CHIA SẺ
1. Hai thứ kiến thức
Sự hiểu biết có hai thứ: hiểu biết như là kiến thức, và hiểu biết như là kinh nghiệm. Chẳng hạn trước khi ra Hà Nội lần đầu, tôi đã nghiên cứu nhiều về thành phố này, bản đồ của Hà Nội như được chụp hình trong tâm trí tôi. Cái biết ấy chỉ là kiến thức, là biết cách lý thuyết. Về sau tôi có dịp ra Hà Nội nhiều lần, sống, làm việc và tiếp xúc với nhiều người ở đây trong nhiều tháng. Tôi có dịp tham quan các hồ, các công viên, các di tích lịch sử… tại đây. Những gì tôi thấy, cảm nghiệm bây giờ đều đúng như những gì tôi biết cách lý thuyết trước khi ra đây. Nhưng cái biết của tôi bây giờ khác với cái biết hồi trước, vì cái biết của tôi bây giờ về Hà Nội là kinh nghiệm, là cái biết thực nghiệm.
Để hiểu biết như là kiến thức, hay hiểu biết cách lý thuyết thì chỉ cần học ở trường, đọc sách, nghe đài, coi truyền hình là có được. Còn hiểu biết như là những kinh nghiệm, hay hiểu biết cách thực nghiệm thì phải từng sống, từng tiếp xúc, từng hưởng thụ hay từng chịu khổ vì người hay vật ta biết. Cái biết sau là cái biết thâm sâu, cái biết đi vào chính hữu thể của đối tượng biết.
2. Hai thứ đức tin
Một cách tương tự, có hai loại niềm tin: tin cách lý thuyết và tin cách thực nghiệm. Tin cách lý thuyết là tin rằng đúng, là chân thật điều mình nghe nói, học hỏi, đọc trong sách báo hay trông thấy qua hình ảnh, tivi… Còn tin cách thực nghiệm là niềm tin đã được sống, đã được kinh nghiệm trong thực tế, nhờ đó ta tin một cách thâm sâu và xác tín.
Khi học giáo lý, ta được dạy rằng Thiên Chúa luôn quan phòng, yêu thương bảo vệ ta. Ta tin vì cho rằng đó là những điều Thiên Chúa mặc khải qua Đức Giêsu, được Giáo Hội lưu truyền lại, và người dạy ta (linh mục, giáo lý viên) không hề nói dối hoặc nói sai. Vì thế, khi gặp nhiều nguy hiểm, khó khăn trong cuộc đời, nếu ta áp dụng niềm tin đó vào thực tế bằng cách thật sự dám phó thác mọi sự cho Chúa, thì thấy lần nào Ngài cũng bảo vệ ta thoát khỏi hiểm nguy, giúp ta giải quyết những khó khăn một cách thật kỳ diệu. Lúc ấy niềm tin của ta vào sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa là một niềm tin thực nghiệm.
Trong Tin Mừng, khi đọc câu chuyện Đức Giêsu đi trên mặt nước thì ta tin như vậy. Đó là tin cách lý thuyết. Nhưng các tông đồ được chứng kiến tận mắt Ngài đi trên mặt nước đến với mình, thì niềm tin của các ông về việc Đức Giêsu có khả năng đi trên mặt nước là một niềm tin thực nghiệm. Riêng Phêrô, ông tin rằng nhờ quyền năng của Thầy mình, ông cũng có thể đi trên mặt nước đến với Ngài, và niềm tin đó mới chỉ là tin trên lý thuyết. Nhưng niềm tin ấy rất mạnh, và vì là người có khuynh hướng hành động, ông đã biến niềm tin ấy thành hành động bằng cách dám bước ra khỏi thuyền để đến với Ngài. Khi thật sự đi được trên mặt nước, niềm tin ấy của ông đã trở thành niềm tin thực nghiệm. Còn các tông đồ khác cũng đều tin như vậy, nhưng vẫn chỉ là tin trên lý thuyết. Chỉ riêng Phêrô, nhờ thật sự đi được trên mặt nước, nên niềm tin của ông là niềm tin thực nghiệm. Khi thấy gió thổi thì ông đâm sợ và trở nên nghi ngờ về niềm tin ấy, lập tức ông bị chìm xuống. Như vậy, có thể nói, ông đang đi trên chính niềm tin vững chắc của mình, chính niềm tin vững chắc ấy mới khiến ông đi được trên nước.
3. Đời sống tâm linh vững mạnh dựa trên đức tin thực nghiệm
Dường như người Kitô hữu nào sau khi học giáo lý cũng đều tin có Thiên Chúa, tin Ngài có ba ngôi, tin Đức Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, tin có thiên đàng, tin có hỏa ngục… Các nhà thần học thì còn tin cả hàng trăm tín điều được ghi trong sách Enchiridion Symbolorum dày cả 5,6 trăm trang, do nhà thần học Heinrich Denzinger đã thu thập lại thành sách. Nhưng đức tin ấy đối với phần đông Kitô hữu chỉ là đức tin lý thuyết, cho dù họ có thể tuyên xưng ra ngoài rất mạnh mẽ, và ai tuyên xưng khác với họ thường bị họ kết án hoặc tẩy chay. Tuy nhiên chỉ khi gặp thử thách trong thực tế đời sống, họ mới nhận ra đức tin của mình rất yếu kém, đôi khi có vẻ như chẳng tin gì cả.
Chẳng hạn người Kitô hữu nào cũng tin có thiên đàng, hỏa ngục, luyện ngục, nhưng biết bao người có thể phạm tội một cách dễ dàng dù họ tin rằng phạm tội thì có thể sa hỏa ngục hay phải đền tội ở luyện ngục. Nhiều khi họ phạm tội một cách dễ dàng hơn là phạm một sai lầm về kinh doanh khiến việc làm ăn của họ có thể bị lỗ hay thất bại. Biết bao người sẵn sàng phạm tội chỉ để được một lợi lộc rất chóng qua ở đời này! Điều đó chứng tỏ họ chỉ tin một cách rất lý thuyết chứ không phải tin một cách thực tế! Vì thế, đời sống tâm linh của họ không tiến triển được bao nhiêu suốt bao năm sống đạo, đôi khi còn thụt lùi nữa.
Một người thật sự tin vào tình yêu và sức mạnh của Thiên Chúa thì khó có thể yếu đuối được! Vì đức tin làm nên sức mạnh. Đức Giêsu nói: «Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: “rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được» (Mt 17,20). Vụ lạm dụng tình dục đã từng bùng nổ ở Mỹ trong mấy thập niên qua cho thấy: ngay cả những thầy dạy về đức tin, trong ấy vẫn có nhiều người chẳng tin bao nhiêu những điều mình dạy người khác tin. Nhiều hiện tượng khác cũng chứng minh điều ấy.
4. Muốn có đức tin thực nghiệm, phải thật sự sống những điều mình tin
Phêrô thấy Đức Giêsu đi trên mặt nước, ông liền tin rằng Ngài cũng có thể cho ông đi trên mặt nước như Ngài. Nếu ông không thật sự bước ra khỏi thuyền để đi trên mặt nước, thì niềm tin ấy mãi mãi chỉ là tin cách lý thuyết. Nhưng ông thử nghiệm ngay điều ông tin xem sao, và ông thấy chính ông đã đi trên mặt nước được. Thế là niềm tin ấy đã trở thành niềm tin thực nghiệm. Khi thử nghiệm những điều tin khác nữa, ông cũng sẽ thấy nó thật sự đúng. Từ đó, đức tin của ông ngày càng vững chắc hơn vì nó mang tính thực nghiệm.
Cũng vậy, không ai có được đức tin thực nghiệm nếu không thử sống thật, sống đúng như những điều mình tin. Khi đem những điều mình tin cách lý thuyết ra để sống trong thực tế, ta sẽ dần dần chứng nghiệm được những điều mình tin ấy là đúng thật. Cứ tiếp tục như thế, đức tin của ta ngày càng vững mạnh hơn.
Sở dĩ ta chưa có đức tin thực nghiệm, là vì ta chưa thật sự dấn thân cho niềm tin của mình. Nếu ta đã tin cách lý thuyết vào sự quan phòng của Thiên Chúa, thì ta hãy thử sống niềm tin ấy cách cụ thể khi gặp thử thách xem: chẳng hạn khi lương tâm ta đòi hỏi phải làm một điều gì có thể nguy hiểm cho bản thân mà ta vẫn dám dấn thân, thì chỉ khi ấy ta mới thực nghiệm được sự quan phòng bảo vệ thật sự của Thiên Chúa đối với ta. Hay ta hãy thử dấn thân theo Chúa bằng việc từ bỏ mình và từ bỏ mọi sự cách triệt để, ta sẽ cảm nghiệm lời Chúa nói hoàn toàn chính xác: «Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau» (Mc 10,29-30). Vấn đề cuối cùng là ta có dám thử sống đúng như ta tin hay không!
Việc thử nghiệm đức tin cũng tương tự như có ai chỉ cho ta một phương pháp rất dễ dàng để tăng cường sức khỏe. Ta nghe và biết rất thấu đáo những chỉ dẫn ấy. Đó là cái biết lý thuyết. Nếu ta tin người ấy, thì niềm tin ấy cũng chỉ là niềm tin lý thuyết. Nhưng nếu ta thử thực hành điều người ấy chỉ dẫn để xem phương pháp ấy có hiệu quả không, và ta thấy nó có hiệu quả thật sự, thì niềm tin của ta vào phương pháp ấy là niềm tin thực nghiệm.
Để đời sống tâm linh phát triển, ta cần có những kinh nghiệm thật sự và phong phú về Thiên Chúa, về tình yêu và quyền năng của Ngài. Nếu không có kinh nghiệm về Thiên Chúa, dù ta có là tiến sĩ thần học, thông thạo mọi lý thuyết về Thiên Chúa, thì đời sống tâm linh ta vẫn có thể nghèo nàn hơn một bà cụ ít học nhưng luôn cảm nghiệm rõ ràng sự hiện diện cụ thể của Thiên Chúa và tình yêu đầy quyền năng của Ngài trong đời sống bà.
CẦU NGUYỆN
Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy con rất nhiều điều, con đều chấp nhận và tin hết. Nhưng đời sống của con, sao mà vẫn yếu đuối, vẫn buồn phiền, vẫn đau khổ? Đúng ra Tin Mừng của Ngài phải làm con mạnh mẽ và an vui hạnh phúc mới phải, bất chấp những nghịch cảnh xảy tới. Đọc bài Tin Mừng về việc Phêrô đi trên mặt nước đến với Đức Giêsu, con nhận ra rằng con chỉ tin cách lý thuyết, chứ chưa hề thử nghiệm niềm tin ấy như Phêrô, bằng cách thật sự bước ra khỏi thuyền để đi trên mặt nước như mình đã tin rằng mình làm được. Vì thế, con vẫn là kẻ ấu trĩ về tâm linh, cho dù con đã tin và hiểu rõ cả hàng ngàn điều Đức Giêsu và Hội Thánh dạy. Đức tin của con vẫn chỉ là đức tin bằng lời nói, chưa phải là đức tin bằng hành động. Xin Cha cho con dám can đảm áp dụng những gì con tin vào đời sống, để con có kinh nghiệm về Cha, về sự hiện diện thật sự và quyền năng của Đức Giêsu trong đời sống của con. Có thế, đời sống tâm linh con mới mạnh mẽ lên và phát triển được.
Câu hỏi gợi ý:
1. Sự hiểu biết có hai thứ: thứ lý thuyết và thứ thực nghiệm. Đức tin có gì tương tự như thế không? Đức tin lý thuyết và đức tin thực nghiệm khác nhau thế nào? Đức tin của bạn thuộc loại nào?
2. Niềm tin vào Đức Giêsu của Phêrô khi ông đi được trên mặt nước khác với niềm tin của các tông đồ khác còn lại trong thuyền ở chỗ nào? Muốn có một đức tin thực nghiệm như Phêrô, ta phải làm gì?
Suy tư gợi ý:
1. Hai thứ kiến thức
Sự hiểu biết có hai thứ: hiểu biết như là kiến thức, và hiểu biết như là kinh nghiệm. Chẳng hạn trước khi ra Hà Nội lần đầu, tôi đã nghiên cứu nhiều về thành phố này, bản đồ của Hà Nội như được chụp hình trong tâm trí tôi. Cái biết ấy chỉ là kiến thức, là biết cách lý thuyết. Về sau tôi có dịp ra Hà Nội nhiều lần, sống, làm việc và tiếp xúc với nhiều người ở đây trong nhiều tháng. Tôi có dịp tham quan các hồ, các công viên, các di tích lịch sử… tại đây. Những gì tôi thấy, cảm nghiệm bây giờ đều đúng như những gì tôi biết cách lý thuyết trước khi ra đây. Nhưng cái biết của tôi bây giờ khác với cái biết hồi trước, vì cái biết của tôi bây giờ về Hà Nội là kinh nghiệm, là cái biết thực nghiệm.
Để hiểu biết như là kiến thức, hay hiểu biết cách lý thuyết thì chỉ cần học ở trường, đọc sách, nghe đài, coi truyền hình là có được. Còn hiểu biết như là những kinh nghiệm, hay hiểu biết cách thực nghiệm thì phải từng sống, từng tiếp xúc, từng hưởng thụ hay từng chịu khổ vì người hay vật ta biết. Cái biết sau là cái biết thâm sâu, cái biết đi vào chính hữu thể của đối tượng biết.
2. Hai thứ đức tin
Một cách tương tự, có hai loại niềm tin: tin cách lý thuyết và tin cách thực nghiệm. Tin cách lý thuyết là tin rằng đúng, là chân thật điều mình nghe nói, học hỏi, đọc trong sách báo hay trông thấy qua hình ảnh, tivi… Còn tin cách thực nghiệm là niềm tin đã được sống, đã được kinh nghiệm trong thực tế, nhờ đó ta tin một cách thâm sâu và xác tín.
Khi học giáo lý, ta được dạy rằng Thiên Chúa luôn quan phòng, yêu thương bảo vệ ta. Ta tin vì cho rằng đó là những điều Thiên Chúa mặc khải qua Đức Giêsu, được Giáo Hội lưu truyền lại, và người dạy ta (linh mục, giáo lý viên) không hề nói dối hoặc nói sai. Vì thế, khi gặp nhiều nguy hiểm, khó khăn trong cuộc đời, nếu ta áp dụng niềm tin đó vào thực tế bằng cách thật sự dám phó thác mọi sự cho Chúa, thì thấy lần nào Ngài cũng bảo vệ ta thoát khỏi hiểm nguy, giúp ta giải quyết những khó khăn một cách thật kỳ diệu. Lúc ấy niềm tin của ta vào sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa là một niềm tin thực nghiệm.
Trong Tin Mừng, khi đọc câu chuyện Đức Giêsu đi trên mặt nước thì ta tin như vậy. Đó là tin cách lý thuyết. Nhưng các tông đồ được chứng kiến tận mắt Ngài đi trên mặt nước đến với mình, thì niềm tin của các ông về việc Đức Giêsu có khả năng đi trên mặt nước là một niềm tin thực nghiệm. Riêng Phêrô, ông tin rằng nhờ quyền năng của Thầy mình, ông cũng có thể đi trên mặt nước đến với Ngài, và niềm tin đó mới chỉ là tin trên lý thuyết. Nhưng niềm tin ấy rất mạnh, và vì là người có khuynh hướng hành động, ông đã biến niềm tin ấy thành hành động bằng cách dám bước ra khỏi thuyền để đến với Ngài. Khi thật sự đi được trên mặt nước, niềm tin ấy của ông đã trở thành niềm tin thực nghiệm. Còn các tông đồ khác cũng đều tin như vậy, nhưng vẫn chỉ là tin trên lý thuyết. Chỉ riêng Phêrô, nhờ thật sự đi được trên mặt nước, nên niềm tin của ông là niềm tin thực nghiệm. Khi thấy gió thổi thì ông đâm sợ và trở nên nghi ngờ về niềm tin ấy, lập tức ông bị chìm xuống. Như vậy, có thể nói, ông đang đi trên chính niềm tin vững chắc của mình, chính niềm tin vững chắc ấy mới khiến ông đi được trên nước.
3. Đời sống tâm linh vững mạnh dựa trên đức tin thực nghiệm
Dường như người Kitô hữu nào sau khi học giáo lý cũng đều tin có Thiên Chúa, tin Ngài có ba ngôi, tin Đức Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, tin có thiên đàng, tin có hỏa ngục… Các nhà thần học thì còn tin cả hàng trăm tín điều được ghi trong sách Enchiridion Symbolorum dày cả 5,6 trăm trang, do nhà thần học Heinrich Denzinger đã thu thập lại thành sách. Nhưng đức tin ấy đối với phần đông Kitô hữu chỉ là đức tin lý thuyết, cho dù họ có thể tuyên xưng ra ngoài rất mạnh mẽ, và ai tuyên xưng khác với họ thường bị họ kết án hoặc tẩy chay. Tuy nhiên chỉ khi gặp thử thách trong thực tế đời sống, họ mới nhận ra đức tin của mình rất yếu kém, đôi khi có vẻ như chẳng tin gì cả.
Chẳng hạn người Kitô hữu nào cũng tin có thiên đàng, hỏa ngục, luyện ngục, nhưng biết bao người có thể phạm tội một cách dễ dàng dù họ tin rằng phạm tội thì có thể sa hỏa ngục hay phải đền tội ở luyện ngục. Nhiều khi họ phạm tội một cách dễ dàng hơn là phạm một sai lầm về kinh doanh khiến việc làm ăn của họ có thể bị lỗ hay thất bại. Biết bao người sẵn sàng phạm tội chỉ để được một lợi lộc rất chóng qua ở đời này! Điều đó chứng tỏ họ chỉ tin một cách rất lý thuyết chứ không phải tin một cách thực tế! Vì thế, đời sống tâm linh của họ không tiến triển được bao nhiêu suốt bao năm sống đạo, đôi khi còn thụt lùi nữa.
Một người thật sự tin vào tình yêu và sức mạnh của Thiên Chúa thì khó có thể yếu đuối được! Vì đức tin làm nên sức mạnh. Đức Giêsu nói: «Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: “rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được» (Mt 17,20). Vụ lạm dụng tình dục đã từng bùng nổ ở Mỹ trong mấy thập niên qua cho thấy: ngay cả những thầy dạy về đức tin, trong ấy vẫn có nhiều người chẳng tin bao nhiêu những điều mình dạy người khác tin. Nhiều hiện tượng khác cũng chứng minh điều ấy.
4. Muốn có đức tin thực nghiệm, phải thật sự sống những điều mình tin
Phêrô thấy Đức Giêsu đi trên mặt nước, ông liền tin rằng Ngài cũng có thể cho ông đi trên mặt nước như Ngài. Nếu ông không thật sự bước ra khỏi thuyền để đi trên mặt nước, thì niềm tin ấy mãi mãi chỉ là tin cách lý thuyết. Nhưng ông thử nghiệm ngay điều ông tin xem sao, và ông thấy chính ông đã đi trên mặt nước được. Thế là niềm tin ấy đã trở thành niềm tin thực nghiệm. Khi thử nghiệm những điều tin khác nữa, ông cũng sẽ thấy nó thật sự đúng. Từ đó, đức tin của ông ngày càng vững chắc hơn vì nó mang tính thực nghiệm.
Cũng vậy, không ai có được đức tin thực nghiệm nếu không thử sống thật, sống đúng như những điều mình tin. Khi đem những điều mình tin cách lý thuyết ra để sống trong thực tế, ta sẽ dần dần chứng nghiệm được những điều mình tin ấy là đúng thật. Cứ tiếp tục như thế, đức tin của ta ngày càng vững mạnh hơn.
Sở dĩ ta chưa có đức tin thực nghiệm, là vì ta chưa thật sự dấn thân cho niềm tin của mình. Nếu ta đã tin cách lý thuyết vào sự quan phòng của Thiên Chúa, thì ta hãy thử sống niềm tin ấy cách cụ thể khi gặp thử thách xem: chẳng hạn khi lương tâm ta đòi hỏi phải làm một điều gì có thể nguy hiểm cho bản thân mà ta vẫn dám dấn thân, thì chỉ khi ấy ta mới thực nghiệm được sự quan phòng bảo vệ thật sự của Thiên Chúa đối với ta. Hay ta hãy thử dấn thân theo Chúa bằng việc từ bỏ mình và từ bỏ mọi sự cách triệt để, ta sẽ cảm nghiệm lời Chúa nói hoàn toàn chính xác: «Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau» (Mc 10,29-30). Vấn đề cuối cùng là ta có dám thử sống đúng như ta tin hay không!
Việc thử nghiệm đức tin cũng tương tự như có ai chỉ cho ta một phương pháp rất dễ dàng để tăng cường sức khỏe. Ta nghe và biết rất thấu đáo những chỉ dẫn ấy. Đó là cái biết lý thuyết. Nếu ta tin người ấy, thì niềm tin ấy cũng chỉ là niềm tin lý thuyết. Nhưng nếu ta thử thực hành điều người ấy chỉ dẫn để xem phương pháp ấy có hiệu quả không, và ta thấy nó có hiệu quả thật sự, thì niềm tin của ta vào phương pháp ấy là niềm tin thực nghiệm.
Để đời sống tâm linh phát triển, ta cần có những kinh nghiệm thật sự và phong phú về Thiên Chúa, về tình yêu và quyền năng của Ngài. Nếu không có kinh nghiệm về Thiên Chúa, dù ta có là tiến sĩ thần học, thông thạo mọi lý thuyết về Thiên Chúa, thì đời sống tâm linh ta vẫn có thể nghèo nàn hơn một bà cụ ít học nhưng luôn cảm nghiệm rõ ràng sự hiện diện cụ thể của Thiên Chúa và tình yêu đầy quyền năng của Ngài trong đời sống bà.
CẦU NGUYỆN
Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy con rất nhiều điều, con đều chấp nhận và tin hết. Nhưng đời sống của con, sao mà vẫn yếu đuối, vẫn buồn phiền, vẫn đau khổ? Đúng ra Tin Mừng của Ngài phải làm con mạnh mẽ và an vui hạnh phúc mới phải, bất chấp những nghịch cảnh xảy tới. Đọc bài Tin Mừng về việc Phêrô đi trên mặt nước đến với Đức Giêsu, con nhận ra rằng con chỉ tin cách lý thuyết, chứ chưa hề thử nghiệm niềm tin ấy như Phêrô, bằng cách thật sự bước ra khỏi thuyền để đi trên mặt nước như mình đã tin rằng mình làm được. Vì thế, con vẫn là kẻ ấu trĩ về tâm linh, cho dù con đã tin và hiểu rõ cả hàng ngàn điều Đức Giêsu và Hội Thánh dạy. Đức tin của con vẫn chỉ là đức tin bằng lời nói, chưa phải là đức tin bằng hành động. Xin Cha cho con dám can đảm áp dụng những gì con tin vào đời sống, để con có kinh nghiệm về Cha, về sự hiện diện thật sự và quyền năng của Đức Giêsu trong đời sống của con. Có thế, đời sống tâm linh con mới mạnh mẽ lên và phát triển được.
Nguyễn Chính Kết
Gửi ý kiến của bạn