Sám hối là việc cần thiết để trở nên công chính

12/01/20203:30 CH(Xem: 6730)
Sám hối là việc cần thiết để trở nên công chính
CHIA SẺ TIN MỪNG
Chúa Nhật Lễ Chúa chịu phép Rửa

(12-1-2020)


Sám hối là việc cần thiết để trở nên công chính

IMG_E4353




ĐỌC LỜI CHÚA

  Is 42,1-4,6-7(1) Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng, Ta cho thần khí Ta ngự trên nó; nó sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân.
  Cv 10,34-38(34) Thiên Chúa không thiên vị người nào. (35) Hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận.
•  TIN MỪNG: Mt 3,13-17
Đức Giêsu chịu phép rửa

(13) Bấy giờ, Đức Giêsu từ miền Galilê đến sông Giođan, gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình. (14) Nhưng ông một mực can Người và nói: «Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi! » (15) Nhưng Đức Giêsu trả lời: «Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính». Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ý Người.

(16) Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. (17) Và có tiếng từ trời phán: «Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người».


CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:
1. Phép rửa của Gioan khác với phép rửa trước đó của Do Thái giáo làm cho dân ngoại ở chỗ nào? Ông làm phép rửa với mục đích gì?

2. Tại sao Đức Giêsu hoàn toàn vô tội lại yêu cầu Gioan làm phép rửa cho mình? Ngài có phi lý khi yêu cầu điều đó không?

3. Tại sao khi Đức Giêsu nói: «Chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính» thì Gioan mới làm phép rửa cho Ngài? Câu đó có ý nghĩa gì?

Suy tư gợi ý:

1.  Phép rửa của Gioan Tẩy Giả

Gioan Tẩy giả là vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước xuất hiện khoảng năm 30 sau công nguyên. Trước ông, có khoảng 20 vị ngôn sứ được Thánh Kinh ghi nhận đã xuất hiện rải rác trong khoảng 450 năm, bắt đầu là ngôn sứ Êlia (khoảng năm 900 trước CN), và cuối cùng là ngôn sứ Giona (khoảng năm 350 trước CN). Kể từ ngôn sứ Giona, suốt gần 400 năm, dân Do Thái không có một ngôn sứ nào xuất hiện. 

Năm 63 trước CN, Do Thái bị đế quốc Rôma thống trị tàn bạo, nên từ đó dân chúng ai nấy đều nóng lòng chờ đợi Đấng Cứu Thế đến giải phóng dân Ngài. Thế rồi Gioan Tẩy giả xuất hiện như một vị ngôn sứ, ông ăn mặc giống Êlia (2V 1,8; x. Mt 3,4), rao giảng cùng một sứ điệp như Êlia về sự phán xét của Thiên Chúa, đồng thời kêu gọi «hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần» (Mt 3,2) và loan báo sẽ có một «Đấng đến sau ông, quyền thế hơn ông và ông không đáng xách dép cho Người» (Mt 3,11b). Vì thế, dân chúng cảm thấy có một cuộc phục hưng lớn về mặt tôn giáo bắt đầu xảy ra để chuẩn bị Nước Trời sắp đến. Chính Gioan cũng rất ý thức về cuộc phục hưng ấy mà ông là người góp phần vào.

Trước khi Gioan xuất hiện, phép rửa là một nghi thức mà người Do Thái vẫn thường làm cho dân ngoại khi họ gia nhập Do Thái giáo. Ai đã theo Do Thái giáo rồi thì không lãnh nhận phép rửa nữa. Còn Gioan thì lại làm phép rửa cho chính người đã theo Do Thái giáo. Phải nói đó là một chuyện lạ đời đối với dân chúng. Phép rửa của ông có ý nghĩa là: «Nước Trời đã gần đến» (Mt 3,2), mà người khai mạc là một «Đấng đến sau ông, quyền thế hơn ông và ông không đáng xách dép cho Người» (Mt 3,11b). 

Để đón Nước Trời cùng với Đấng ấy, con người phải chuẩn bị bằng việc sám hối, dù đã là người Do Thái giáo. Và hình thức biểu lộ cụ thể là lãnh nhận phép rửa. Thánh Phaolô cho biết mục đích phép rửa của Gioan: «Ông Gioan đã làm một phép rửa tỏ lòng sám hối, và ông bảo dân tin vào Đấng đến sau ông, tức là Đức Giêsu» (Cv 19,4). Tóm lại, phép rửa của Gioan nhằm giúp dân chúng sám hối hầu chuẩn bị một kỷ nguyên mới do Đức Giêsu khai mạc và thực hiện.

Ngoài phép rửa ông đang làm, ông còn giới thiệu cho dân Do Thái một thứ phép rửa khác mà ông không làm được: «Đấng đến sau tôi (…) sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa» (3,11c). Vì thế, khi Đức Giêsu đến để xin ông làm phép rửa cho Ngài, thì ông thấy yêu cầu ấy quả là nghịch lý. Ông cho rằng «Chính ông mới cần được Ngài làm phép rửa», thứ phép rửa «trong Thánh Thần và lửa» của Ngài, chứ đâu có chuyện ngược đời là ông lại làm phép rửa cho Ngài. Nhưng Đức Giêsu trả lời: «Chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính» (Mt 3,15). Lúc ấy Gioan mới chịu làm theo ý Ngài.



2.  Tại sao Đức Giêsu lại lãnh nhận phép rửa của Gioan?

Quả thật, việc Đức Giêsu đòi Gioan làm phép rửa cho mình là một chuyện nghịch lý. Nhưng Ngài có lý của Ngài. Chắc chắn Ngài chịu phép rửa của Gioan không phải như những người Do Thái khác là để tỏ lòng sám hối tội lỗi, vì bản thân Ngài hoàn toàn vô tội. Chính phép rửa của Gioan là để chuẩn bị tâm hồn con người đón Ngài đến, thì tại sao Ngài lại chịu phép rửa của Gioan? Ngài chịu phép rửa của Gioan là vì:

– Tuy bản thân Ngài hoàn toàn vô tội, nhưng Ngài là «Đấng gánh tội trần gian» (Ga 1,29b), nghĩa là Ngài chất đầy tội lỗi của nhân loại trên bản thân mình. Vì thế, trước mặt Thiên Chúa, với tư cách đại diện cho toàn nhân loại, Ngài phải tự liệt mình vào hàng tội nhân cần phải sám hối. Và Ngài sám hối thay cho toàn nhân loại, tương tự như Môsê (x. Xh 9,27; 32,31-32; Lv 8,14-15), Nêhêmi (x. Nkm 1,6-7), Ét-ra (x. Er 10,1.6) và Đanien (x. Đn 10,2) đã từng làm.

– Với tư cách Đấng Cứu Chuộc nhân loại, Ngài muốn hòa mình với loài người tội lỗi để cùng họ sám hối trước mặt Thiên Chúa. Đây quả là thái độ khiêm nhường và đầy tình yêu, một thái độ cần thiết phải có để được tha tội, và riêng đối với Ngài, đó là thái độ cần thiết để chuộc tội cho nhân loại trước Thiên Chúa. Thái độ này khác hẳn với thái độ của người Pharisêu, thích tự coi mình là những người thánh thiện, muốn được tách biệt hẳn với đa số dân chúng mà họ coi là tội lỗi.

– Ngài muốn đánh dấu việc bắt đầu cuộc đời công khai của mình bằng hành động sám hối thay cho nhân loại, và kết thúc cuộc đời Ngài bằng việc chết trên thập giá để đền tội thay cho nhân loại. Cái chết của Ngài chính là «phép rửa bằng lửa» (x. Mt 3,11) cho những ai tin vào Ngài và sống giới răn yêu thương của Ngài. Phép rửa này có khả năng xóa sạch tội lỗi của họ trước mặt Thiên Chúa. Nhờ đó, toàn cuộc đời công khai của Ngài mang ý nghĩa sám hối và đền tội thay cho nhân loại.

– Ngài muốn ủng hộ phép rửa và chủ trương phải sám hối của Gioan. Vì muốn gia nhập Nước Trời, công việc cần thiết đầu tiên là phải sám hối, nhìn nhận tội lỗi mình trước Thiên Chúa, quyết tâm sống đời sống mới, mặc lấy những quan niệm mới và thay đổi cách sống cho phù hợp với quan niệm mới ấy… Sám hối mà Gioan đòi hỏi không chỉ là thứ sám hối xuông theo nghi thức, chỉ tỏ vẻ hối hận nhưng sau đó không có gì thay đổi cả, mà là thứ sám hối đòi buộc phải có «hoa quả chứng tỏ lòng sám hối» (Mt 3,8).



3.  «Chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính»

Khi Đức Giêsu yêu cầu Gioan làm phép rửa cho Ngài, Gioan một mực can ngăn, nhưng Ngài bảo: «Chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính» (Mt 3,15). Đức công chính đòi hỏi phải hành xử phù hợp với thực trạng của mình. Đức Giêsu đại diện cho cả nhân loại tội lỗi, họ đã đi sai trệnh đường lối Thiên Chúa, nên Ngài phải đại diện cho toàn nhân loại sám hối trước mặt Thiên Chúa. Người có tội mà nhìn nhận tội lỗi mình đồng thời sám hối và quyết tâm sửa đổi, thì người ấy mới trở nên công chính.

Sám hối không phải chỉ là nhìn nhận bản chất mình là tội lỗi, mà quan trọng hơn là phải nhận ra bản chất mình là «hình ảnh của Thiên Chúa», «được tạo dựng giống như Thiên Chúa» (St 1,26-27), là «con cái Thiên Chúa» (Lc 20,36; Rm 8,14.16; Gl 3,26), và mang trong mình bản tính thần linh của Ngài (x. 2Pr 1,4), nhưng lại sống không đúng với bản chất cao cả ấy của mình. Chính vì thế, chúng ta làm nhục Thiên Chúa

Tương tự như một hoàng tử, là cành vàng lá ngọc, mà lại làm những việc đê tiện, bỉ ổi khiến vua cha phải xấu hổ vì con. Thật vậy, nếu bản chất của ta là tội lỗi thì khi ta sống trong tội lỗi, ta không có gì đáng trách vì ta đã sống đúng với bản chất của mình. Tương tự như một người hạ tiện làm công việc hạ tiện thì không có gì đáng xấu hổ. Nhưng bản chất ta là thánh thiện, nếu ta lại chấp nhận vùi mình trong tội lỗi, thì ta thật đáng trách. Chẳng khác gì một người có tấm thân ngọc ngà mà lại cam lòng vùi mình vào đám phẩn hôi.

Nếu ta chưa sống đúng với bản chất thánh thiện cao cả của mình, thì sự công chính đòi hỏi ta phải sám hối. Sám hối là phải thay đổi quan niệm và trở thành «con người mới» (Ep 4,24; Cl 3,10), đúng với bản chất thánh thiện và cao cả ấy. Vì nhân loại đầy tội lỗi, Đức Giêsu đã phải thực hiện sự sám hối ấy với tư cách đại diện cho toàn nhân loại, để nhân loại nên công chính trước Thiên Chúa. Phần chúng ta, chúng ta cũng phải «làm như vậy để giữ trọn đức công chính».



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, Đức Giêsu thánh thiện và hoàn toàn vô tội, thế mà vì yêu thương nhân loại tội lỗi, Ngài đã gánh lấy tội lỗi nhân loại, và tự liệt mình vào hàng những người tội lỗi cần phải sám hối. Còn con thì lại hành động ngược lại, con tuy tội lỗi nhưng lại thích được người khác tôn vinh và thích làm như mình là một người thánh thiện. Con rất ngại phải nhìn nhận mà chỉ muốn chối phăng những tội lỗi của mình. Ôi, xin cho con biết hành xử như Đức Giêsu khi xin Gioan làm phép rửa cho mình.

Nguyễn Chính Kết
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 49,3.5-7: (6) Ta đã gọi ngươi, vì muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta, (7) để ngươi mở mắt cho những ai mù loà, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm. • 1 Cr 1,1-3: (3) Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an. • TIN MỪNG: Ga 1,29-34
05/01/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 60,1-6: (2) Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi Đức Chúa như bình minh chiếu toả, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi. (3) Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước. • Ep 3,2-3a.5-6: (6) Mầu nhiệm Đức Kitô là: trong Đức Kitô, nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Dothái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa. • TIN MỪNG: Mt 2,1-12
29/12/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Hc 3,3-7.14-17a: (3) Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, (4) ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. (5) Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe. (6) Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng. (14) Lòng hiếu nghĩa đối với cha mẹ sẽ không bị quên lãng, và sẽ đền bù tội lỗi cho con. • Cl 3,12-21: (14) Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. (18) Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. (19) Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. (20) Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. • TIN MỪNG: Mt 2,13-15.19-23
23/12/2019
https://www.facebook.com/ArchbishopTagle/videos/585196215371807/
22/12/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 9,1-6: (5) Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. • Tt 2,11-14: (12) Chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian. • TIN MỪNG: Lc 2,1-20
15/12/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 35,1-6a.10: (5) Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được, (6) kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò. • Gc 5,7-10: (8) Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa quang lâm đã gần tới. • TIN MỪNG: Mt 11,2-11
08/12/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 11,1-10: (3) Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói, (4) nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo hèn. • Rm 15,4-9: (4) Mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta nên kiên nhẫn, và an ủi chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy. • TIN MỪNG: Mt 3,1-12
02/12/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 2,1-5: (4) Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc. Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. • Rm 13,11-14: (11) Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia. • TIN MỪNG: Mt 24,37-44
24/11/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • 2Sm 5,1-3: (3) Toàn thể kỳ mục Ítraen đến gặp Đavít tại Khéprôn. Đavít lập giao ước với họ tại Khéprôn, trước nhan Đức Chúa. Rồi họ xức dầu tấn phong Đavít làm vua Ítraen. • Cl 1,12-20: (13) Thiên Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái của Ngài; (14) trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi. • TIN MỪNG: Lc 23,35-43
17/11/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Ml 3,19-20a: (19) Vì này Ngày ấy đến, đốt cháy như hoả lò. Mọi kẻ kiêu ngạo và mọi kẻ làm điều gian ác sẽ như rơm rạ. Ngày ấy đến sẽ thiêu rụi chúng - Đức Chúa các đạo binh phán - không còn chừa lại cho chúng một rễ hay cành nào. • 2 Tx 3,7-12: (8) Chúng tôi đã chẳng ăn bám ai, trái lại đêm ngày đã làm lụng khó nhọc vất vả, để khỏi nên gánh nặng cho người nào trong anh em.
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC