Cách chuẩn bị tuyệt vời nhất cho ngày Chúa đến

03/12/20188:51 SA(Xem: 8332)
Cách chuẩn bị tuyệt vời nhất cho ngày Chúa đến
Chúa Nhật thứ 1 Mùa Vọng

(2-12-2018)


Cách chuẩn bị tuyệt vời nhất 
cho ngày Chúa đến



ĐỌC LỜI CHÚA

  Gr 33,14-16?(16) Trong những ngày ấy, Giuđa sẽ được cứu thoát, Giêrusalem sẽ an cư lạc nghiệp. Đây là tên người ta sẽ đặt cho thành: «Đức Chúa là-sự-công-chính-của-chúng-ta!»
  1Tx 3,12-4,2(12) Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết, cũng như tình thương của chúng tôi đối với anh em vậy. 
•  TIN MỪNG: Lc 21,25-28,34-36
Những điềm lạ. Con Người quang lâm

(Khi ấy Đức Giêsu nói:) (25) «Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. (26) Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. (27) Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. (28) Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc»
Phải tỉnh thức và cầu nguyện

(34) «Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, (35) vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. (36) Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người».



CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:
1. Mua bảo hiểm để đề phòng rủi ro bất ngờ có phải là khôn ngoan không? Ta có bảo hiểm cho sự sống vĩnh cửu đời sau không? Bảo hiểm tránh rủi ro đời này có quan trọng bằng bảo hiểm tránh rủi ro đời sau không? 
2.   Ngày Chúa đến cần được hiểu thế nào? Ngày ấy có bất ngờ không? Nếu biết ngày ấy sẽ đến bất ngờ thì ta phải chuẩn bị thế nào cho khôn ngoan? 
3.   Cách chuẩn bị ngày Chúa đến cách khôn ngoan nhất là gì? Có cách chuẩn bị nào vừa thường hằng suốt cuộc đời ta,vừa  lại không làm ta bị căng thẳng, hồi hộp, vì Chúa đến bất kỳ lúc nào và cách nào thì ta vẫn luôn sẵn sàng không?

Suy tư gợi ý:

1.   Sự khôn ngoan đòi hỏi phải đề phòng rủi ro đến bất ngờ

Hiện nay, các công ty bảo hiểm làm ăn rất phát đạt, vì càng ngày người ta càng cảm thấy cần thiết phải đề phòng những rủi ro bất ngờ xảy đến: bệnh tật, tai nạn, chết chóc… Có bảo hiểm, khi những rủi ro xảy đến, họ không đến nỗi bị thiệt hại vì được đền bù. Điều khiến người ta lưu tâm và phải quyết định bảo hiểm đó là tính bất ngờ của sự rủi ro. Vì nếu người ta biết trước hay dự đoán trước được chính xác ngày giờ xảy đến và xảy đến thế nào, thì gần đến ngày giờ ấy, người ta mới phải chuẩn bị đề phòng. Nhưng nếu nó xảy ra bất ngờ, và có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, thì người ta phải luôn luôn đề phòng, và đề phòng không ngừng. Và lỡ có lúc nào không thể chuẩn bị hay đề phòng, thì lúc đó người ta không an tâm. Chính vì thế, người ý thức được tính bất ngờ của những rủi ro thì tìm cách mua bảo hiểm càng sớm càng tốt, để tâm hồn họ luôn luôn được bình an.

Những rủi ro, và thiệt hại từ rủi ro, có tính nhất thời và có ảnh hưởng nhất thời thì con người biết lo xa, đề phòng. Nhưng thật buồn cười và phi lý thay, những rủi ro và thiệt hại to lớn hơn vô cùng, có ảnh hưởng vĩnh viễn, đời đời, thì rất nhiều người lại chẳng thèm quan tâm, chẳng đề phòng hay chuẩn bị gì cả. Lý do rất đơn giản là vì họ không nghĩ đến, hay chưa đủ tin rằng có một cuộc sống vĩnh cửu sau cái chết, và cuộc sống đó hạnh phúc hay đau khổ tùy thuộc vào đời sống ngắn ngủi hiện tại. Họ có thể tin rằng nếu công cuộc làm ăn mà họ đang tiến hành bị thất bại, thì họ sẽ lâm vào thế kẹt khoảng 10 năm, vì thế họ phải cố gắng hết sức để thành công trong cuộc làm ăn này. Nhưng họ không quan tâm bao nhiêu đến sự thành bại của cả cuộc đời họ, đến cái hậu quả hết sức bi thảm và kéo dài vô tận nếu đời sống tâm linh của họ ở đời này bị thất bại.



2.   Tính bất ngờ của ngày Chúa đến

Điều quan trọng mà chúng ta cần phải lưu tâm đó là tính bất ngờ của ngày Chúa đến. «Ngày Chúa đến» ở đây có thể hiểu cách thực tế và cụ thể nhất là ngày Chúa gọi ta về với Ngài, tứcngày tận cùng của đời ta. Nếu ngày đó được ta chuẩn bị chu đáo, thì nó không có gì đáng sợ hay khủng khiếp đối với ta, vì đó là ngày mà ta bước vào một cuộc sống mới vĩnh cửu đầy hạnh phúc. Nhưng nếu ngày đó không được chuẩn bị tốt đẹp nên chúng ta phải ra trước tòa Chúa với một tình trạng tội lỗi, nghĩa là tâm hồn thiếu vắng tình yêu, đầy tính vị kỷ, thì ngày ấy đến với ta có thể sẽ rất khủng khiếp. Vì ta hoàn toàn chưa sẵn sàng để đối diện với sự phán xét công thẳng của Ngài. Ngày Chúa đến cũng có thể hiểu theo nghĩa lớn rộng hơn, là ngày tận cùng của toàn nhân loạingày Đức Giêsu trở lại để phán xét toàn nhân loại.

Dù hiểu theo nghĩa nào, ngày Chúa đến vẫn là ngày bất ngờ: bất ngờ chẳng những về thời gian mà còn về cách thức nữa. Người ta chẳng những không ai biết được mình sẽ chết ngày nào giờ nào, mà ngay cả chết cách nào cũng không ai chắc chắn được. Người chết trên giường bệnh, kẻ chết ngoài đường vì tai nạn xe cộ, người chết khi đang làm việc, kẻ chết khi đang nghỉ ngơi, người chết trong tình trạng sẵn sàng ra đi, kẻ chết không nhắm mắt vì còn tiếc nuối một điều gì, người chết trong hy vọng một số phận vĩnh cửu tốt đẹp, kẻ chết trong lo sợ vì không biết số phận đời sau mình ra sao… Và cũng chẳng ai biết được ngày Chúa đến phán xét toàn nhân loại sẽ xảy ra thế nào, rất có thể khác hẳn với những gì người ta dự kiến.

Kinh nghiệm khi Đức Giêsu đến lần thứ nhất cho thấy: mặc dù đã được các ngôn sứ tiên báo từ mấy trăm năm trước, nhưng khi Ngài đến thì chẳng mấy ai biết, vì họ không ngờ được Ngài lại đến theo cách ấy, hoàn toàn ngoài dự kiến của họ. Giới lãnh đạo tôn giáo thời ấy có ngờ trước được rằng chính họ lại là chủ mưu trong việc xúc phạm và giết chết Ngàibao giờ đâu? Họ luôn nghĩ rằng họ là người công chính nên ai phản đối họ, lên án họ thì đều là kẻ phá hoại tôn giáo và đáng giết chết! Thế mà Đức Giêsu lại là người phản đối và lên án họ nặng nề nhất! Vì cố chấp vào thành kiến của mình, nên con người thường không học được những bài học từ kinh nghiệm lịch sử!

Chính vì tính bất ngờ của cái chết mà người khôn ngoan luôn luôn phải chuẩn bị sẵn sàngđể có thể ra trước tòa Chúa bất kỳ lúc nào, dẫu Ngài đến dưới bất kỳ hình thức nào thường là không ngờ trước được! Phải chuẩn bị cách nào để bất kỳ lúc nào Chúa gọi, ta cũng ở trong tình trạng đẹp lòng Thiên Chúa, nghĩa là tâm hồn ta luôn tràn ngập tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Chuẩn bị như thế chính là sống thái độ «tỉnh thức» mà Đức Giêsu đề nghị trong bài Tin Mừng này.



3. Tỉnh thức nhưng lại phải hoàn toàn an tâm

Nếu chúng ta sống trong tâm trạng hồi hộp, lo âu đón chờ Chúa đến, thì đó không phải là cách tỉnh thức mà Đức Giêsu muốn chúng ta có. Tâm trạng hồi hộp, âu lo, sợ sệt là điều bất lợi cho tâm lý và thần kinh của ta. Ngài muốn ta tỉnh thức nhưng đồng thời lại hoàn toàn an tâm, không phải lo âu hồi hộp chút nào. Ngài muốn ta chuẩn bị trong tâm trạng bình an, vui tươi, thoải mái và hạnh phúc. Muốn chuẩn bị thế, ta cần củng cố tình yêu trong lòng chúng ta.

Một người sống trong tâm trạng yêu thương –yêu Thiên Chúa và thương mọi người– chắc chắn là một người đẹp lòng Thiên Chúa. Nếu yêu thương đã trở thành bản tính của ta, thì ta không thể sống mà không yêu thương. Dù yêu thương là tình trạng tâm hồn hay được thể hiện thành hành động, nếu yêu thương đã trở thành bản tính của ta, thì ta không thể làm bất kỳ việc gì mà không phải do yêu thương. Biến yêu thương trở thành bản tính của ta, đó là chuẩn bị ngày Chúa đến cách tốt nhất, hoàn hảo nhất. Lúc ấy yêu thương không còn là một hành động nhất thời khi thì có lúc thì không, mà là bản tính hay tâm trạng thường hằng của ta. Tất cả mọi hơi thở, mọi cử động, mọi tư tưởng, lời nói và việc làm của ta, dù là vô tình hay hữu ý, đều thấm nhuần tình thương. Tình thương phải là phản xạ tự nhiên trong tất cả mọi sinh hoạt của đời sống ta. Người có bản tính yêu thương thì nói lời yêu thương hay hành động yêu thương còn dễ dàng hơn là nói lời khó nghe hay hành động vị kỷ.

Muốn có được bản tính yêu thương như thế, trước tiên ta phải giác ngộ thâm sâu rằng tha nhân chính là bản thân nối dài của ta, hay nói cách khác, tha nhân chính là «cái tôi khác»của taBất cứ điều gì ta làm cho tha nhân cũng là làm cho chính ta, và cũng là làm cho chính Thiên ChúaBất kỳ điều tốt đẹp nào ta làm cho tha nhân thì sự tốt đẹp ấy cũng trở về với chính ta. Và bất kỳ điều xấu ác nào ta làm cho tha nhân thì sự xấu ác ấy sớm muộn gì cũng trở về với chính ta. Vì toàn thể nhân loại chỉ là một «cái tôi» hay một thân thể duy nhất, trong đó Đức Giêsu là đầu, còn tất cả mọi người đều là chi thể (x. 1Cr 12,12-26). Cái tay mà làm cho con mắt bị mù, thì rồi cái tay sẽ bị mất hẳn năng lực của mình, chẳng còn làm được nhiều việc như xưa nữa.

Giác ngộ được như thế rồi, ta còn phải luyện tập để sống phù hợp với sự giác ngộ ấy. Lâu dần, sự luyện tập trở thành thói quen, và thói quen được duy trì sẽ trở thành bản tính. Bản tính sẽ chi phối toàn bộ con người ta, từ quan niệm, tư tưởng, đến lời nói và hành động. Một người có bản tính là yêu thương như thế thì trở nên giống Thiên Chúa. Đó chính là thánh thiện, là đạo đức đúng nghĩa nhất. Và một khi ta đã đạt được bản tính yêu thương đó, thì cả cuộc đời ta sẽ chẳng còn cần phải chuẩn bị chút nào cho ngày Chúa đến nữachính bản tính yêu thương của ta là sự chuẩn bị tốt đẹp nhất, chu đáo nhất cho cái ngày trọng đại ấy. Chuẩn bị như thế, chẳng bao giờ ta phải sống trong hồi hộp lo âu cả. Tâm hồn ta sẽ luôn luôn bình an và hạnh phúc.



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, Đức Giêsu yêu cầu con phải tỉnh thức để khi Ngài đến thì con đã sẵn sàng trong tình trạng tốt đẹp. Nhưng lúc nào cũng tỉnh thức thì sẽ làm con dễ mệt mỏi và căng thẳng. Con nghĩ ra một cách tỉnh thức mà không bị mệt mỏi, đó là làm sao để bản tính của con giống như bản tính của Cha, đó là bản tính yêu thương. Nghĩa là yêu thương không chỉ còn là những hành động nhất thời lúc có lúc không, mà là một tâm trạng, một thái độ thường hằng in sâu trong bản chất của con. Chuẩn bị một lần thay cho tất cả, thì con sẽ chẳng phải sống trong tình trạng căng thẳng của sự tỉnh thức chuẩn bị. Và đó chính là cách tỉnh thức tốt nhất. Xin Cha giúp con chuẩn bị ngày Ngài đến theo cách ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 4,8-12: (12) Dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại để chúng ta nhờ vào danh đó mà được cứu độ. • 1Ga 3,1-2: (2) Khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy. • TIN MỪNG: Ga 10,11-18
16/04/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 3,13-15.17-19: (15) Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết : về điều này, chúng tôi xin làm chứng. • Ga 2,1-5a: (3) Căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người. (4) Ai nói rằng mình biết Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy. (5) Còn hễ ai giữ lời Người dạy, nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo • TIN MỪNG: Lc 24,35-48
08/04/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 4,32-35: (33) Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng. • 1Ga 5,1-6: (4) Điều làm cho chúng ta thắng được thế gian, đó là lòng tin của chúng ta. Nguồn mạch đức tin (5) Ai là kẻ thắng được thế gian, nếu không phải là người tin rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa? • TIN MỪNG: Ga 20,19-31
30/03/2018
• Cv 10,34a.37-43: (40) Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, (41) không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại. • Cl 3,1-4: (1) Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa, (2) […] chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. (3) Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa. • TIN MỪNG: Ga 20,1-9
21/03/2018
Sự xuất hiện tông huấn „Amoris Laetitia“ của giáo tông Phan-sinh đã tạo nên nhiều tranh luận giữa những người công giáo. Tổng giám mục Donald Wuerl thuộc tổng giáo phận Washington giờ đây đã có được một lối áp dụng giáo huấn của tông thư, mà không gây ra những lời qua tiếng lại trong công luận.
17/03/2018
• Gr 31,31-34: (33) Đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Ítraen: Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. • Dt 5,7-9: (8) Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; (9) và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người.
09/03/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • 2Sb 36,14-16.19-23: (15) Đức Chúa, Thiên Chúa của tổ tiên họ vẫn không ngừng sai sứ giả của Người đến cảnh cáo họ, vì Người hằng thương xót dân và thánh điện của Người. • Ep 2,4-10: (8) Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa; (9) cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hãnh diện.
28/02/2018
(5 tháng Giêng Kỷ Dậu, 1789) -Vua Quang Trung đã áp dụng chiến thuật gì để chiến thắng trận Ngọc Hồi: dùng những bó rơm cuốn tròn lăn đi trước hay dùng những tấm ván để đỡ đạn? -Tại sao Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên (quyển 30) và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (quyển 27) ghi chép khác nhau? -Sử nhà Thanh và sử nhà Nguyễn: bên nào chính xác hơn?
24/02/2018
1. Hai khuynh hướng tâm lý 2. Hai thứ tình yêu
15/02/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • St 9,8-15: (11) Ta lập giao ước của Ta với các ngươi : mọi xác phàm sẽ không còn bị nước hồng thuỷ huỷ diệt, và cũng sẽ không còn có hồng thuỷ để tàn phá mặt đất nữa. • 1Pr 3,18-22: (18) Chính Đức Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi của những kẻ bất lương hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. • TIN MỪNG: Mc 1,12-15 Đức Giêsu chịu cám dỗ trước khi công khai rao giảng Tin Mừng
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC