Những nét đặc biệt về việc đào tạo cuộc sống siêu nhiên cho người cán bộ giáo dân việt nam hải ngoại

24/10/201712:03 SA(Xem: 9249)
Những nét đặc biệt về việc đào tạo cuộc sống siêu nhiên cho người cán bộ giáo dân việt nam hải ngoại
pretty-landscape-sunset-1


  1. Canh tân về ý thức thân phận người giáo dân việt nam

Đây được gọi là nét đặc biệt vì là bước khởi đầu. Người giáo dân việt nam thường tự bằng lòng với một quan điểm sai trái rằng mình là ki-tô hữu hạng nhì trong cộng đồng dân chúa. Công đồng Vatican II canh tân lại cuộc sống giáo hội qua việc thức tỉnh ý thức của người giáo dân, cho họ thấy tất cả những ai chịu phép rửa, không trừ ai, đều có bổn phận kiện toàn cuộc sống đạo của mình trong việc biết đạo, sùng đạo và hành đạo.


  1. Cuộc sống siêu nhiên chỉ đạo các công tác dấn thân khác

Tất cả các sinh hoạt của PT đều được triển khai ở nhiều môi trường khác nhau, mang những hình thức biểu lộ khác nhau, đều chỉ nhằm một mục đích duy nhất là thực hiện Tin Mừng của Chúa. Cuộc sống siêu nhiên không có gì khác hơn là mặc lấy sự sống của Chúa Ki-tô. Vì thế bất cứ hình thức dấn thân nào không phát xuất từ hứng khởi của cuộc sống siêu nhiên mình, nơi PT mình, thì đều nằm ngoài đường lối của PT.


  1. Cuộc sống siêu nhiên được đào tạo hướng đến mức trưởng thành

Sự trưởng thành toàn vẹn của con người là Chúa Ki-tô. Không ai trong nhân loại đạt đến mức này, nhưng ý thức và nỗ lực ngày ngày tìm Người, học biết về Người, làm theo lời Người là bước khởi đầu đi vào sự trưởng thành của Người. Trong cuộc sống ngày nay của người giáo dân việt hải ngoại, sự thách đố của những vấn đề trần thế ngày càng phức tạp, những kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội... càng ngày càng cao, đòi hỏi về phía họ phải am tường những chân lý, ánh sáng của Phúc Âm, của giáo lý, của giáo huấn giáo hội để có thể trở thành muối và ánh sáng cho thế gian.


  1. Trở thành những cán bộ đầy sáng kiến và trách nhiệm

Giáo Hội làm nên chúng ta, và mỗi một người là một thành phần xây dựng nên Giáo hội. Thánh Thần Chúa linh hoạt trong mỗi người, vì thế mỗi đoàn viên, không những tiếp nhận những giáo huấn của Giáo hội, mà còn học hỏi trong anh chị em mình, đặc biệt trong anh chị em đoàn viên cùng sinh hoạt với mình, đồng thời có bổn phận đưa ra những sáng kiến của mình được Thánh Thần hứng khởi. Việc đào tạo không chỉ nhằm kiện toàn kiến thức cho cá nhân, nhưng làm cho mỗi đoàn viên trở thành những chiến sĩ phục vụ lợi ích của cộng đồng dân chúa.

Ở điểm này cần nhấn mạnh đến tình trạng đặc biệt của người giáo dân việt hải ngoại trong PT

  • Vì các anh chị đoàn viên là những người trưởng thành trong sinh hoạt gia đình, nghề nghiệp, kiến thức khoa học, nhân bản, ít nhất trong một mức độ nào đó, nên ngôn ngữ, cách trình bày, tổ chức các khóa đào tạo, các chương trình thần học hàm thụ (chẳng hạn) phải hội nhập một cách linh động vào thực trạng này.

  • Chương trình đào tạo ưu tiên hướng đến những nội dung ăn khớp với các nhu cầu cấp bách của cuộc sống ki-tô hữu trong trần thế, đặc biệt cho hoàn cảnh sống cụ thể của cộng đồng người việt hải ngoại.


  1. Đào tạo đi đôi với sinh hoạt

Vì cả cuộc nhập thể cứu độ của Chúa Ki-tô được gọi là Lời Thiên Chúa, vì gương đào tạo các môn đệ của Chúa Ki-tô là tập hợp một số người Người chọn ở với Người và sống với nhau, nên việc đào tạo ki-tô hữu, đặc biệt cho người tín hữu giáo dân đã trưởng thành trong khuôn khổ của PT, khó có thể được quan niệm là sở đắc thuần lý thuyết và hình thức các kiến thức về tôn giáo.

Sinh hoạt PT tự nó là một phương thức đào tạo:

Hiến chương ghi: “Xây dựng và phát triển tình liên đới giữa các đoàn viên trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống” (I.2)

  • Các đoàn viên ý thức được lời Chúa Ki-tô gọi họ, tập trung họ thành một cộng đồng huynh đệ cụ thể như nhóm tông đồ lúc khởi thủy của Giáo hội. Cuộc sống tình nghĩa, cộng đồng liên đới đó là dấu chỉ linh động, là một bí tích nghĩa là sự hiện diện sống động của sự sống Thiên Chúa giữa trần gian... Thực hiện được cuộc sống huynh đệ này, mỗi đoàn viên vừa lớn lên trong đời sống siêu nhiên, vừa thể hiện việc dấn thân làm chứng Tin Mừng: tạo thành một tế bào đầy năng động, canh tân cuộc sống Giáo hội, cống hiến một mẫu mực cộng đồng yêu thương cho xã hội.

  • Trong các buổi họp thường xuyên, đoàn viên cùng nhau thực hiện một mẫu mực đào tạo cô đọng và toàn diện:

  • Hiệp thông trong Thánh Thể

  • Nghe và học Lời Chúa

  • Đào sâu giáo huấn giáo hội

  • Truy tìm ánh sáng của Chúa Thánh Thần qua các sự kiện đang xảy ra, các dấu chỉ của thời đại.

  • Thực hiện ý thiên chúa trong hành động: hoạch định công tác, kiểm điểm đời sống...

  • Khi thực hiện các công tác dấn thân trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, xã hội ... đoàn viên không những CHO, nhưng NHẬN rất nhiều để kiện toàn nhân cách, có thêm kinh nghiệm hiểu biết về rất nhiều lãnh vực đạo cũng như đời. Đặc biệt đoàn viên sẽ học biết một cách cụ thể về các nội dung phong phú của mầu nhiệm hiệp thông của Giáo hội.


  1. Đào tạo trường kỳ và toàn diện

Kiến thức tôn giáo, tham dự các bí tích và thực hiện Tin Mừng trong cuộc sống xã hội luôn quyện chặt vào nhau.

Phúc âm là lương thực hằng ngày: đọc, nghe, học hỏi thấu đáo theo hướng dẫn của Giáo hội, chứng thực ý nghĩa ngay trong cuộc sống của mình, qua các dấu chỉ thời đại.


  1. Các khóa đào tạo đặc biệt

Giáo Hội việt nam, cộng đồng công giáo việt nam hải ngoại cần có những cán bộ giáo dân trưởng thành và trách nhiệm tích cực xây dựng cộng đồng dân chúa, đặc biệt để dấn thân đưa Tin Mừng vào các sinh hoạt xã hội trần thế. Làm thế nào để có được đội ngũ tiên phong này nếu ngay từ bây giờ cán bộ PT không trang bị cho mình những hiểu biết căn bản về tôn giáo mình, có đủ điều kiện để phân tích, phán đoán, để can đảm đưa ra những sáng kiến... , và thực tế hơn cả là góp sức nhận những công tác đa biệt trong cộng đồng, tiếp tay với hàng giáo sĩ và tu sĩ.

Việc ghi tên vào các học viện, phân khoa thần học, theo các khóa hàm thụ do Giáo Hội địa phương tổ chức là một trong những hướng giải quyết. Nhưng ngôn ngữ, tâm thức, nhu cầu truyền bá Tin Mừng của người Việt cho người Việt lại đòi hỏi những phương thức diễn đạt riêng...

Hoàn cảnh cuộc sống của đoàn viên PT cũng có những hạn chế, đồng thời có những thuận lợi khi PT nỗ lực tìm được một phương thức diễn đạt riêng...


PTGDVNHN


(Đâu là những chỉ dấu hay những tiêu chuẩn cho một lối sống đạo trưởng thành, mời xem bài “Cuộc cách mạng tâm linh của đức Giê-su”)

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2016
Chúa Nhật thứ 31 Thường Niên (30-10-2004) Thái độ nên có đối với người tội lỗi. ĐỌC LỜI CHÚA Kn 11,22-12,2:(1,23) Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ
20/09/2016
Thế Nào Là Lòng Thương Xót? Năm Thánh Chúa Thương Xót sắp chấm dứt vào tháng 11.2016. Nhân dịp này chúng ta cũng nên suy xét lại xem, mình đã hiểu và đã thực hiện Thương Xót ra
26/05/2016
Đọc Thông điệp Bản dịch của Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoai LAUDATO SI – CHUC TUNG THIEN CHUA
17/04/2016
Chúa Nhật thứ 4 Phục Sinh (Năm C − ngày 17-4-2016) TIN MỪNG: Ga 10,27-30 Chúa là mục tử luôn gắn bó với chiên của mình (27) Khi ấy, Đức Giêsu nói: «Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC