Phải Chăng Đã Có Một Đức Giê-su ở Nazareth Thật, Hay Đấy Chỉ Là Những Khẳng Định Của Kinh Thánh?

05/07/20189:47 CH(Xem: 6997)
Phải Chăng Đã Có Một Đức Giê-su ở Nazareth Thật, Hay Đấy Chỉ Là Những Khẳng Định Của Kinh Thánh?
Phải Chăng Đã Có Một Đức Giê-su ở Nazareth Thật,
Hay Đấy Chỉ Là Những Khẳng Định Của Kinh Thánh?
 

Đối với tín hữu Ki-tô, sự hiện diện của đức Giê-su lịch sử là điều đương nhiên. Theo Kinh Thánh, Người đã sống và hoạt động trong nửa đầu thế kỉ thứ I. Người là đấng Cứu Độ mà loài người vẫn chờ mong, là con của Thiên Chúa, đã chết trên thập tự, đã phục sinh và đã về trời cùng với Cha Người. Cả bốn sách Tin Mừng là nguồn chứng chính và rất rõ ràng cho sự hiện diện của Người. Nhưng bước vào Thời Mới, người ta càng ngày càng hoài nghi tính cách lịch sử của nhân vật này. Đức Giê-su có thực sự hiện hữu không? Những người chỉ trích không bằng lòng với nguồn chứng duy nhất là Kinh Thánh. Mà thật ra không những Kinh Thánh, mà còn nhiều nguồn chứng khác trong Cổ Thời có nói tới sự hiện diện của nhân vật này. Bài viết sau đây tóm tắt một số chứng cứ quan trọng nhất trong số đó.


„Người đó là Ki-tô“


Một chứng cứ ngoài Ki-tô Giáo rất quan trọng trong Thời Cổ đề cập tới nhân vật Giê-su là sử gia người Do-thái mang quốc tịch roma Flavius Josephus (mất khoảng năm 100). Có hai chỗ trong bộ sử “Antiquitates Iudaicae” (“Cổ Thời Do-thái”, phổ biến năm 93/94 sau công nguyên) đề cập tới Giê-su ở Nazareth. Hai đoạn này cũng được gọi là “lời chứng của Flavius” (“Testimonium Flavianum”) về đức Giê-su. Trong cuốn XVIII của sách Antiquitates có đoạn như sau: “Trong thời gian này có Giê-su, một người đàn ông khôn ngoan, nếu ta dám gọi đây là một con người phàm. Ông làm được những việc phi thường và là bậc thầy của tất cả những ai thích đón nhận sự thật. Nhờ đó ông lôi kéo được nhiều người Do-thái và cả nhiều dân ngoại tới với mình. Ông này là Ki-tô. Và mặc dù ông bị Pilatus xử án treo thập giá do sự thúc đẩy của những vị đáng kính nhất của chúng ta, những môn đồ trước đây của ông vẫn không bỏ ông. Là vì ông đã sống lại và hiện ra với họ vào ngày thứ ba, điều này cũng như hàng ngàn những điều lạ lùng của ông khác đã được báo trước do các tiên tri của Thiên Chúa gởi tới. Và cho tới nay vẫn tiếp tục tồn tại một đoàn dân Ki-tô hữu, được gọi theo tên của ông.”    

Cho tới Thời Cải Cách, đoạn văn này được coi là lời chứng cho thấy, Josephus đã biết tới sự hiện hữu của đức Giê-su. Nhưng sau đó, càng ngày người ta càng nghi ngờ về tính cách thật của nó. Một chứng cứ của họ đưa ra: Nếu quả thật có đoạn này, thì tại sao các thánh phụ lại không đề cập gì tới nó trong các tác phẩm của mình, trong khi các ngài vẫn trích dẫn Flavius trong nhiều sự việc khác; nội dung chứng cứ về Giê-su trên đây lần đầu tiên được sử gia Eubesius ở Caesarea đề cập tới trong thế kỉ thứ 4. Ngoài ra, cũng theo những người chống, câu «Người này là Ki-tô» cho thấy sự xác tín của Flavius vào vai trò Thiên Sai nơi đức Giê-su. Như vậy, cũng theo họ, tại sao suốt đời Flavius vẫn không gia nhập Ki-tô Giáo?

Trong khoa chú giải theo hướng lịch sử, bản văn của Flavius đã bị tranh luận gay go ngay từ đầu. Một phía cho rằng, đó là nội dung “giả mạo” do các tác giả ki-tô giáo thêm vào về sau, trong khi phía kia cho đó là thật. Theo kết quả nghiên cứu ngày nay, dựa trên sự phân tích kĩ các bản văn, thì có lẽ đã có một sự pha trộn nào đó: Josephus quả thật đã nói tới Giê-su, tới hành trạng và cái chết của Người trong tác phẩm của ông. Còn những câu rõ ràng nói lên sự xác tín của tác giả vào niềm tin ki-tô có thể là do người sau thêm vào.

Đối với nhiều sử gia, đoạn văn thứ hai của Flavius nói về việc xử tử Gia-cô-bê dưới thời thầy cả thượng phẩm Hannas II. thì đúng là thật: “Vì thế ông triệu tập Thượng Hội Đồng để xét xử và cho dẫn Gia-cô-bê, người anh/em của Giê-su vốn được gọi là Ki-tô cùng với vài người khác ra trước hội đồng này, ông kết án họ tội vi phạm lề luật và cho ném đá họ” (Antiquitates, cuốn XX).


“Chiều tối trước ngày lễ Vượt Qua người ta đóng đinh thập giá Jeschu”


Sách Talmud được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Do-thái Giáo. Sách này ghi lại những diễn giải kinh thánh bằng miệng của nhiều trường phái Rabbi kể từ thế kỉ thứ 2. Trong bài Sanhedrin (“Thượng Hội Đồng”) có nhắc tới Giê-su: “Vào chiều tối trước lễ Vượt Qua người ta đóng đinh thập giá Jeschu. Bốn mươi ngày trước đó Herold đã thông báo: Người này sẽ bị dẫn ra để ném đá, vì hắn đã làm trò phù thuật và đã làm cho dân Israel lầm lạc và phản nghịch; Herold bảo, ai có điều gì để bênh vực hắn, thì hãy tới mà nói ra. Nhưng vì không có một bênh vực nào, người ta đã đóng đinh hắn vào chiều tối trước lễ Vượt Qua.”

Cũng như Tin Mừng Gio-an, sách Talmud cho biết thời điểm chết của Giê-su là vào chiều tối trước lễ Vượt Qua (ss. Ga. 19,31). Còn các chi tiết khác thì trái với chứng cứ của Tân Ước. Talmut đã không nhắc gì tới sự hiện diện của người Roma; còn Giê-su thì bị kết án vì tội “phù thuật” và đặc biệt là Người đã bị “ném đá” trước khi bị treo “thập giá”. Cho tới nay mức độ chính xác và tuổi thật của đoạn ghi chú này vẫn còn trong vòng tranh cãi. Đa số các sử gia tin rằng, hẳn đây không phải là một nguồn chứng hoàn toàn độc lập về việc xử án đức Giê-su, song tác giả của nó đã viết ra như một phản ứng trước ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của cộng đoàn ki-tô hữu và của giáo lí họ. Vì thế, hình thức “chết treo” – dựa theo cái chết trên thập giá – cũng đã được thêm vào sau cái chết bị ném đá. Nhưng mà dù có diễn giải đoạn văn trên cách nào đi nữa, thì Talmud cũng đã nói tới Giê-su và coi Người như một nhân vật lịch sử.


Dân “Ki-tô hữu”


Bên cạnh các nguồn của Do-thái cũng còn có các chứng cứ của các sử gia roma đề cập tới đức Giê-su. Sueton, người viết tiểu sử cho Hoàng Đế (mất sau năm 122), đề cập trong tác phẩm của mình “De vita Caesarum”  (“Cuộc Đời Của Hoàng Đế”, 120 sau công nguyên) tới một chỉ dụ của hoàng đế Claudius năm 49: “Ông đã đuổi ra khỏi Roma những người Do-thái không ngừng dấy loạn bởi sự đốc thúc của một người tên là Chrestos.” Dĩ nhiên đoạn văn này không có những thông tin rõ ràng hơn về nhân vật Giê-su (”Chrestos”) lịch sử. Nó có được hiểu như là chứng cứ có mặt của một cộng đoàn ki-tô hữu rất xa xưa ở Roma; quả thật người Roma gọi Ki-tô hữu là những người theo “Chrestos”.

Ghi chú của Tacitus, sử gia và thượng nghị sĩ người Roma (mất khoảng 120) cụ thể hơn. Trong tập “Annales” (“Niên Sử”, 116/7 sau công nguyên) ông tường thuật về triều đại hoàng đế Nero và việc cháy thành Roma năm 64: “Để đánh tan mọi đồn đãi, Hoàng Đế đổ tội cho những người khác và ra những hình phạt cực kì ghê gớm cho những kẻ vốn được gọi là dân của “Chrestos”, những người mà ông căm ghét vì những tội ác của họ. Kẻ chủ xướng của dân đó có tên là Ki-tô, người đã bị tổng trấn Pilatus xử tử dưới thời chính quyền Tiberius. Sự mê tín nguy hại đã chỉ được dẹp yên trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó lại bùng lên và lan rộng không chỉ ở Judea, nơi xuất phát của nó, mà cả ở Roma nữa…”

Sau hết, nhân vật Giê-su cũng còn được đề cập bởi Plinius Trẻ, luật gia và thượng nghị sĩ ở Roma (mất khoảng 113/15). Trong những tài liệu được gọi là các thư của Plinius – thư trao đổi với hoàng đế Trajan – ông tường thuật về những cách tra khảo đối với Ki-tô hữu và viết: “Đối với những người chối mình trước đây và hiện nay không phải là Ki-tô hữu, tôi đọc lời chỉ thị trước mặt họ và bắt họ kêu cầu thần thánh, dâng … hương và rượu trước bức ảnh của ngài và thêm vào đó phải phỉ báng Ki-tô. Sau đó tôi cho thả họ ra. Bởi những Ki-tô hữu thật sự thì mình không thể nào ép được họ làm những điều như thế…” Plinius coi Giê-su là một thứ đối thủ của Hoàng Đế, bởi Người được những người đi theo tôn thờ như một Thượng Đế - một sự kiện đủ để biện minh cho các hành vi trấn áp của nhà nước đối với Ki-tô hữu. Cả ở đây cũng không cho biết gì nhiều về chính nhân vật Giê-su lịch sử, đúng hơn nó là chứng cứ về cách cư xử của người Roma đối với Ki-tô hữu cổ thời. Mặc dù trong các bức thư không bao giờ Plinius phủ nhận sự hiện hữu thật sự của đức Ki-tô.


Vị “vua khôn ngoan” của người Do-thái


Ngoài ra còn có nhiều nguồn cổ khác ít nhiều có liên hệ với đức Giê-su. Sử gia Thallus viết năm 55 một tác phẩm sử gồm nhiều tập bằng tiếng Hi-lạp. Trong đó ông coi biến cố nhật thực vào lúc đức Giê-su chết, một điều mà ông không thể nào hiểu được, là một sự kiện lịch sử (ss. Mc 15,33); điều này cũng được văn sĩ người Hi-lạp Phlegon ở Tralleis (mất sau 137) nói tới trong cuốn sử biên niên của ông. Mara Bar Serapion, một người Si-ri theo trường phái Khắc Kỉ, có viết một bức thư vào cuối thế kỉ thứ I, trong đó ông tường thuật việc hành quyết “vua khôn ngoan” của Do-thái  “vì những lề luật mới do ông này đưa ra”. Khoảng năm 170 nhà trào phúng người Hi-lạp Lukian ở Samosata viết trong tác phẩm “De morte Peregrini” (“Cái Chết Của Peregrinus”): “Ngoài ra những người này tôn thờ vị Magus [Thầy phù thuật] nổi danh, người này đã phải chết trên thập tự ở Palestina vì tội đã gieo rắc những cái bí ẩn mới đó vào trong thiên hạ… Là vì đám người đáng tội này đã tin rằng, cả hồn lẫn xác của họ đều bất tử và họ sẽ được sống đời đời.” Cuối cùng, triết gia người Hi-lạp Kelsos ở nửa sau thế kỉ thứ II đã phê bình gắt gao nội dung giáo thuyết của Ki-tô Giáo, nhưng trong tác phẩm mình ông đã chẳng tỏ ra hoài nghi gì cả về tính cách lịch sử của đức Giê-su.

Các minh chứng về sự hiện hữu của nhân vật Giê-su lịch sử trong các tài liệu cổ thời của người ngoại được các sử gia và những nhà chú giải đánh giá khác nhau tuỳ theo từng nguồn tài liệu. Nhưng chỉ mỗi việc có mặt của nhiều tài liệu, được hình thành hoàn toàn độc lập với nhau về không gian, về hoàn cảnh và ngữ cảnh, cho thấy những kẻ có cảm tình hay không cảm tình với Ki-tô Giáo thời sơ khai đều không phủ nhận sự có mặt của đức Giê-su. “Tính cách ngẫu nhiên của các nguồn chứng lịch sử cho phép chúng ta tin chắc rằng, chúng ta đang tiếp xúc với một nhân vật lịch sử, chứ không phải chỉ với sự tưởng tượng của người xưa”, Gerd Theißen và Annette Merz đã viết như thế trong tác phẩm “Der historische Jesus” (Đức Giê-su Lịch Sử”) của họ. Ngoài ra đa số các nhà nghiên cứu ngày nay cũng cho rằng, cả nhiều phần tiểu sử trong các bản Tin Mừng của Ki-tô Giáo thời sơ khai cũng đáng cậy về mặt lịch sử. Như vậy chuyện hiện hữu của đức Giê-su là điều chẳng còn phải bàn cãi. Còn những phép lạ, sự phục sinh và về trời của Người thì đó là những gì thuộc lãnh vực đức tin.


Tobias Glenz / Phạm Hồng-Lam dịch

www.katholisch.de/aktuelles/aktuelle-artikel/lebte-jesus-wirklich-oder-behauptet-das-nur-die-bibel


 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31/01/2018
Nha Ca, Mourning Headband for Hue: An Account of the Battle of Hue, Vietnam 1968 (1970) (translation by Olga Dror, University of Indiana Press, 2014). Gareth Porter, “The 1968 ‘Hue Massacre,’” Indochina Chronicle, No. 33. June 24, 1974.
28/01/2018
Bà Nguyễn Thị Thái Hòa là nhân chứng sống của cuộc tàn sát dân lành một cách dã man chưa từng có trong lịch sử VN của CSBV. Bà chính mắt chứng kiến ông nội và 3 người anh ruột và một người bạn học của anh mình bị sinh viên nằm vùng Hoàng Phủ Ngọc Phan sát hại.
23/01/2018
Fifty years ago, America won this huge battle, but lost the war
26/12/2017
Kể từ khi Tin Mừng được gieo vào lòng đất Việt, các nhà truyền giáo đã sáng tác các bài ngắm nguyện rất sốt sắng, thuật lại nhiều chi tiết về sự thương khó Chúa Giêsu đã chịu để cứu chuộc loài người. Các tín hữu hằng nhiệt tâm suy ngắm để thêm lòng kính mến Thiên Chúa và chê ghét tội lỗi cũng như học tập các nhân đức, hãm mình đền tội. GPVO
13/12/2017
GS Nguyễn Lý Tưởng: TS Roland Jacques & Quốc Ngữ. Giới Thiệu Tác Phẩm: “Các Nhà Truyền Giáo Bồ Đào Nha và Thời Kỳ Đầu Của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam”
24/11/2017
(Bản dịch của Phạm Hồng-Lam. Dịch theo bản tiếng Đức có đối chiếu với bản tiếng Pháp)
12/11/2017
Thật vinh dự khi tôi được đến đây, tại Việt Nam - ngay giữa trung tâm Ấn Độ-Thái Bình Dương để phát biểu trước người dân và các vị lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực này. Đây là một tuần đáng nhớ của Hoa Kỳ tại một nơi tuyệt vời của thế giới. Bắt đầu từ Hawaii, Melania và tôi đã đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và giờ đây là Việt Nam, để có mặt cùng với tất cả quý vị ngày hôm nay.
09/11/2017
Kính mời quý đọc giả theo dõi bộ phim ngắn gồm hai phần: Phần 1: " Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi" Phần 2: "Việt Nam Cần Thay Đổi"
31/10/2017
Qua phương pháp phát hành online của Amzon.com, PTGD sẽ lần lượt xuất bản các bộ sách và tài liệu mang giá trị đặc biệt, nhằm cống hiến quý đọc giả toàn cầu một phương tiện đặt mua sách giản tiện và nhanh chóng. Sách sẽ được Nhà xuất bản Amazon gửi thẳng đến địa chỉ của quý vị trong tất cả các quốc gia có hoạt động của Amazon. Giá sách chỉ nhắm trả chi phí in ấn và bưu điện.
19/10/2017
Bộ sưu tập những hình ảnh xưa về những chặng đường lịch sử của đất nước Việt Nam - Manhhai's Album
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC