Văn tế nạn nhân bị thảm sát Tết Mậu Thân - Huy Phương

28/02/20181:35 SA(Xem: 13455)
Văn tế nạn nhân bị thảm sát Tết Mậu Thân - Huy Phương

Văn tế nạn nhân bị thảm sát Tết Mậu Thân

Huy Phương

Huế tan hoang sau khi Việt Cộng mở cuộc tấn công vào Tết Mậu Thân 1968. (Hình: Getty Images)


Trước anh linh liệt sĩ,
vị quốc vong thân
Trong khung cảnh trang nghiêm,
hương trầm phảng phất
Quần tụ nơi đây các chiến hữu,
cán chính, quân dân
Xin cúi đầu tưởng niệm đến người đã khuất.


Hỡi ôi!
Xưa Mậu Thân,
Nay đà Mậu Tuất.
Năm mươi năm, oan khuất dậy Trời
Sáu nghìn sinh mạng chôn vùi
Trong hầm tập thể, bên đồi dưới khe.

Nhớ một thuở làng quê phố thị,
Cảnh Xuân về Tết lễ yên vui.
Miền Nam thịnh trị một thời
Làng trên xóm dưới, người người hân hoan.

Bọn giặc Bắc tham tàn khát máu
Tiếng súng chen tiếng pháo Giao Thừa.
Vờ ngưng bắn, cướp thời cơ
Tấn công đồng loạt giữa giờ thiêng liêng.
Đạn pháo kích giữa đêm chát chúa
Nòng AK tóe lửa trong khuya.
“Việt Cộng về! Việt Cộng về!”
Gọi tên đập cửa, tiếng nghe lạnh mình.

Đây là người chiến binh nghỉ phép
Anh sinh viên nhân dịp thăm nhà.
Từ công chức đến thương gia,
Đều là quân Ngụy chẳng tha đứa nào!
Vòng điện thoại từng xâu trói chặt
Dây lạt tre cứa nát thịt da
Xẻng cuốc dùng đập đầu già
Lưỡi lê đâm suốt thịt da dân lành.

“Tổng nổi dậy,” dân tình đâu thấy
“Tổng tiến công” máu chảy đầu rơi!
Oan khuất gọi chẳng thấu Trời,
Tội ác ấy đời đời khó quên.
Bọn nằm vùng dựng lên tòa án
Trả oán thù xử bắn công khai.
Vùi nông một nấm sơ sài
Gà bươi chó gậm xót người thác oan.

Hai mươi hai hầm chôn tập thể
Hai mươi bảy ngày cho Huế thương đau.
Xác nào vùi lấp Bãi Dâu
Xác nào chôn sống Nam Giao, Đá Mài
Nọ là trảng cát dài Phú Thứ,
Chùa Tường Vân món nợ oan khiên!
Đông Ba, Gia Hội hai miền
Mỗi ngày bắn giết, mỗi đêm chôn người.
Khăn tang trắng một trời tang tóc,
Tiếng kêu gào than khóc bi ai.
Mảnh sọ này thuộc về ai?
Thịt xương lẫn lộn trăm thây một hầm.
Những ống xương tay chân gẫy nát
Những hốc mắt đầy cát lẫn bùn.

Thương thay số phận khốn cùng
Khăn tang trắng cả một vùng cố đô.

Còn đâu Huế Đẹp, Huế Thơ
Trầm hương ai đốt khóc cho Huế Buồn?
Lập lòe nhang khói Âm Hồn
Âm u Thành nội con đường ma trơi.
Nỗi oan khuất gọi Trời chẳng thấu
Hồn bơ vơ nương náu nơi nao.
Chẳng thà chiến địa binh đao
Tay không dân cũng vỡ đầu, nát thây.

Diệt chủng tội ác này phải nhớ
Hậu sinh xin sách sử đừng quên
Bao nhiêu người chết oan khiên
Bao nhiêu nấm mộ đầu chen với đầu
Huế bao phủ một mầu oan trái
Khăn tang liền một dãy khăn tang
Khắp nơi u uất đèn nhang
Xót xa người vợ tìm xương cốt chồng.

Cả thành phố chan dòng nước mắt
Bi thương cảnh kẻ mất người còn.
Mẹ già lên núi tìm con
Tay gầy bới xác tìm xương con mình.
Những hầm mộ mùi tanh tử khí
Kẻ sát nhân, bọn quỷ lốt người.
Oán hận này chẳng hề nguôi
Hương Giang nước đã tanh mùi máu dân.

Ngày nay mộ Ba Tầng san phẳng
Bia nạn nhân chúng quẳng xuống hồ.
Lịch sử viết lại mập mờ
Con đen đánh lận nửa ngờ, nửa nghi.
Lũ sát nhân một khi thắng trận,
Tự vinh danh thành bọn anh hùng.
Mỗi năm mở tiệc ăn mừng
Nâng ly rượu máu tiệc tùng, liên hoan.
Chúng tráo trở nói ngang nói ngược
Chẳng sợ điều nhơ nhuốc dối gian.

***

Hồn oan, cỏ nội mây ngàn
Về chung chén rượu giải oan nơi này.
Năm mươi năm đêm ngày phải nhớ
Xót xa cùng món nợ năm xưa
Thời gian không dễ xóa mờ
Hãi hùng tiếng pháo Giao Thừa Mậu Thân.

Câu chuyện cũ đã có lần cha kể
Mà con nghe giọt lệ buốt lòng
Nến ôi, nến chảy hai dòng
Như nước mắt Huế khóc trăng Đá Mài
Tường Vân mảnh đầu ai vỡ nát
Gia Hội chôn trăm xác sân trường
Bãi Dâu vất vưởng oan hồn
Xót thương Phú Thứ tóc vương chân người.

Một nén hương góp lời cầu nguyện
Ba hồi chuông chuyển kiếp trầm luân.
Cầu cho hết thảy nạn nhân
Siêu thăng tịnh độ được phần an nhiên.
Cầu đất nước ba miền thịnh trị
Không còn loài ác quỷ gian manh.
Để cho trăm họ yên lành
Lại nghe tiếng pháo thanh bình năm xưa!


*Mậu Thân Đệ Ngũ Thập Niên Kỷ Niệm. Huy Phương cẩn bút.

https://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-little-saigon/van-te-nan-nhan-bi-tham-sat-tet-mau/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2018
It is always a fascinating exercise to look back over the year and try to select the most memorable books reviewed. Why this book and not that one? By what criterion does one make one’s choices? I have decided finally on the simple measurement of a gut instinct: how much of the book in question remains in my memory, deserving to be re-read.
10/12/2018
[ Được phỏng vấn & phát thanh trên đài Đáp Lời Sông Núi RadioDLSN.com bắt đầu ngày 20 tháng 10 năm 2018 ]
10/12/2018
[ Được phỏng vấn & phát thanh trên đài Đáp Lời Sông Núi RadioDLSN.com bắt đầu ngày 20 tháng 10 năm 2018 ]
05/07/2018
Đối với tín hữu Ki-tô, sự hiện diện của đức Giê-su lịch sử là điều đương nhiên. Theo Kinh Thánh, Người đã sống và hoạt động trong nửa đầu thế kỉ thứ I. Người là đấng Cứu Độ mà loài người vẫn chờ mong, là con của Thiên Chúa, đã chết trên thập tự, đã phục sinh và đã về trời cùng với Cha Người.
17/06/2018
Hy vọng không chỉ sau khi đã tìm thấy tự do, mà hy vọng ngay giữa lòng chảo tử thần. Hy vọng chính là cứu cánh duy nhất của người tù cải tạo, hay của bất cứ ai sống dưới chế độ Cộng Sản, ở nơi mà tác giả đã chân thành thổ lộ, “Sự chọn lựa giữa cái đói cào cấu và sự giữ thẳng lưng cũng như nhân cách là một chọn lựa khó khăn!” (tr. 97). Đối với một dân tộc chịu nhiều can qua như dân tộc Việt Nam, thì hy vọng trở thành căn tính để tồn tại. Nhạc sĩ Du Ca Nguyễn Đức Quang sáng tác bài hát “Hy Vọng Đã Vươn Lên” năm 1967, giữa lúc quê hương đang ngập tràn trong khói lửa chinh chiến, để thắp lên hy vọng cho thế hệ của ông.
22/03/2018
Lời giới thiệu Cuộc Khổ nạn của Chúa Giê-su đã được cả 4 Tin mừng tường thuật lại với nhiều chi tiết hơn bất cứ biến cố nào khác của đời Người. Nhưng thú thật, chúng ta không mấy xúc động khi đọc các trình thuật đó, khi muốn rung cảm với sự thống khổ của Chúa chúng ta, không mấy hình dung được những nỗi đớn đau Người đã gánh chịu. (đã cập nhập thêm hình ảnh)
11/03/2018
Học Thuyết Xã Hội Của Giáo Hội Các Nguồn Phát Sinh Và ý Nghĩa Hiện Nay
25/02/2018
Môi sinh bị tàn phá là một đề tài đã được nhiều giáo tông bàn đến, khởi đi từ Phao-lô VI. vào năm 1971, qua thánh Gio-an Phao-lô II. rồi tới Biển-đức XVI. Các ngài gọi đó là một thảm hoạ và khẩn thiết kêu gọi con người hãy đổi mới tận gốc cách sống và lối suy nghĩ, để kịp thời cứu vãn nó. Thảm hoạ giờ đây lại càng trầm trọng, vì địa cầu – ngôi nhà chung của nhân loại – đang bị huỷ hoại đến mức chưa từng có. Địa cầu của chúng ta đang ở trong tình trạng khủng hoảng nhiều mặt. Tàn phá môi sinh làm biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm địa cầu nóng lên kéo theo bao nhiêu tai hoạ không lường. Địa cầu đang trở thành một bãi rác khổng lồ. Các loại chất thải và khí thải gây nhiễm độc không khí và đại dương, huỷ diệt đa dạng sinh học.
11/02/2018
Nhân dịp tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân, chúng tôi đăng lại bài nói chuyện của nhà văn Nhã Ca trong buổi họp mặt với giáo sư Olga Dror, dịch giả tác phẩm Giải Khăn Sô cho Huế – Mourning Headband for Hue – tại Đại học UC Berkeley ngày 25.2.2015. (Sáng Tạo)
05/02/2018
Eddie Adams wrote in Time in 1998: Two people died in that photograph: the recipient of the bullet and General Nguyen Ngoc Loan. The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapons in the world. People believe them; but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths… What the photograph didn’t say was, ‘What would you do if you were the general at that time and place on that hot day, and you caught the so-called bad guy after he blew away one, two or three American people?’… This picture really messed up his life. He never blamed me. He told me if I hadn’t taken the picture, someone else would have, but I’ve felt bad for him and his family for a long time… I sent flowers when I heard that he had died and wrote, “I’m sorry. There are tears in my eyes”.
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC