Sống và làm chứng cho Tin Mừng quan trọng hơn rao giảng hay loan báo Tin Mừng

25/06/20189:50 SA(Xem: 11552)
Sống và làm chứng cho Tin Mừng quan trọng hơn rao giảng hay loan báo Tin Mừng
CHIA SẺ TIN MỪNG
Lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

(24-6-2018)


Sống và làm chứng cho Tin Mừng 
quan trọng hơn rao giảng 
hay loan báo Tin Mừng 




ĐỌC LỜI CHÚA

  Is 49,1-6(1b) Đức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. (2) Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, đã giấu tôi dưới bàn tay của Người.
  Cv 13,22-26(24) Để dọn đường cho Đức Giêsu, ông Gioan đã rao giảng kêu gọi toàn dân Ítraen chịu phép rửa tỏ lòng sám hối. (25) Khi sắp hoàn thành sứ mệnh, ông Gioan đã tuyên bố : «Tôi không phải là Đấng mà anh em tưởng đâu, nhưng kìa Đấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dép cho Người».
•  TIN MỪNG: Lc 1,57-66.80
Gioan Tẩy Giả ra đời và chịu phép cắt bì

(57) Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Êlisabét sinh hạ một con trai. (58) Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.

(59) Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Dacaria mà đặt cho em. (60) Nhưng bà mẹ lên tiếng nói : «Không, phải đặt tên cháu là Gioan». (61) Họ bảo bà : «Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả». (62) Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. (63) Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết : «Tên cháu là Gioan». Ai nấy đều bỡ ngỡ. (64) Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. (65) Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giuđê.(66) Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: «Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?» Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.

(80) Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ítraen.

CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:
1.   Giữa việc rao giảng và làm chứng, việc nào khó hơn, cần thiết hơn, đòi hỏi phải dấn thân và hy sinh nhiều hơn? Người Kitô hữu thường quan tâm hơn đến việc nào? Có cần sửa đổi gì trong cách suy nghĩ và hành động của chúng ta không? 
2. Nhân loại hiện nay –nhất là người nghèo, người chịu áp bức– mong Giáo Hội rao giảng chân lý và công lý cho họ, hay muốn Giáo Hội làm chứng cho chân lý, cho công lý và tình thương, bằng cách thật sự sống những gì mà Giáo Hội đang rao giảng để biến đổi thế giới nên tốt đẹp hơn? Trước mắt họ cần cái nào hơn? 
3. Nhờ đâu các ngôn sứ của Thiên Chúa dám mạnh dạn làm chứng cho Thiên Chúa, cho chân lý, công lý và tình thương, bất chấp thiệt thòi nguy hiểm?

Suy tư gợi ý:

1. Gioan Tẩy giả, một ngôn sứ dám làm chứng cho công lý

Gioan Tẩy Giả là một ngôn sứ trong một đất nước đang thời nhiễu nhương: một đằng bị đế quốc Rôma cai trị hà khắc, nhiều phe nhóm trong dân muốn nổi loạn, đằng khác vị vua cai trị, Hêrôđê, là một hôn quân bạo chúa, sống loạn luân. Hoàn cảnh xã hội thời của Gioan tương tự như thời CSVN hiện nay, có điều là ít tệ hại hơn thời CSVN hiện nay rất nhiều. Thời nay, dưới chế độ độc tài cộng sản, tội ác và bất công lớn hơn và phổ biến hơn thời Gioan rất nhiều. Lương tâm ngôn sứ đã thúc đẩy Gioan lên tiếng can ngăn và tố cáo những hành vi sai trái của nhà vua, mong nhà vua trở về với đường ngay nẻo chính. Vì thế, ông đã bị nhà vua hãm hại (xem Mt 14,3-12; Mc 6:17-29).

Là Kitô hữu, chúng ta đều có chức năng ngôn sứ mà chúng ta đã lãnh nhận khi chịu phép rửa. Nhưng đa số chúng ta có khuynh hướng chỉ muốn là ngôn sứ của chân lý, chứ không phải của công lý và tình thương. Chúng ta thường chỉ muốn rao giảng, tuyên xưng chân lý, nhất là những chân lý vô thưởng vô phạt, không đụng chạm đến ai, và chúng ta sẵn sàng kết ánnhững đồng đạo nào có tư tưởng khác với những gì chúng ta cho là chân lý. Nhưng chúng ta lại không muốn hoặc không dám làm chứng cho những điều mình rao giảng, nhất là làm chứng cho công lý và tình thương. 

Điều ấy cũng dễ hiểu, vì rao giảng xuông thì dễ dàng, không đòi hỏi phải hy sinh và dấn thân cho bằng làm chứng. Chẳng hạn, rao giảng rằng bản chất của Kitô giáo là công bằng và bác ái, rằng công bằng là nền tảng của bác ái, rằng tình yêu là cao cả, là tuyệt vời, là quí giá, và mọi người phải yêu thương nhau, thì chẳng mất mát hay phải hy sinh gì nhiều. Nhưng chứng tỏ điều mình rao giảng ấy là xác thực, là chân lý, bằng chính đời sống của mình, thì phải chấp nhận mất mát, thiệt thòi và hy sinh, có khi phải hy sinh cả «nồi cơm», cả sự ổn định hay bình an của cuộc sống, thậm chí đôi khi cả mạng sống nữa (như trường hợp TGM Oscar Romero, TGM Nguyễn Kim Điền, v.v...).

Khổ một nỗi là hiện nay, tinh thần khoa học thực nghiệm của người thời đại đòi hỏi mọi phát biểu đều phải được chứng minh bằng hành động, bằng thực tế thì mới tạo được niềm tin. Thật vậy, làm sao tin được một người quảng cáo một thứ thuốc nào đó là tuyệt vời nhất, hữu hiệu nhất, tiết kiệm nhất, nhưng khi bị bệnh thì người ấy lại dùng một loại thuốc khác hẳn? Cũng vậy, ai mà tin được một người rao giảng rằng tình yêu là quí giá hơn tất cả, rằng cần thiết phải yêu thương nhau, nhưng chính người ấy lại đối xử với mọi người chẳng tình nghĩa chút nào? Nếu chính người rao giảng về tình yêu lại coi tình yêu không quí bằng những quyền lợi nhỏ nhoi, và sẵn sàng hy sinh tình nghĩa chứ không để bị mất quyền lợi, thì lời rao giảng ấy ai mà dám tin? Rất nhiều nơi trong Giáo Hội, việc loan báo Tin Mừng bị thất bại vì chúng ta chỉ biết rao giảng mà không dám làm chứng bằng đời sống cho điều mình rao giảng.


2. Do đâu mà người ngôn sứ lại dám làm chứng, bất chấp… nguy hiểm?

Người Kitô hữu không những phải làm chứng cho Thiên Chúa, cho Đức Giêsu, mà còn cho chân lý, cho công lý, cho tình yêu nữa. Mà muốn làm chứng thì phải dám chấp nhận thiệt thòi, mất mát, nguy hiểm. Làm ngôn sứ mà lại muốn được an toàn bản thân, và bảo toàn đủ mọi mặt những gì mình đang có, không muốn hy sinh hay mất mát điều gì, thì như thế chỉ có thể là «ngôn sứ kiểng» (dùng làm cảnh) mà thôi.

Nhưng chúng ta ai cũng cảm thấy mình yếu đuối, thì lấy can đảm hay dũng khí ở đâu để làm chứng? Các ngôn sứ nổi tiếng xưa có cảm thấy mình yếu đuối như chúng ta không? Điều gì khiến họ «dám»? 

Chúng ta hãy trở lại bài Tin Mừng hôm nay.


a. Tin vào quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa

Sức mạnh và lòng can đảm của người ngôn sứ hệ tại niềm tin vào quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy hai vợ chồng Dacaria và Êlisabét đều đã lớn tuổi đến nỗi không ai nghĩ được rằng họ còn có thể sinh con nữa, thế mà quyền năng Thiên Chúa đã thực hiện điều ấy. Vì «đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được» (Lc 1,37). Vả lại, Ngài luôn luôn quan phòng, không để chuyện gì xảy ra ngoài thánh ý Ngài, như Ngài đã quả quyết: «Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào, phải không? Thế màkhông một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi. Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ» (Lc 12,7); Ngài cũng xáv định: «Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu!» (Lc 21:17-18). 

Tuy nhiên, dù tin cậy nơi Chúa tới mức độ nào, người ngôn sứ vẫn luôn luôn có những nỗ lực riêng của mình, trong mọi trường hợp, vẫn luôn luôn cố gắng hết sức mình, và hành động với tất cả sự khôn ngoan mà Chúa ban cho mình, chứ không ỷ lại vào quyền năng và sự quan phòng của Chúa. Trong đời thường, người ngôn sứ vẫn luôn tập luyện bản thân, làm quen với gian khổ, để khi phải sống trong khó khăn, tâm hồn người ngôn sứ vẫn không hề nao núng. Gioan Tẩy giả đã tập sống kham khổ trong sa mạc ngay từ nhỏ. Còn Phaolô thì: «Tôi sống thiếu thốn cũng được, mà sống dư dật cũng được. Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả. Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết» (Pl 4,13).


b. Tin vào sự khôn ngoan và hợp lý của Thiên Chúa

Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy: cứ theo sự hợp lý bình thường của con người, thì con ông Dacaria cũng phải tên là Dacaria (là tên của mọi người trong dòng họ) mới đúng. Nhưng Thiên Chúa lại yêu cầu ông đặt tên cho con là Gioan. Tại sao lại như thế thì lúc ấy chẳng ai hiểu được. Nhưng chắc chắn Thiên Chúa có lý của Ngài. Điều hợp lý đối với Thiên Chúa không hẳn đã là hợp lý đối với con người. Vì thế, đối với người tin yêu Thiên Chúa, thì vâng lời Ngài luôn luôn là khôn ngoan hơn là làm theo ý mình. Dacaria đã làm theo ý Chúa chứ không phải ý mình khiến mọi sự rốt cuộc đều tốt đẹp.

Khi làm mọi công việc, người ngôn sứ luôn nghĩ rằng mình chỉ là công cụ mà Thiên Chúa dùng để làm công việc của Ngài chứ không phải của mình. Mình làm ngôn sứ cho Ngài chứkhông phải cho mình. Thiên Chúa luôn luôn là chủ, nên mọi việc mình làm cho Ngài đều phải theo thánh ý của Ngài, chứ không phải theo ý riêng của mình. Vì thế, người ngôn sứ luôn an tâm khi thấy mình đã hành động đúng với ý Chúa, được biểu hiện qua tiếng lương tâm và sựkhôn ngoan Thiên Chúa ban cho mình, đồng thời qua những dấu chỉ thời đại (những sự kiện đã và đang xảy ra). Nếu chúng ta làm theo ý Chúa thì Ngài sẽ chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do việc chúng ta làm. Và hậu quả xảy ra thế nào đều là do thánh ý của Ngài, người ngôn sứ không cần phải bận tâm hay thắc mắc. 
c. Có bàn tay Thiên Chúa trong cuộc đời ta

Thấy sự việc lạ lùng đối với trẻ Gioan, «ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi : “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em» (Lc 1,66). Người ngôn sứ khi làm công việc của Chúa chứ không phải của mình, thì luôn luôn có bàn tay Thiên Chúa ở với mình, phù hộ và hướng dẫn cuộc đời mình. Chỉ khi nào mình bắt đầu làm theo ý riêng mình, và làm vì mục đích của mình chứ không phải của Chúa khiến ta từ chối sự hướng dẫn của Chúa, thì ta mới bắt đầu mất đi sự khôn ngoan và phù trợ của Thiên Chúa. Gương của vua Saolê ngày xưa rất rõ nét về vấn đề này (xem 1Sm 15,24-28).

Niềm tin có bàn tay Thiên Chúa ở với mình là một trong những động lực mạnh nhất khiến các ngôn sứ – mặc dù bản tính có thể rất nhút nhát – vẫn dám làm những việc mà ngay cả người có bản tính can đảm tự nhiên vẫn không dám làm, miễn là việc đó là việc của Chúa, là việc mà lương tâm mình đòi buộc phải làm.




CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, xin cho con biết can đảm như Gioan, dám sống ngay chính và dám làm chứng cho Cha, cho chân lý, công lý và tình thương giữa lòng thế giới đảo điên hôm nay. Xin giúp con biết tin cậy vào quyền năng vô biên và sự quan phòng đầy khôn ngoan của Cha, để con luôn an tâm và mạnh dạn khi thi hành chức vụ ngôn sứ mà Cha đã trao cho con, cũng như đã trao cho bất kỳ người Kitô hữu nào khi họ lãnh nhận phép Rửa. Amen

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 43,16-21: (19) Này Ta sắp làm một việc mới, việc đó manh nha rồi, các ngươi không nhận thấy hay sao ? Phải, Ta sẽ mở một con đường giữa sa mạc, khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn. • Pl 3,8-14: (8) Vì Đức Kitô, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô (9) và được kết hợp với Người. Được như vậy, không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Môsê đem lại, nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Kitô. • TIN MỪNG: Ga 8,2-11
31/03/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Gs 5,9a.10-12: (9) Đức Chúa phán với ông Giôsuê: «Hôm nay Ta đã cất khỏi các ngươi cái ô nhục của người Ai Cập». • 2Cr 5,17-21: (17) Ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, cái mới đã có rồi. (19) Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa. • TIN MỪNG: Lc 15,1-3.11-32
26/03/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Xh 3,1-8a.13-15: (7) Đức Chúa phán: «Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai Cập. (8) Ta muốn giải thoát chúng». • 1Cr 10,1-6.10-12: (12) Ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã. • TIN MỪNG: Lc 13,1-9
06/03/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Ge 2,12-18: (13) Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người hối tiếc vì đã giáng hoạ. • 2Cr 5,20–6,2: (20) Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa. (21) Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người. • TIN MỪNG: Mt 6,1-6.16-18
03/03/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Hc 27,4-7: (5) Có thử lửa mới biết bình thợ gốm, nghe chuyện trò biết ai rởm ai hay. (6) Xem quả thì biết vườn cây, nghe lời miệng nói biết ngay lòng người. • 1Cr 15,54-58: (58) Anh em hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa vì biết rằng: trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích. • TIN MỪNG: Lc 6,39-45
25/02/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • 1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23: (8) Ông Avisai nói với ông Đavít: «Hôm nay Thiên Chúa đã nộp kẻ thù của cậu vào tay cậu. Bây giờ, xin cho cháu dùng giáo ghim nó xuống đất, một nhát thôi; cháu không cần đâm nhát thứ hai». (9) Ông Đavít nói với ông Avisai: «Đừng giết vua! Có ai tra tay hại đấng Đức Chúa đã xức dầu tấn phong mà vô sự đâu!». • 1Cr 15,45-49: (48) Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. • TIN MỪNG: Lc 6,27-38
19/02/2019
(Tìm hiểu Tin Mừng theo thánh Gio-an) – Bài 14 Có người thắc mắc, sao Chúa Giê-su đã hô “nào đứng dậy ! chúng ta đi khỏi đây”, rồi lại nói tiếp…
17/02/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Gr 17,5-8: (5) Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Đức Chúa! (7) Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân. • 1Cr 15,12.16-20: (19) Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. (20) Nhưng không phải thế! Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. • TIN MỪNG: Lc 6,17.20-26
08/02/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 6,1-2a.3-8: (3) «Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!» • 1Cr 15,1-11: (10) Tôi có là gì thì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi. • TIN MỪNG: Lc 5,1-11
03/02/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Gr 1,4-5.17-19: (17) Giavê nói với Giêrêmia: «Còn ngươi, hãy thắt lưng. Hãy chỗi dậy! Hãy nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho ngươi. Trước mặt chúng, ngươi đừng run sợ». • 1Cr 12,31–13,13: (12,31)Trong các ơn huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả. (13,1) Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng (…) (3) Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. (…) (7) Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được (…) (13) Hiện nay, đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến. • TIN MỪNG: Lc 4,21-30
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC