Giới Thiệu Tác Phẩm Cuối Cùng Của Giáo Tông Biển-đức XVI

20/09/201710:06 CH(Xem: 6687)
Giới Thiệu Tác Phẩm Cuối Cùng Của Giáo Tông Biển-đức XVI

Unbenannt-bd1

“Những Trao Đổi Cuối Đời”
(Letzte Gespräche)

 

Giữa tháng 9 năm nay nhà văn Peter Seewald vừa cho trình làng một cuốn sách nữa về giáo tông Biển-đức XVI, cuốn thứ tư trong loạt tác phẩm chuyên chở những trao đổi giữa ông với nhà thần học Joseph Ratzinger – Biển-đức XVI.

Cuốn đầu „Muối Cho ĐờiKi-tô giáo và Giáo Hội công giáo trước thềm ngàn năm mới“ (1996) là cuộc gặp gỡ giữa một nhà báo đã bỏ đạo công giáo đi theo cộng sản với vị hồng i Bộ Trưởng Bộ Tín Lí. Nhà báo Seewald muốn qua nhân vật này xé tung màn bí ẩn của Giáo Hội công giáo, một tổ chức mà nhiều người châu Âu vốn ngờ vực, vì cho rằng nó chất chứa nhiều bí hiểm và tội ác. Nhưng Muối Cho Đời đã bất ngờ mở ra cho Seewald thấy Giáo Hội công giáo chẳng phải là một tổ chức ma quái, mà trái lại là một tòa lâu đài đẹp, đáng được khám phá.

Cuộc gặp gỡ rốt cuộc đã đưa Seewald trở về lại với Chúa và ông quyết định bước vào lâu đài, cùng với Hồng I tìm hiểu, khám phá ra những nét đẹp quý hiếm trong đó, qua tác phẩm thứ hai: „Thiên Chúa Và Trần Thế. Tin và Sống trong thời đại ngày nay“ (2000).

Ánh Sáng Thế Gian. Giáo tông, Giáo Hội và những dấu chỉ thời đại“ (2010) là tác phẩm thứ ba trong câu chuyện giữa hai nhân vật đã được định mệnh nối kết. Nó cho biết tình trạng hiện tại của lâu đài, người quản lí tòa nhà đó đang muốn gì và làm sao để đạt được những mong ước đó.

Cuốn thứ tư „Những Trao Đổi Cuối Đời“ (2016) gồm những nội dung phỏng vấn được thực hiện không lâu trước ngày Biển-đức XVI từ chức và trong những tháng ngày sau đó. Những cuộc phỏng vấn sau khi từ chức quả rất khó khăn, phần vì Biển-đức muốn hoàn toàn rút vào bóng tối, phần sợ tạo khó khăn cho vị Giáo Tông đương nhiệm. Nhưng sau nhiều tháng nài nỉ của Seewald, cuối cùng cụ già 89 tuổi đã đồng í gặp gỡ tiếp, sau khi đã xin phép và đã được giáo tông Phan-sinh chấp thuận. Thoạt tiên Seewald dự trù dùng chúng làm chất liệu cho một cuốn Tiểu Sử về Joseph Ratzinger – Biển-đức XVI. Nhưng vì thấy nhiều điều quan trọng cần phải được công bố sớm, để „… hi vọng mở ra một cái nhìn thông thoáng về … nhân vật kiệt xuất nhất trong thời đại chúng ta… giúp độc giả phần nào bỏ đi được cái nhìn sai về ngài, đồng thời chiếu tỏa ánh sáng vào những mảng tối, đặc biệt soi tỏ nguyên nhân của việc từ chức, một biến cố đã khiến thế giới hồi hộp ngưng thở. Rốt cuộc là để hiểu hơn về con người Joseph Ratzinger và về mục tử Biển-đức XVI và để đánh giá đúng sự thánh thiện của ngài – và nhất là: để mở ra một cái nhìn khách quan về công trình của ngài, trong đó tiềm sẵn một gia sản quý cho tương lai“, nên ông đã quyết định cho in thành sách này.

Ba tác phẩm đầu đã được thế giới hân hoan đón nhận. Tác phẩm thứ tư này hẳn sẽ mang tác động mạnh hơn, vì có nhiều uẩn khúc mà thế giới đang chờ được giải mã.

 

 Phạm Hồng-Lam

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2017
Bộ sưu tập những hình ảnh xưa về những chặng đường lịch sử của đất nước Việt Nam - Manhhai's Album
08/10/2017
Trang Nhà Xưa: http://phongtraogiaodan.org/
29/09/2017
Sau 31 năm làm việc trong giáo giới, trải làm giáo sư ở trường Trung Học Bảo Hộ và trường Sĩ Hoạn, kế lại sung chức Bắc Kỳ Tiểu Học Thanh Tra, rồi về giữ chức giám đốc trường Nam Tiểu Học ở Hà Nội, đến năm 1942 mới được về hưu. Tưởng thế là được nghỉ ngơi cho trọn tuổi già. Bởi vì trong một đời có nhiều nỗi uất ức sầu khổ về tình thế nước nhà, về lòng hèn hạ đê mạt của người đời, thành ra không có gì là vui thú.
10/09/2017
nguyenchithien2012.wordpress.com/
08/07/2017
NGUYỄN VIẾT CHUNG (1955-2017) Sinh ngày: 07.09.1955 Rửa tội và Thêm Sức ngày 15 tháng 05 năm 1994 Nhập dòng: 01.10.1994 Vào Nhà Tập: 01.10.1996 Quyết Tâm (Khấn lần đầu): 01.10.1997 Khấn trọn: 25.08.2001 Phó Tế: 25.06.2002
24/05/2017
ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO Nội dung Lời nói đầu Phần I: Nhu cầu đối thoại với các tôn giáo khác trong Giáo Hội ngày nay Chương 1: Nhu cầu đối thoại và thông cảm Chương 2: Đối tượng chung của mọi tôn giáo là Thực Tại Tuyệt Đối Chương.
11/03/2017
Giới thiệu tác phẩm kinh điển của Joseph Höffner. Bản dịch Việt ngữ hiện đang được Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại thực hiện. Dẫn Nhập Cho Lần Tái Bản Thứ Ba Của Ấn Bản Mới. Có lẽ chẳng có cuốn sách giáo khoa nào về học thuyết xã hội công giáo thành công hơn tác phẩm „Học Thuyết Xã Hội Ki-tô Giáo“ của Joseph Höffner.
23/02/2017
Dưới đây là những tập bút ký của Simon Phan Văn Bình, một linh mục truyền giáo từ 45 năm sống và sinh hoạt với anh chị em đồng bào thượng trên miền Tây Nguyên. Trích từ (http://giupkontum.org)
08/01/2017
“Những Trao Đổi Cuối Đời” (Letzte Gespräche) Giữa tháng 9 năm nay nhà văn Peter Seewald vừa cho trình làng một cuốn sách nữa về giáo tông Biển-đức XVI, cuốn thứ tư trong loạt tác phẩm chuyên chở
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC