Marcel Văn: Một người yêu chúa ở giữa những người cộng sản

30/05/20167:47 CH(Xem: 7964)
Marcel Văn: Một người yêu chúa ở giữa những người cộng sản
MARCEL VĂN
TU SĨ DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM
(15/3/1928 – 10/7/1959)

 
Đôi dòng tiểu sử:

Marcel Văn tên thật là Nguyễn Tân Văn.
Sinh ngày 15 tháng 3 năm 1928, tại Ngăm Giáo, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ngăm Giáo là một làng nhỏ nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, thuộc vùng châu thổ sông Hồng.
Rửa tội ngày 16 tháng 3 năm 1928.
Tên thánh: Gioakim.
Ngày 22 tháng 6 năm 1944, Văn nhận thư báo được vào dòng của cha Letourneau.
Ngày 15 tháng 7 rời gia đình.
Ngày 17 tháng 10 năm 1944 gia nhập lớp Dự tu với tên dòng là Marcel.
Nhận áo dòng ngày 8 tháng 9 năm 1945.
Khấn dòng ngày 8 tháng 9 năm 1946 (cùng ngày khấn với thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu 8/9/1890).
Ngày 7 tháng 2 năm 1950 vào Saigon,
Tháng 3 năm 1952 lên phục vụ tại Đà Lạt,
Ngày 14 tháng 9 năm 1954, Văn trở về phục vụ tại Nhà Hà Nội (Hiệp định chia đôi đất nước 11/7/1954),

Ngày 7 tháng 5 năm 1955 Văn bị bắt ngoài đường phố Hà Nội, bị tra hỏi, bắt giam, tra tấn,… Rời trại giam Hỏa Lò, Văn bị đưa đi trại giam Mõ Chén cách Hà Nội hơn 50 cây số.
Tháng 8 năm 1957, Văn bị đưa đi giam ở Yên Bình, cách Hà Nội 150 cây số về hướng Tây Bắc. Rất nhiều ngày bị đánh đập, giam trong xà lim, bỏ đói, tra tấn khủng khiếp.
Tháng 6 năm 1959, Văn kiệt sức, bị lao phổi nặng,
Lúc 10 giờ ngày 10 tháng 7 năm 1959, Văn về với Chúa trong an bình.

 

Cuộc đời của một con người


Văn là con thứ ba trong một gia đình đạo hạnh, hai người trước là một trai và một gái. Văn còn có thêm một người em gái, tên là Anna Tế, nay là nữ tu dòng Nữ Chúa Cứu Thế tại Montreal, Canada.

Ngay từ bé, Văn đã tỏ rõ hai đặc tính, một là biết vận dụng lý trí một cách cương quyết, hai là có trí nhớ các chi tiết một cách lạ lùng.

1935 – 1940: Mang ý tưởng dâng mình cho Chúa và được gia đình ủng hộ (như chúng ta thường thấy trong các gia đình Công giáo miền Bắc), khi vừa rời tuổi thơ, Văn được gởi đến sống trong một nhà xứ (Hữu Bằng) với ý hướng học tập La ngữ và các môn học khác chuẩn bị để vào chủng viện. Nhưng mọi sự đã không xảy ra như mong muốn. Tình trạng bê bối trong nhiều lãnh vực, cách riêng trong mối quan hệ nam nữ, buông tuồng trong cách sống chung và bè phái trong tập thể gây ra tình trạng bất công trong tập thể những thanh thiếu niên sống trong nhà xứ, cùng với sự thờ ơ và nhẫn tâm của cha xứ đã đẩy Văn vào ngõ cụt. Văn đã phải chịu đựng hoàn cảnh này rất lâu, nhiều toan tính nhưng đều không thể thực hiện được.

1940: Bản tính cương quyết và thẳng thắn đã đánh bật Văn ra khỏi tập thể nhà xứ. Đúng vào lúc đó, gia đình Văn suy sụp vì làm ăn thất bại, cha Văn lâm vào nghiện ngập. Theo lề thói bình thường của một vùng quê toàn tòng, gia đình Văn đã không chấp nhận sự trở về của Văn. Từ đó, Văn trở thành cậu bé không nhà không cửa, lang thang đầu đường xó chợ và nếm đủ mọi vị đắng cay cuộc đời. Đây là giai đoạn bi thảm nhất của Văn trong thời niên thiếu, sau này, thập giá sẽ còn cắm ngập vào đời Văn một cách sâu đậm hơn nữa. Tuy nhiên, chúng ta thấy rõ bàn tay Chúa dẫn đưa những ai đặt lòng trông cậy nơi Chúa, Chúa chẳng bỏ rơi bao giờ. Văn đã đi qua những khổ đau nhất của cuộc đời, nhưng bàn tay Chúa vẫn đỡ nâng Văn. Sau này Văn ý thức điều đó hơn ai hết.

1941 – 1942: Được gia đình đón nhận lại trong ý hướng trở lại nhà xứ Hữu Bằng, một lần nữa, Văn trở về địa ngục trần gian. Lần này, Văn khôn khéo hơn để có thể đi hết quãng đường niên thiếu. Hết sức khôn khéo và kiên trì, Văn lần lượt vượt qua sự đố kỵ và bè phái. Văn khép mình vào một sự chịu đựng liên lỉ để cố gắng đi đến đích, tránh va chạm và luôn chịu sự thua thiệt. Mãn thời kỳ niên thiếu, Văn được gia nhập Chủng viện Lạng Sơn. Nhưng chỉ được 6 tháng, Chủng viện phải đóng cửa vì chiến tranh và vì thiếu nguồn lương thực tiếp tế. Có những người bạn của Văn thời đó hiện nay còn sống như cha già Khấn đang nghỉ hưu ở Cali, Hoa Kỳ. Bóng thập giá không bao giờ khuất trên đường Văn đi.

Trong khoảng thời gian này, Văn làm quen được với chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, mối tình thân thiết giữa Văn và Têrêsa rất sâu đậm. Qua nhật ký Văn để lại cho biết, Văn đã từng trò chuyện thân mật với Têrêsa. Mọi băn khoăn Văn đều tâm sự với chị và nghe được những lời khuyên bảo khôn ngoan từ chị thánh. Chị Têrêsa trở thành người linh hướng vững chắc cho Văn, chị trở thành người chị mến yêu của Văn. Chính chị thánh Têrêsa đã hướng dẫn Văn trên con đường dâng mình cho Chúa, đặc biệt trong việc tìm đến với Dòng Chúa Cứu Thế trong ơn gọi trợ sĩ (tu sĩ không chức linh mục). Khi Văn bày tỏ ý muốn làm người trợ sĩ trong Dòng, cha bề trên lấy làm ngạc nhiên về một cuộc chọn lựa dứt khoát không do dự của Văn. Ngài biết đâu Văn đã có vị linh hướng khôn ngoan tuyệt vời của Thiên Chúa.

1944 – 1954: Văn tìm đến với Dòng Chúa Cứu Thế và dấn thân trong Dòng Thánh. Lần lượt phục vụ tại Saigon rồi lên Đalat. Sau ngày đất nước chia đôi, ngược dòng người chạy trốn cộng sản vào Nam, Văn được bề trên sai trở lại Hà Nội, cùng với Cha Giuse Vũ Ngọc Bích, thầy Clemente Đạt giữ đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà. Khi trở về Hà Nội để sống trong chế độ Cộng sản, trong nhật ký Văn để lại, với ý nghĩ riêng, Văn rất ngán ngẩm phải về lại Hà Nội khi đoàn người lũ lượt bỏ đi. Văn cũng rất ái ngại chế độ với chủ trương vô thần, nhưng vì đức vâng lời, Văn đã cầu nguyện và Văn tự nhủ: “Tôi đến Hà Nội để ít nhất có một người yêu Chúa ở giữa những người cộng sản”.

Đức vâng lời và lòng thánh thiện đã giúp Văn tiếp tục khám phá ra ơn gọi của mình, nhận biết thánh ý Chúa trong hoàn cảnh riêng tư của mình. Văn đã biết và can đảm, quảng đại thi hành. Văn muốn trở thành muối, Văn muốn trở nên men. Văn đã sống tận cùng thân phận làm muối và men của mình.

Qua nhật ký của Văn, người ta nhận ra Văn đã đến một giai đoạn vắng bóng chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Thì ra, khi Văn đã đạt tới đỉnh cao của sự kết hiệp với Chúa Giêsu, người linh hướng khôn ngoan tuyệt vời đã âm thầm rút lui. Không còn đọc được những cuộc trao đổi với Têrêsa nữa mà chỉ còn là những trao đổi thân tình với Chúa Giêsu. Từ giai đoạn này, Văn đã nói chuyện với Chúa Giêsu như nói với một người bạn, một người anh, một người cha dấu yêu của mình, Văn ngoan ngoãn khép mình trong lời dạy bảo của Chúa, ngọt ngào, êm đềm, nhưng cũng không ít đắng cay. Chúa vẫn luôn dành thập giá cho người Chúa yêu mến.

Ở Hà Nội, Văn trung thành với những công việc hàng ngày do cha Bề trên giao phó. Cảnh hỗn loạn và những lời lộng ngôn làm Văn rất đau khổ, nhưng bây giờ Văn đã học được cách sống thân mật với Chúa. Văn đã biết chăm bón cho đời mình chờ ngày nở hoa trên thập giá. Một hôm, Văn có việc phải đi sửa chiếc xe Mobylette, Văn bị bắt ngay sau một cuộc đối thoại tại chỗ Văn sửa xe. Người ta nói một điều sai về chế độ ở Saigon, Văn thấy không đúng nên lên tiếng bảo vệ sự thật. Thái độ thẳng thắn và trung thực đã đưa Văn vào lao lý.

Trong các trại tù, cho dù vô cùng khổ cực, Văn vẫn một lòng trung thành với Chúa, trung thực với chính mình và hết lòng yêu thương Hội Thánh. Các lá thư của Văn gởi ra bằng nhiều cách đã cho chúng ta nhiều tin tức quí báu. Người ta chỉ muốn Văn nhận tội làm gián điệp để kết án Văn, nhưng Văn không nhận vì đó là sai sự thật. Người ta lại muốn Văn nhận làm báo cáo viên cho họ để theo dõi cha Bề trên, nhưng vẫn Văn cương quyết không nhận. Người ta còn chiêu dụ Văn gia nhập nhóm “công giáo yêu nước” để chống lại Giáo Hội, đời nào Văn nhận làm điều đó. Văn đã phải trả giá rất đắt cho những lập trường của mình.

Cả cuộc đời Văn đã làm chứng cho tình yêu, một tình yêu duy nhất, trọn vẹn và dâng hiến. Tình yêu duy nhất này chỉ dành cho Thiên Chúa và Hội Thánh của Người.

 

Hai ý tưởng từ cuộc đời Văn đáng làm cho chúng ta suy nghĩ :
– Có một người yêu Chúa ở giữa những người cộng sản.
– Lên tiếng và bảo vệ sự thật.

 

Viết ngày 4 tháng 5 năm 2009 (năm kỷ niệm 50 năm ngày Văn qua đời: 10/7/1959).

Lm. Vĩnh Sang, dcctvn (http://www.dcctvn.net/news.php?id=4279)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2018
It is always a fascinating exercise to look back over the year and try to select the most memorable books reviewed. Why this book and not that one? By what criterion does one make one’s choices? I have decided finally on the simple measurement of a gut instinct: how much of the book in question remains in my memory, deserving to be re-read.
10/12/2018
[ Được phỏng vấn & phát thanh trên đài Đáp Lời Sông Núi RadioDLSN.com bắt đầu ngày 20 tháng 10 năm 2018 ]
10/12/2018
[ Được phỏng vấn & phát thanh trên đài Đáp Lời Sông Núi RadioDLSN.com bắt đầu ngày 20 tháng 10 năm 2018 ]
05/07/2018
Đối với tín hữu Ki-tô, sự hiện diện của đức Giê-su lịch sử là điều đương nhiên. Theo Kinh Thánh, Người đã sống và hoạt động trong nửa đầu thế kỉ thứ I. Người là đấng Cứu Độ mà loài người vẫn chờ mong, là con của Thiên Chúa, đã chết trên thập tự, đã phục sinh và đã về trời cùng với Cha Người.
17/06/2018
Hy vọng không chỉ sau khi đã tìm thấy tự do, mà hy vọng ngay giữa lòng chảo tử thần. Hy vọng chính là cứu cánh duy nhất của người tù cải tạo, hay của bất cứ ai sống dưới chế độ Cộng Sản, ở nơi mà tác giả đã chân thành thổ lộ, “Sự chọn lựa giữa cái đói cào cấu và sự giữ thẳng lưng cũng như nhân cách là một chọn lựa khó khăn!” (tr. 97). Đối với một dân tộc chịu nhiều can qua như dân tộc Việt Nam, thì hy vọng trở thành căn tính để tồn tại. Nhạc sĩ Du Ca Nguyễn Đức Quang sáng tác bài hát “Hy Vọng Đã Vươn Lên” năm 1967, giữa lúc quê hương đang ngập tràn trong khói lửa chinh chiến, để thắp lên hy vọng cho thế hệ của ông.
22/03/2018
Lời giới thiệu Cuộc Khổ nạn của Chúa Giê-su đã được cả 4 Tin mừng tường thuật lại với nhiều chi tiết hơn bất cứ biến cố nào khác của đời Người. Nhưng thú thật, chúng ta không mấy xúc động khi đọc các trình thuật đó, khi muốn rung cảm với sự thống khổ của Chúa chúng ta, không mấy hình dung được những nỗi đớn đau Người đã gánh chịu. (đã cập nhập thêm hình ảnh)
11/03/2018
Học Thuyết Xã Hội Của Giáo Hội Các Nguồn Phát Sinh Và ý Nghĩa Hiện Nay
28/02/2018
Trước anh linh liệt sĩ, vị quốc vong thân Trong khung cảnh trang nghiêm, hương trầm phảng phất Quần tụ nơi đây các chiến hữu, cán chính, quân dân Xin cúi đầu tưởng niệm đến người đã khuất.
25/02/2018
Môi sinh bị tàn phá là một đề tài đã được nhiều giáo tông bàn đến, khởi đi từ Phao-lô VI. vào năm 1971, qua thánh Gio-an Phao-lô II. rồi tới Biển-đức XVI. Các ngài gọi đó là một thảm hoạ và khẩn thiết kêu gọi con người hãy đổi mới tận gốc cách sống và lối suy nghĩ, để kịp thời cứu vãn nó. Thảm hoạ giờ đây lại càng trầm trọng, vì địa cầu – ngôi nhà chung của nhân loại – đang bị huỷ hoại đến mức chưa từng có. Địa cầu của chúng ta đang ở trong tình trạng khủng hoảng nhiều mặt. Tàn phá môi sinh làm biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm địa cầu nóng lên kéo theo bao nhiêu tai hoạ không lường. Địa cầu đang trở thành một bãi rác khổng lồ. Các loại chất thải và khí thải gây nhiễm độc không khí và đại dương, huỷ diệt đa dạng sinh học.
11/02/2018
Nhân dịp tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân, chúng tôi đăng lại bài nói chuyện của nhà văn Nhã Ca trong buổi họp mặt với giáo sư Olga Dror, dịch giả tác phẩm Giải Khăn Sô cho Huế – Mourning Headband for Hue – tại Đại học UC Berkeley ngày 25.2.2015. (Sáng Tạo)
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC