Những nét đặc biệt về việc đào tạo cuộc sống siêu nhiên cho người cán bộ giáo dân việt nam hải ngoại

24/10/201712:03 SA(Xem: 9256)
Những nét đặc biệt về việc đào tạo cuộc sống siêu nhiên cho người cán bộ giáo dân việt nam hải ngoại
pretty-landscape-sunset-1


  1. Canh tân về ý thức thân phận người giáo dân việt nam

Đây được gọi là nét đặc biệt vì là bước khởi đầu. Người giáo dân việt nam thường tự bằng lòng với một quan điểm sai trái rằng mình là ki-tô hữu hạng nhì trong cộng đồng dân chúa. Công đồng Vatican II canh tân lại cuộc sống giáo hội qua việc thức tỉnh ý thức của người giáo dân, cho họ thấy tất cả những ai chịu phép rửa, không trừ ai, đều có bổn phận kiện toàn cuộc sống đạo của mình trong việc biết đạo, sùng đạo và hành đạo.


  1. Cuộc sống siêu nhiên chỉ đạo các công tác dấn thân khác

Tất cả các sinh hoạt của PT đều được triển khai ở nhiều môi trường khác nhau, mang những hình thức biểu lộ khác nhau, đều chỉ nhằm một mục đích duy nhất là thực hiện Tin Mừng của Chúa. Cuộc sống siêu nhiên không có gì khác hơn là mặc lấy sự sống của Chúa Ki-tô. Vì thế bất cứ hình thức dấn thân nào không phát xuất từ hứng khởi của cuộc sống siêu nhiên mình, nơi PT mình, thì đều nằm ngoài đường lối của PT.


  1. Cuộc sống siêu nhiên được đào tạo hướng đến mức trưởng thành

Sự trưởng thành toàn vẹn của con người là Chúa Ki-tô. Không ai trong nhân loại đạt đến mức này, nhưng ý thức và nỗ lực ngày ngày tìm Người, học biết về Người, làm theo lời Người là bước khởi đầu đi vào sự trưởng thành của Người. Trong cuộc sống ngày nay của người giáo dân việt hải ngoại, sự thách đố của những vấn đề trần thế ngày càng phức tạp, những kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội... càng ngày càng cao, đòi hỏi về phía họ phải am tường những chân lý, ánh sáng của Phúc Âm, của giáo lý, của giáo huấn giáo hội để có thể trở thành muối và ánh sáng cho thế gian.


  1. Trở thành những cán bộ đầy sáng kiến và trách nhiệm

Giáo Hội làm nên chúng ta, và mỗi một người là một thành phần xây dựng nên Giáo hội. Thánh Thần Chúa linh hoạt trong mỗi người, vì thế mỗi đoàn viên, không những tiếp nhận những giáo huấn của Giáo hội, mà còn học hỏi trong anh chị em mình, đặc biệt trong anh chị em đoàn viên cùng sinh hoạt với mình, đồng thời có bổn phận đưa ra những sáng kiến của mình được Thánh Thần hứng khởi. Việc đào tạo không chỉ nhằm kiện toàn kiến thức cho cá nhân, nhưng làm cho mỗi đoàn viên trở thành những chiến sĩ phục vụ lợi ích của cộng đồng dân chúa.

Ở điểm này cần nhấn mạnh đến tình trạng đặc biệt của người giáo dân việt hải ngoại trong PT

  • Vì các anh chị đoàn viên là những người trưởng thành trong sinh hoạt gia đình, nghề nghiệp, kiến thức khoa học, nhân bản, ít nhất trong một mức độ nào đó, nên ngôn ngữ, cách trình bày, tổ chức các khóa đào tạo, các chương trình thần học hàm thụ (chẳng hạn) phải hội nhập một cách linh động vào thực trạng này.

  • Chương trình đào tạo ưu tiên hướng đến những nội dung ăn khớp với các nhu cầu cấp bách của cuộc sống ki-tô hữu trong trần thế, đặc biệt cho hoàn cảnh sống cụ thể của cộng đồng người việt hải ngoại.


  1. Đào tạo đi đôi với sinh hoạt

Vì cả cuộc nhập thể cứu độ của Chúa Ki-tô được gọi là Lời Thiên Chúa, vì gương đào tạo các môn đệ của Chúa Ki-tô là tập hợp một số người Người chọn ở với Người và sống với nhau, nên việc đào tạo ki-tô hữu, đặc biệt cho người tín hữu giáo dân đã trưởng thành trong khuôn khổ của PT, khó có thể được quan niệm là sở đắc thuần lý thuyết và hình thức các kiến thức về tôn giáo.

Sinh hoạt PT tự nó là một phương thức đào tạo:

Hiến chương ghi: “Xây dựng và phát triển tình liên đới giữa các đoàn viên trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống” (I.2)

  • Các đoàn viên ý thức được lời Chúa Ki-tô gọi họ, tập trung họ thành một cộng đồng huynh đệ cụ thể như nhóm tông đồ lúc khởi thủy của Giáo hội. Cuộc sống tình nghĩa, cộng đồng liên đới đó là dấu chỉ linh động, là một bí tích nghĩa là sự hiện diện sống động của sự sống Thiên Chúa giữa trần gian... Thực hiện được cuộc sống huynh đệ này, mỗi đoàn viên vừa lớn lên trong đời sống siêu nhiên, vừa thể hiện việc dấn thân làm chứng Tin Mừng: tạo thành một tế bào đầy năng động, canh tân cuộc sống Giáo hội, cống hiến một mẫu mực cộng đồng yêu thương cho xã hội.

  • Trong các buổi họp thường xuyên, đoàn viên cùng nhau thực hiện một mẫu mực đào tạo cô đọng và toàn diện:

  • Hiệp thông trong Thánh Thể

  • Nghe và học Lời Chúa

  • Đào sâu giáo huấn giáo hội

  • Truy tìm ánh sáng của Chúa Thánh Thần qua các sự kiện đang xảy ra, các dấu chỉ của thời đại.

  • Thực hiện ý thiên chúa trong hành động: hoạch định công tác, kiểm điểm đời sống...

  • Khi thực hiện các công tác dấn thân trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, xã hội ... đoàn viên không những CHO, nhưng NHẬN rất nhiều để kiện toàn nhân cách, có thêm kinh nghiệm hiểu biết về rất nhiều lãnh vực đạo cũng như đời. Đặc biệt đoàn viên sẽ học biết một cách cụ thể về các nội dung phong phú của mầu nhiệm hiệp thông của Giáo hội.


  1. Đào tạo trường kỳ và toàn diện

Kiến thức tôn giáo, tham dự các bí tích và thực hiện Tin Mừng trong cuộc sống xã hội luôn quyện chặt vào nhau.

Phúc âm là lương thực hằng ngày: đọc, nghe, học hỏi thấu đáo theo hướng dẫn của Giáo hội, chứng thực ý nghĩa ngay trong cuộc sống của mình, qua các dấu chỉ thời đại.


  1. Các khóa đào tạo đặc biệt

Giáo Hội việt nam, cộng đồng công giáo việt nam hải ngoại cần có những cán bộ giáo dân trưởng thành và trách nhiệm tích cực xây dựng cộng đồng dân chúa, đặc biệt để dấn thân đưa Tin Mừng vào các sinh hoạt xã hội trần thế. Làm thế nào để có được đội ngũ tiên phong này nếu ngay từ bây giờ cán bộ PT không trang bị cho mình những hiểu biết căn bản về tôn giáo mình, có đủ điều kiện để phân tích, phán đoán, để can đảm đưa ra những sáng kiến... , và thực tế hơn cả là góp sức nhận những công tác đa biệt trong cộng đồng, tiếp tay với hàng giáo sĩ và tu sĩ.

Việc ghi tên vào các học viện, phân khoa thần học, theo các khóa hàm thụ do Giáo Hội địa phương tổ chức là một trong những hướng giải quyết. Nhưng ngôn ngữ, tâm thức, nhu cầu truyền bá Tin Mừng của người Việt cho người Việt lại đòi hỏi những phương thức diễn đạt riêng...

Hoàn cảnh cuộc sống của đoàn viên PT cũng có những hạn chế, đồng thời có những thuận lợi khi PT nỗ lực tìm được một phương thức diễn đạt riêng...


PTGDVNHN


(Đâu là những chỉ dấu hay những tiêu chuẩn cho một lối sống đạo trưởng thành, mời xem bài “Cuộc cách mạng tâm linh của đức Giê-su”)

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2019
Tòa soạn: Giám mục Phao-lô Kim là một thừa sai người Pháp, nhưng đã cống hiến cả cuộc đời cho Việt Nam và đã mặc lấy một tâm hồn người Việt. Nếu không được thấm nhuần bởi Tin Mừng của đức Ki-tô, liệu ông có được một tấm lòng nhân ái vượt biên giới thể hiện qua trường hợp sau đây không?
18/08/2019
Chấp nhận những khốn nạn bất công xẩy tới cho mình như là số phần Thiên Chúa an bài cho mình, mà không chút hận thù, như trường hợp ông Vũ Duy Thái dưới đây, phải chăng là dấu chỉ vong thân và tiêu cực của người theo Chúa? Hay đó là dấu chỉ của một tâm hồn đã đạt tới chiều sâu của Tin Mừng? Bài sau đây của tác giả nạn nhân đọc tại nhà thờ trại tỵ nạn Songkhla Thái Lan ngày 14-4-1980, vào buổi lễ giỗ 100 ngày vợ và 4 đứa con của ông bị chết vì hải tặc.
18/08/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Gr 38,4-6.8-10: (4) Các thủ lãnh thưa với vua Xítkigiahu: «Xin ngài cho giết Giêrêmia đi, vì những luận điệu của ông ta đã làm nản lòng các binh sĩ còn lại trong thành này, cũng như toàn dân. Thật vậy, con người ấy chẳng mưu hoà bình cho dân này, mà chỉ gây tai hoạ». • Dt 12,1-4: (3) Anh em hãy tưởng nhớ Đấng đã cam chịu để cho những người tội lỗi chống đối mình như thế, để anh em khỏi sờn lòng nản chí. • TIN MỪNG: Lc 12,49-53
11/08/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Kn 18,6-9: (9) Con lành cháu thánh của những người lương thiện (…) đồng tâm nhất trí về luật sau đây của Thiên Chúa, là trong dân thánh, có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia. • Dt 11,1-2.8-19: (13) Tất cả các tổ phụ (…) đều xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất. (14) Như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương. (15) Và nếu quả thật họ còn nhớ tới quê hương mình đã bỏ ra đi, thì họ vẫn có cơ hội trở về. (16) Thực ra các ngài mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên trời. • TIN MỪNG: Lc 12,32-48
05/08/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Gv 1,2; 2,21-23: (2) Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. • Cl 3,1-5.9-11: (1) Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. (2) Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. • TIN MỪNG: Lc 12,13-21
28/07/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • St 18,20-32: (Khi cầu nguyện, Ápraham mặc cả với Chúa nhiều lần để xin Chúa tha phạt cho thành Xơđôm tội lỗi). • Cl 2,12-14: (13) Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ mọi sa ngã lỗi lầm của chúng ta. (14) Người đã xoá sổ nợ bất lợi cho chúng ta, sổ nợ mà các giới luật đã đưa ra chống lại chúng ta. Người đã huỷ bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá. • TIN MỪNG: Lc 11,1-13
21/07/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • St 18,1-10a: (1) Đức Chúa hiện ra với ông Ápraham tại cụm sồi Mamrê (…). (2) Ông ngước mắt lên thì thấy có ba người đứng gần ông (…) (6) Ông Ápraham vội vã vào lều tìm bà Xara mà bảo : «Bà mau mau lấy ba thúng tinh bột mà nhồi, rồi làm bánh». (7) Ông chạy lại đàn vật, bắt một con bê mềm và ngon, giao cho người đầy tớ, và anh này vội vã làm thịt. (8) Ông lấy sữa chua, sữa tươi và thịt bê đã làm, mà đãi khách; rồi ông đứng hầu dưới gốc cây, đang khi khách dùng bữa. • Cl 1,24-28: (24) Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh. • TIN MỪNG: Lc 10,38-42
15/07/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Đnl 30,10-14: (10) Miễn là anh em nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mà giữ những mệnh lệnh và thánh chỉ Người, ghi trong sách Luật này, miễn là anh em trở về với Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ. • Cl 1,15-20: (20) Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời. • TIN MỪNG: Lc 10,25-37
01/07/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 66,10-14c: (14) Đức Chúa sẽ biểu dương quyền lực của Người cho các tôi tớ biết, và nổi cơn thịnh nộ với các kẻ thù • Gl 6,14-18: (15) Quả thật, cắt bì hay không cắt bì chẳng là gì cả, điều quan trọng là trở nên một thụ tạo mới. • TIN MỪNG: Lc 10,1-12.17-20
10/06/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 2,1-11: (4) Ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. • 1Cr 12,3b-7.12-13: (6) Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. (13) Tất cả chúng ta đều được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. • TIN MỪNG: Ga 20,19-23
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC