kitô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, (7) khiến anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người. • TIN MỪNG: Mc 13,33-37
12/05/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 6,1-7: (2) Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải. (3) Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. (4) Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa. • 1Pr 2,4-9: (9) Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người. • TIN MỪNG: Ga 14,1-12
19/04/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 2, 42-47: (42) Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. • 1Pr 1, 3-9: (3) Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, (4) để được hưởng gia tài không thể hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai.
12/04/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • St 1,1–2,2: (27) Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa. • Xh 14,15–15,1a: (30) Ngày đó, Đức Chúa đã cứu Ítraen khỏi tay quân Aicập. (31) Toàn dân kính sợ Đức Chúa, tin vào Đức Chúa, tin vào ông Môsê, tôi trung của Người. • Rm 6,3-11: (8) Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người : đó là niềm tin của chúng ta.
05/04/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Mt 21,1-11: (9) Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: Hoan hô Con vua Đavít ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa ! Hoan hô trên các tầng trời. (10) Khi Đức Giêsu vào Giêrusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau : Ông này là ai vậy ? (11) Dân chúng trả lời : Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy. • Is 50,4-7: (6) Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. • Pl 2,6-11: (8) Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.
08/03/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • St 12,1-4a: (1) Đức Chúa phán với ông Ápram: Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. (2) Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. (3) Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc. • 2Tm 1,8b-10: (9) Người đã cứu độ và kêu gọi chúng ta vào dân thánh của Người, không phải vì công kia việc nọ chúng ta đã làm, nhưng là do kế hoạch và ân sủng của Người. Ân sủng đó, Người đã ban cho chúng ta từ muôn thuở trong Đức Kitô Giêsu. • TIN MỪNG: Mt 17,1-9
01/03/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • St 2,7-9.3,1-7: (4) Rắn nói với người đàn bà: Chẳng chết chóc gì đâu! (5) Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác. (6) Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. • Rm 5,12.17-19: (19) Cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính. • TIN MỪNG: Mt 4,1-11
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC