Gương Đức Giêsu: «facere et docere», Làm trước, dạy sau (Cv 1,1)

03/03/201911:06 SA(Xem: 8445)
Gương Đức Giêsu: «facere et docere», Làm trước, dạy sau (Cv 1,1)
CHIA SẺ TIN MỪNG
Chúa Nhật thứ 8 Thường Niên

(03-3-2019)


Gương Đức Giêsu: «facere et docere»,
Làm trước, dạy sau (Cv 1,1)
flower-3994500_960_720



ĐỌC LỜI CHÚA

  Hc 27,4-7(5) Có thử lửa mới biết bình thợ gốm, nghe chuyện trò biết ai rởm ai hay. (6) Xem quả thì biết vườn cây, nghe lời miệng nói biết ngay lòng người.
  1Cr 15,54-58(58) Anh em hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa vì biết rằng: trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích.
•  TIN MỪNG: Lc 6,39-45
Mù mà lại dắt mù. 

Khi ấy, Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn này: (39) Đức Giêsu còn kể cho môn đệ dụ ngôn này: “Mù mà lại dặt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố? (40) Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi.  


Cái rác và cái xà trong con mắt
(41) Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới? (42) Sao anh lại có thể nói với người anh em: “Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra”, trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!
Cây nào trái nấy

(43) “Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt.(44) Thật vậy, xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm sao bẻ được vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho. (45) Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra”.

CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:

1. Bạn là người đang có trách nhiệm hướng tinh thần hoặc tâm linh dẫn một số người, chẳng hạn những người trong gia đình bạn, con cái bạn, hay một tập thể lớn nhỏ nào đó. Bạn có ý thức rằng nếu bạn không đủ khôn ngoan sáng suốt thì bạn sẽ dẫn cả gia đình hay tập thể của bạn vào con đường sai lầm tai hại không? Bạn phải làm gì để tránh được tình trạng đó?

2.Có thể căn cứ vào lời nói của một người để biết người đó tốt hay xấu, ngay thẳng thật thà hay quanh co gian dối không? Kinh nghiệm cho bạn thấy thế nào về những người khéo nói, nói hay, nói giỏi?

3.Tại sao thấy lỗi của người thì dễ, mà thấy lỗi của mình thì khó? Bạn có thấy mình có khuynh hướng xấu ấy không? Làm sao để sửa?

Suy tư gợi ý:

1.  Những người dẫn lối chỉ đường cần phải sáng mắt

«Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?» (Lc 6,39) Đức Giêsu đưa ra một chân lý liên quan đến việc hướng dẫn, lãnh đạo bằng một minh họa rất cụ thể. Về tinh thần hay tâm linh, người không đủ khôn ngoan sáng suốt về mặt này mà lại dẫn lối chỉ đường cho người khác đi, thì chỉ có nước làm hại người ta thôi. Làm hại người ta về mặt vật chất nhiều khi không tai hại bằng làm hại người ta về mặt tâm linh. Vì thế, những người đang có trách nhiệm hướng đạo về mặt tâm linh cần phải có khả năng đích thực, phải biết nhìn xa trông rộng, có kiến thức đúng đắn và lành mạnh về tâm linh, nhất là phải có một đời sống tâm linh thật sự và sâu xa nữa, có tình yêu rộng mở, có lòng nhiệt thành, và có một đời sống tốt đẹp phù hợp với những hiểu biết về tâm linh.

Thời nay, rất nhiều người hướng dẫn tâm linh quá chú trọng tới những kiến thức (về tâm linh, về đời sống tâm linh, về Thiên Chúa, về đạo đức, về những việc phải làm), nhưng lại quá ít chú trọng tới kinh nghiệm đích thực về tâm linh, không chủ yếu giúp người khác cảm nghiệm về Thiên Chúa, có tương quan thật sự cá nhân với Ngài, mà chỉ nhồi nhét cho họ những kiến thức mình đã thu lượm được tại những lớp thần học, Thánh Kinh hay giáo lý. Người được họ hướng dẫn nhận thấy họ nói quá nhiều và quá hay so với thực tế họ sống và cảm nghiệm được. Họ quên rằng đời sống nội tâm của người hướng dẫn về tâm linh có sâu xa thì mới có khả năng hấp dẫn và lôi cuốn người khác đi vào con đường ấy. Lời nói hay, chỉ có tác động thoảng qua, còn gương sống, mới có tác dụng lôi cuốn đích thực. Người hướng dẫn sáng suốt là người giúp người khác sống được, thực hành được, chứ không phải chỉ giúp họ hiểu rõ hay hiểu đúng mà thôi.

Những người đang rao giảng Tin Mừng, không nên để Chúa trách như đã trách những người Pharisêu xưa: «họ nói mà không làm» (Mt 23,3), nhưng hãy bắt chước Đức Giêsu: «làm và dạy»,«facere et docere» nghĩa là làm trước, dạy sau như câu đầu tiên trong sách Tông Đồ Công Vụ mô tả (Cv 1,1).




2.  Căn cứ vào hành động mà biết được con người

Ngày nay, người ta chán ngán nhiều người trong xã hội cũng như trong Giáo Hội nói quá hay mà làm chẳng ra làm sao. Nhiều từ ngữ, nhiều tuyên bố kiểu dao to búa lớn, nghe rất kêu nhưng nội dung rỗng tuếch được lập đi lập lại hằng ngày trên các đài phát thanh, trên tivi, trên các chương trình quảng cáo, trên các bài giảng, bài báo, trong các mẩu đối thoại, những cuộc nói chuyện, v.v... Nhiều người lầm tưởng những người nói hay như vậy, là những người tốt. Nhưng Đức Kitô đã đưa ra cho chúng ta một nguyên tắc rất thực tiễn để biết được ai tốt ai xấu: «Cứ xem quả thì biết cây» (Lc 6,44). Để biết một người là tốt hay xấu, phải nhìn vào hành động của họ, chứ không chỉ nghe lời họ nói. Lời nói hay, chỉ có thể chứng minh được sự thông minh và lanh lợi, khả năng suy nghĩ sâu xa hay nông cạn của người đó, chứ không nói lên được tính đạo đức, tình yêu thương, sự quảng đại, cao thượng, ngay thẳng, trong sáng, can đảm của họ.

Kinh nghiệm đời thường cho thấy người càng hô hào cổ vũ bằng miệng nhiều, càng tuyên bố nảy lửa, giật gân, hùng hồn, thì càng ít hướng về hành động. Nghĩa là càng nói nhiều thì càng làm ít.

Kitô giáo là một đường lối sống, là một con đường hành động, chứ không phải là một lý thuyết để học hỏi, để bàn luận, tranh cãi. Đặc tính của Kitô giáo là nghiêng về hành động, hay hướng về hành động (action oriented). Lý thuyết tuy rất cần thiết, nhưng chỉ là phương tiện để đi đến hành động. Lý thuyết mà không đi đến hành động thì chỉ là lý thuyết xuông, vô giá trị. Thế giới được biến đổi nên tốt đẹp hơn là nhờ những con người hướng đến hành động hơn là những con người lý thuyết.

Vì thế, Kitô hữu nào muốn sống đúng lý tưởng hay bản chất của mình, thì phải tự phấn đấu đểtrở nên một người của hành động. Nghĩa là phải biến tất cả những điều mình chủ trương thành thực tế, phải biến Tin Mừng của Chúa Kitô thành hành động cụ thể. Tuyệt đối tránh tình trạng nói mà không làm, hay nói nhiều mà làm ít. Tốt nhất, người Kitô hữu nên nói ít mà làm nhiều. Làm cho bằng được rồi mới nói mới khuyên. Chưa làm được thì chưa nói gì, chưa khuyên ai.



3.  Tự sửa mình nhiều hơn sửa người khác

Người chủ trương làm nhiều hơn nói, tự nhiên sẽ quan tâm tới hành động của mình hơn là xét nét hành động của người khác. Họ sẽ tự xét xem hành động của mình còn thiếu sót chỗ nào, cần phải sửa chỗ nào. Họ nhận thấy: sửa chính bản thân mình thì dễ thực hiện vì điều ấy tùy thuộc vào chính mình, do mình làm chủ, nên hễ mình muốn sửa là sửa được. Còn sửa lỗi người khác thì khó hơn rất nhiều vì điều ấy không tùy thuộc vào mình, không do mình làm chủ. Vả lại, họ muốn chính mình nên thánh trước đã. Mình đã là thánh rồi thì cảm hóa hay sửa chữa người khác sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu bản thân mình còn đầy khiếm khuyết, thì mình sửa sang ai được? Người ta sẽ bảo «Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy mình đã» (Lc 4,23), đừng làm theo kiểu «Chân mình những lấm bê bê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người» (Ca dao).

Khi nói «Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới?» (Lc 6,41), Đức Kitô muốn chúng ta hãy tự xét lỗi chính bản thân mình đã, chứ đừng vội xét lỗi người khác. Thường thì ta dễ thấy những lầm lỗi của người khác, cho dù lầm lỗi ấy rất nhỏ. Còn những lầm lỗi của chính mình thì mình lại không thấy, cho dù rất lớn. Nếu một tập thể hay một gia đình mà trong đó ai cũng đều có tính chỉ nhìn thấy lỗi của người khác mà không thấy lỗi của chính mình thì đời sống chung sẽ rất khó chịu. Khi chỉ thấy lỗi của người khác, thì mình sẽ dễ dàng trách móc, bực bội, hờn giận người khác, và sẽ thấy thật đau khổ khi phải sống chung với những người ấy.

Đây là một khuynh hướng chung trong tâm lý mọi người. Nếu chúng ta không ý thức và phản tỉnh, hay nói theo từ của Tin Mừng là không tỉnh thức, thì chúng ta khó mà thoát khỏi tật xấu đó. Rất có thể ta đang có tật đó mà không biết, hoặc tưởng là không có. Chính tôi -người viết bài này- nhận thấy nhiều người chung quanh mình được coi là loại khá phản tỉnh mà cũng mắc phải tật này. Và biết đâu người khác nhìn vào tôi cũng thấy tôi có tật như vậy, đang khi chính tôi lại tưởng mình không hề có tật ấy!? Phải xét mình thường xuyên ta mới tránh được tật xấu này.



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, xin cho con nhận ra những lầm lỗi của con, chứ không phải thấy lỗi của người khác. Thấy được lầm lỗi của mình thì có lợi hơn thấy lầm lỗi kẻ khác. Nhờ đó mà khiêm nhượng hơn, dễ sống với người khác hơn. Xin cho con đủ thành thật và khiêm nhượng để thấy được lỗi của chính mình. Amen.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Ml 3,19-20a: (19) Vì này Ngày ấy đến, đốt cháy như hoả lò. Mọi kẻ kiêu ngạo và mọi kẻ làm điều gian ác sẽ như rơm rạ. Ngày ấy đến sẽ thiêu rụi chúng - Đức Chúa các đạo binh phán - không còn chừa lại cho chúng một rễ hay cành nào. • 2 Tx 3,7-12: (8) Chúng tôi đã chẳng ăn bám ai, trái lại đêm ngày đã làm lụng khó nhọc vất vả, để khỏi nên gánh nặng cho người nào trong anh em.
10/11/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • 2Mcb 7,1-2.9-14: (9) Chúng tôi chết vì Luật pháp của Vua vũ trụ, nên Người sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời. • 2Tx 2,16-3,5: (16) Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta, đã dùng ân sủng mà ban cho chúng ta niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông tốt đẹp. • TIN MỪNG: Lc 20,27-38
03/11/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Kn 11,22-12,2: (23) Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải. (24) Quả thế, Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra, vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên. • 2Tx 1,11-2,2: (11) Xin Thiên Chúa giúp chúng ta làm cho anh em mình xứng đáng với ơn gọi; xin Người dùng quyền năng mà hoàn thành mọi thiện chí của anh em và mọi công việc anh em làm vì lòng tin. • TIN MỪNG: Lc 19,1-10
13/10/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • 2V 5,14-17: (Sau khi được ngôn sứ Êlisa chữa khỏi bệnh cùi), (17) ông Naaman nói: «Nếu ngài từ chối, thì xin cho phép tôi tớ ngài đây mang về một số đất vừa sức hai con lừa chở được, vì tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài Đức Chúa». • 2Tm 2,8-13: (10) Tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời. • TIN MỪNG: Lc 17,11-19
30/09/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Am 6,1a.4-7: (1) Khốn cho những kẻ sống yên ổn tại Xion, và sống an nhiên tự tại trên núi Samari (…), (6) nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giuse sụp đổ ! (7) Vì thế, chúng sẽ bị lưu đày, và dẫn đầu những kẻ bị lưu đày. • 1Tm 6,11-16: (11) Phần anh, hỡi người của Thiên Chúa, hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hòa. • TIN MỪNG: Lc 16,19-31
22/09/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Am 8, 4-7: (Đức Chúa phán:) (4) Hãy nghe đây, hỡi những ai đàn áp người cùng khổ và tiêu diệt kẻ nghèo hèn trong xứ. (7) Ta sẽ chẳng bao giờ quên một hành vi nào của chúng. • 1Tm 2, 1-8: (3) (…) Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, (4) Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý. • TIN MỪNG: Lc 16, 1-13
14/09/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Xh 32,7-11.13-14: (11) Ông Môsê thưa với Chúa: «Lạy Chúa, sao Ngài lại nổi giận với dân Ngài, dân mà Ngài đã đưa ra khỏi đất Aicập». (14) Đức Chúa đã thương, không giáng phạt dân Người như Người đã đe. • 1Tm 1,12-17: (15) Đức Kitô Giêsu đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. • TIN MỪNG: Lc 15,1-10
14/09/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Kn 9,13-18: (15) Quả vậy, thân xác dễ hư nát này khiến linh hồn ra nặng, cái vỏ bằng đất này làm tinh thần trĩu xuống vì lo nghĩ trăm bề. • Plm 9b-10.12-17: (9b) Tôi, Phaolô, một người đã già và hơn nữa, một người đang bị tù vì Đức Kitô Giêsu. • TIN MỪNG: Lc 14,25-33
01/09/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Hc 3,19-21.30-31: (18) Càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa. (20) Vì quyền năng Đức Chúa thì lớn lao: Người được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhường. • Dt 12,18-19.22-24a: (23) Anh em đã tới cùng Thiên Chúa, Đấng xét xử mọi người, đến với linh hồn những người công chính đã được nên hoàn thiện. (24) Anh em đã tới cùng vị Trung Gian giao ước mới là Đức Giêsu. • TIN MỪNG: Lc 14,1.7-14
24/08/2019
TIN MỪNG: Lc 13,22-30 Thiên Chúa ruồng bỏ người Do-thái bất trung và kêu mời dân ngoại
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC