Văn tế nạn nhân bị thảm sát Tết Mậu Thân - Huy Phương

28/02/20181:35 SA(Xem: 13457)
Văn tế nạn nhân bị thảm sát Tết Mậu Thân - Huy Phương

Văn tế nạn nhân bị thảm sát Tết Mậu Thân

Huy Phương

Huế tan hoang sau khi Việt Cộng mở cuộc tấn công vào Tết Mậu Thân 1968. (Hình: Getty Images)


Trước anh linh liệt sĩ,
vị quốc vong thân
Trong khung cảnh trang nghiêm,
hương trầm phảng phất
Quần tụ nơi đây các chiến hữu,
cán chính, quân dân
Xin cúi đầu tưởng niệm đến người đã khuất.


Hỡi ôi!
Xưa Mậu Thân,
Nay đà Mậu Tuất.
Năm mươi năm, oan khuất dậy Trời
Sáu nghìn sinh mạng chôn vùi
Trong hầm tập thể, bên đồi dưới khe.

Nhớ một thuở làng quê phố thị,
Cảnh Xuân về Tết lễ yên vui.
Miền Nam thịnh trị một thời
Làng trên xóm dưới, người người hân hoan.

Bọn giặc Bắc tham tàn khát máu
Tiếng súng chen tiếng pháo Giao Thừa.
Vờ ngưng bắn, cướp thời cơ
Tấn công đồng loạt giữa giờ thiêng liêng.
Đạn pháo kích giữa đêm chát chúa
Nòng AK tóe lửa trong khuya.
“Việt Cộng về! Việt Cộng về!”
Gọi tên đập cửa, tiếng nghe lạnh mình.

Đây là người chiến binh nghỉ phép
Anh sinh viên nhân dịp thăm nhà.
Từ công chức đến thương gia,
Đều là quân Ngụy chẳng tha đứa nào!
Vòng điện thoại từng xâu trói chặt
Dây lạt tre cứa nát thịt da
Xẻng cuốc dùng đập đầu già
Lưỡi lê đâm suốt thịt da dân lành.

“Tổng nổi dậy,” dân tình đâu thấy
“Tổng tiến công” máu chảy đầu rơi!
Oan khuất gọi chẳng thấu Trời,
Tội ác ấy đời đời khó quên.
Bọn nằm vùng dựng lên tòa án
Trả oán thù xử bắn công khai.
Vùi nông một nấm sơ sài
Gà bươi chó gậm xót người thác oan.

Hai mươi hai hầm chôn tập thể
Hai mươi bảy ngày cho Huế thương đau.
Xác nào vùi lấp Bãi Dâu
Xác nào chôn sống Nam Giao, Đá Mài
Nọ là trảng cát dài Phú Thứ,
Chùa Tường Vân món nợ oan khiên!
Đông Ba, Gia Hội hai miền
Mỗi ngày bắn giết, mỗi đêm chôn người.
Khăn tang trắng một trời tang tóc,
Tiếng kêu gào than khóc bi ai.
Mảnh sọ này thuộc về ai?
Thịt xương lẫn lộn trăm thây một hầm.
Những ống xương tay chân gẫy nát
Những hốc mắt đầy cát lẫn bùn.

Thương thay số phận khốn cùng
Khăn tang trắng cả một vùng cố đô.

Còn đâu Huế Đẹp, Huế Thơ
Trầm hương ai đốt khóc cho Huế Buồn?
Lập lòe nhang khói Âm Hồn
Âm u Thành nội con đường ma trơi.
Nỗi oan khuất gọi Trời chẳng thấu
Hồn bơ vơ nương náu nơi nao.
Chẳng thà chiến địa binh đao
Tay không dân cũng vỡ đầu, nát thây.

Diệt chủng tội ác này phải nhớ
Hậu sinh xin sách sử đừng quên
Bao nhiêu người chết oan khiên
Bao nhiêu nấm mộ đầu chen với đầu
Huế bao phủ một mầu oan trái
Khăn tang liền một dãy khăn tang
Khắp nơi u uất đèn nhang
Xót xa người vợ tìm xương cốt chồng.

Cả thành phố chan dòng nước mắt
Bi thương cảnh kẻ mất người còn.
Mẹ già lên núi tìm con
Tay gầy bới xác tìm xương con mình.
Những hầm mộ mùi tanh tử khí
Kẻ sát nhân, bọn quỷ lốt người.
Oán hận này chẳng hề nguôi
Hương Giang nước đã tanh mùi máu dân.

Ngày nay mộ Ba Tầng san phẳng
Bia nạn nhân chúng quẳng xuống hồ.
Lịch sử viết lại mập mờ
Con đen đánh lận nửa ngờ, nửa nghi.
Lũ sát nhân một khi thắng trận,
Tự vinh danh thành bọn anh hùng.
Mỗi năm mở tiệc ăn mừng
Nâng ly rượu máu tiệc tùng, liên hoan.
Chúng tráo trở nói ngang nói ngược
Chẳng sợ điều nhơ nhuốc dối gian.

***

Hồn oan, cỏ nội mây ngàn
Về chung chén rượu giải oan nơi này.
Năm mươi năm đêm ngày phải nhớ
Xót xa cùng món nợ năm xưa
Thời gian không dễ xóa mờ
Hãi hùng tiếng pháo Giao Thừa Mậu Thân.

Câu chuyện cũ đã có lần cha kể
Mà con nghe giọt lệ buốt lòng
Nến ôi, nến chảy hai dòng
Như nước mắt Huế khóc trăng Đá Mài
Tường Vân mảnh đầu ai vỡ nát
Gia Hội chôn trăm xác sân trường
Bãi Dâu vất vưởng oan hồn
Xót thương Phú Thứ tóc vương chân người.

Một nén hương góp lời cầu nguyện
Ba hồi chuông chuyển kiếp trầm luân.
Cầu cho hết thảy nạn nhân
Siêu thăng tịnh độ được phần an nhiên.
Cầu đất nước ba miền thịnh trị
Không còn loài ác quỷ gian manh.
Để cho trăm họ yên lành
Lại nghe tiếng pháo thanh bình năm xưa!


*Mậu Thân Đệ Ngũ Thập Niên Kỷ Niệm. Huy Phương cẩn bút.

https://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-little-saigon/van-te-nan-nhan-bi-tham-sat-tet-mau/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/20209:16 SA(Xem: 9305)
Sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968, trong dịp Tết Nguyên Đán, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng lúc tấn công bất thình lình tại nhiều thành phố và địa phương trên miền Nam Việt Nam, kể cả thủ đô Sài Gòn của VNCH và cố đô Huế.
12/04/201811:43 CH(Xem: 11759)
Xác nào là em tôi?
18/03/20185:37 CH(Xem: 11381)
Olga Dror Trà Mi dịch từ bài báo Learning from the Hue Massacre của giáo sư đại học Olga Dror đăng trên New York Times ngày 20.2.2018
28/02/20181:13 SA(Xem: 15033)
Nguyễn Văn Lục Nguồn DCVOnline.net, ngày 14.2.2018 Cái này để dân Huế hỏi tội ông. Ai và những ai là quân nổi dậy ở Huế? Thưa ông Hoàng Phủ Ngọc Tường?
23/02/20183:34 SA(Xem: 10359)
Năm mươi năm sau bước ngoặt của cuộc chiến, chính quyền cộng sản Việt Nam đang cố dập tắt cuộc thảo luận công khai về những ký ức đau thương và một số khác vẫn chưa sám hối. Đêm nay giao thừa sắp sang Tết Mậu Tuất, ngồi ghi lại một vài suy nghĩ về Tết Mậu Thân 1968, như thắp những nén hương tưởng nhớ hàng ngàn đồng bào đã bị khủng bố thảm sát trong những ngày Tết ở Huế trong tuần lễ đình chiến 50 năm về trước.
15/02/201810:45 SA(Xem: 7356)
The battles of 1968 are long over. But the struggle to confront the truth goes on But of a massacre of thousands of Hue civilians? Not a word.
14/02/20188:15 CH(Xem: 9962)
ĐẶC BIỆT TRONG DỊP TẾT MẬU THÂN 1968, tội ác của CSVN trở nên khủng khiếp và ghê rợn hơn tất cả: Chỉ trong thời gian ngắn ngủi không đầy 4 tuần lễ, CSVN đồng loạt tấn công các thành phố, thị xã trên lãnh thổ Miền Nam, thực hiện hàng ngàn vụ đàn áp khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... khiến hàng chục ngàn người dân vô tội bị giết, kể cả 7000 người tại Huế “bị thảm sát, bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả việc bị cột người lại thành từng xâu, rồi bị đẩy xuống hố chôn sống”. Hữu Nguyên
13/02/20183:28 SA(Xem: 14413)
Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân (1939-), sinh trưởng tại Huế đến năm 1960 thì vào Sài Gòn nơi bà bắt đầu viết văn. Trong thời gian 1960-1975, 36 tác phẩm của bà được xuất bản gồm nhiều thể loại như thơ, bút ký và tiểu thuyết.
11/02/20182:34 SA(Xem: 12294)
Nhân dịp tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân, chúng tôi đăng lại bài nói chuyện của nhà văn Nhã Ca trong buổi họp mặt với giáo sư Olga Dror, dịch giả tác phẩm Giải Khăn Sô cho Huế – Mourning Headband for Hue – tại Đại học UC Berkeley ngày 25.2.2015. (Sáng Tạo)
08/02/20189:28 CH(Xem: 8290)
Toàn thể dân Việt đang bước vào thời điểm tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân (1968-2018). Đây là sự kiện thuộc hạng đáng ghi nhớ nhất trong Việt sử vì nhiều mối liên hệ: ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết dân tộc, cuộc tấn công của Cộng sản VN bất chấp tuyên bố hưu chiến, sự thất bại thảm hại của cuộc tổng tấn công về mặt quân sự và chính trị, tội ác đã gây ra cho chính Đồng bào Việt Nam, thái độ cố chấp của Cộng sản không nhìn nhận sai phạm của họ, dù đã nửa thế kỷ.
31/01/20184:25 SA(Xem: 13358)
Nha Ca, Mourning Headband for Hue: An Account of the Battle of Hue, Vietnam 1968 (1970) (translation by Olga Dror, University of Indiana Press, 2014). Gareth Porter, “The 1968 ‘Hue Massacre,’” Indochina Chronicle, No. 33. June 24, 1974.
30/01/201812:14 SA(Xem: 6398)
Exactly fifty years ago, on Jan. 30, 1968, Americans turned on their evening television news shows and received their second shock of the week. Barely seven days earlier, the North Koreans had hijacked the USS Pueblo. Now, North Vietnam and the Viet Cong had launched a surprise attack — the Tet Offensive.
28/01/20185:31 CH(Xem: 12216)
Bà Nguyễn Thị Thái Hòa là nhân chứng sống của cuộc tàn sát dân lành một cách dã man chưa từng có trong lịch sử VN của CSBV. Bà chính mắt chứng kiến ông nội và 3 người anh ruột và một người bạn học của anh mình bị sinh viên nằm vùng Hoàng Phủ Ngọc Phan sát hại.
28/01/20185:12 CH(Xem: 20131)
Ông Tuấn sinh tại thành nội Huế. Khi CS chiếm đóng Huế ông vừa hơn 16 tuổi và đang theo học trường tư thục Nguyễn Du. Ông chứng kiến tận mắt vụ ám sát tập thể 5 người ngay ngày đầu cộng quân vào Huế. Sau đó, ông và hơn chục thiếu niên khác bị cộng quân bắt đem đi đào hố, chôn sống đồng bào ở Gia Hội. Nhờ một phép nhiệm màu, ông và 2 em khác thoát thân, còn những em còn lại thì bị cộng quân giết chết. Sau đây là lời ghi lại phần đầu của cuộc phỏng vấn. Đối với những quý vị muốn nghe trực tiếp câu chuyện của ông Tuấn trong tất cả sự kinh hoàng của tội ác và sự nức nở của con tim, xin mời quý vị nghe trực tiếp từ mạng www.tamthucviet.com, mục Tạp chí Truyền thanh ngày 8/2/08 bằng cách gõ vào đây
28/01/20184:52 CH(Xem: 16308)
Trong đoàn người bị bắt từ nhà thờ Phủ Cam và bị thảm sát ở khe Đá Mài có ít nhất hai người trẻ may mắn trốn thoát. Bác sĩ Eljie Vannema có ghi lại tóm tắt trong sách mình (The Vietcong Massacre at Hue. Vantage Press, NY, 1976) một tường thuật về chặng đường thanh giá Khe Đá Mài của một một người vượt thoát, có tên là Lương. Tường thuật sau đây, cũng về đoạn đường thương khó đó, là của một (trong hai) nhân chứng đã trốn thoát. Tường thuật do linh mục Nguyễn Hữu Giải ghi lại.
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC