Hiến Chương Thành Lập. Bản tu chỉnh lần thứ nhất ngày 14.04.2001

14/03/201611:56 CH(Xem: 9415)
Hiến Chương Thành Lập. Bản tu chỉnh lần thứ nhất ngày 14.04.2001
HIẾN CHƯƠNG THÀNH LẬP
PHONG TRÀO GIÁO DÂN VIỆT NAM HẢI NGOẠI
(Bản tu chỉnh lần thứ I)

(Biểu quyết ngày 07-10-1992; tu chỉnh lần thứ nhất ngày 31.12.1993, lần thứ hai do Đại hội kỳ III ngày 14 tháng 04 năm 2001)

1. DANH HIỆU, MỤC ĐÍCH VÀ TRỤ SỞ

  1. Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại là một tổ chức tự nguyện, quy tụ những giáo dân Việt nam hải ngoại ý thức sứ mệnh giáo dân theo tinh thần Công đồng Vatican II, sẵn sàng dấn thân phục vụ Giáo hội và canh tân xã hội theo học thuyết xã hội Công giáo và truyền thống dân tộc, chấp nhận hiến chương và nội quy của phong trào.
  2. Sinh hoạt của phong trào nhằm:

  • Đào tạo bản thân cán bộ giáo dân về đời sống siêu nhiên và nhân bản.
  • Phục vụ Giáo hội.
  • Canh tân xã hội.

Những mục tiêu sinh hoạt này được triển khai qua các công tác chủ yếu sau đây:

  • Học hỏi và thực thi các công tác đặc thù của Giáo hội giữa trần thế.
  • Tổ chức các lớp huấn luyện để đào tạo đoàn viên về mặt siêu nhiên và các kiến thức nhân bản, kỹ thuật khác.
  • Xây dựng và phát triển tình liên đới giữa các đoàn viên trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống.
  • Phát huy tinh thần liên đới để xây dựng cộng đồng dân tộc, tham gia tích cực việc sinh hoạt của người công dân trong tinh thần trách nhiệm, làm chứng Tin Mừng của Chúa Kitô trong môi trường trần thế dưới ánh sáng của học thuyết xã hội Công giáo được hội nhập vào hoàn cảnh đặc thù của xã hội Việt nam.

3. Trụ sở của Phong Trào

Trụ sở của Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại sẽ do Ban Thường Vụ quyết định.

1. TỔ CHỨC PHONG TRÀO

  1. Phong trào cơ sở
  2. Đơn vị sinh hoạt cơ bản của Phong Trào Giáo Dân Việt nam Hải Ngoại là các Phong trào cơ sở.
  3. Các Phong trào cơ sở được xây dựng và sinh hoạt tùy theo hoàn cảnh cá biệt, nhưng liên đới công tác và được nối kết bởi việc chấp nhận tôn chỉ, mục đích, đường lối chung và qua các sinh hoạt có tầm vóc quốc gia và quốc tế.
  4. Phong trào cơ sở phải quy tụ tối thiểu năm (5) đoàn viên và sinh hoạt thường đều.
  5. Nhiều Phong trào cơ sở, tùy hoàn cảnh cụ thể, được kết hợp thành phong trào cấp vùng, quốc gia định cư và lục địa.

2. Đại hội

  • Đại biểu: Đại hội gồm các Đại biểu theo tỷ lệ số đoàn viên của Phong trào cơ sở, được triệu tập bốn (4) năm một lần.
  • Đại hội có nhiệm vụ ấn định các chính sách của phong trào, tu chỉnh hiến chương, nội quy và bầu Ban Thường Vụ.

3. Hội Đồng Phối Hợp

  • Hội Đồng Phối Hợp gồm Đại diện các Phong trào cơ sở.
  • Hội Đồng Phối Hợp họp khóa thường lệ hai (2) năm một lần, và những khóa họp bất thường nếu có nhu cầu.
  • Hội Đồng Phối Hợp biểu quyết các kế hoạch, chương trình phổ quát của Phong trào do Ban Thường Vụ soạn thảo dựa vào chính sách đã được Đại hội đề ra, và kiểm soát việc thực thi kế hoạch, chương trình nầy.

4. Ban Thường Vụ

  • Ban Thường Vụ gồm một số thành viên được Đại hội bầu lên với nhiệm kỳ bốn (4) năm.
  • Trong trường hợp một thành viên không thể thi hành nhiệm vụ, Hội Đồng Phối Hợp sẽ cử người thay thế cho đến hết nhiệm kỳ.
  • Ban Thường Vụ có nhiệm vụ soạn thảo các kế hoạch, chương trình của Phong trào, thực thi các kế hoạch và chương trỉnh nầy sau khi đã được Đại hội hay Hội Đồng Phối Hợp biểu quyết.

  • ĐIỀU HÀNH SINH HOẠT

  1. Các Phong trào cơ sở, tùy hoàn cảnh riêng có những sinh hoạt cá biệt. Tuy nhiên các sinh hoạt đó phải phù hợp với chính sách chung của toàn thể phong trào.
  2. Các Phong trào cơ sở có nhiệm vụ thi hành những công tác chung được Hội Đồng Phối Hợp thông qua, và những công tác đặc biệt được giao phó.
  3. Việc phối hợp sinh hoạt phong trào ở cấp vùng, quốc gia định cư hay lục địa do các Phong trào cơ sở liên hệ đảm nhiệm với sự liên lạc và hỗ trợ của Ban Thường Vụ.
  4. Các qui định liên quan đến sinh hoạt của Hội Đồng Phối Hợp và Ban Thường Vụ sẽ được quyết định do Nội qui của Phong trào.
  5. Các qui định liên quan đến tài chánh, cơ sở vật chất của Phong trào sẽ được quyết định theo điều kiện pháp lý địa phương nơi đặt văn phòng Ban Thường Vụ và ghi vào nội qui.

  • CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT

  1. Đại hội Thành Lập tín nhiệm Đức ông Trần Văn Hoài công bố Ban Thường Vụ lâm thời của Phong trào với nhiệm kỳ kéo dài từ ngày Đại hội Thành Lập Phong trào cho đến khi có Ban Thường Vụ được Đại hội đầu tiên cử nhiệm.
  2. Ban Thường Vụ lâm thời có nhiệm vụ soạn thảo dự án nội qui Phong trào và tổ chức Đại hội đầu tiên trong vòng một (1) năm kể từ ngày thành lập.
  3. Bản nội qui Phong trào không được đi ngược lại với nội dung các điều khoản do hiến chương qui định.
  4. Đại hội đầu tiên biểu quyết nội qui do Ban Thường Vụ soạn thảo và bầu Ban Thường Vụ.
  5. Những điều khoản liên quan đến danh hiệu và mục đích của Phong trào không được thay đổi. Nhưng Đại hội thường xuyên hay bất thường, với ¾ tổng số đại biểu tham dự, có thể biểu quyết thay đổi các điều khoản khác của bản hiến chương.
  6. Bản hiến chương nầy được Đại hội Thành Lập họp ngày 07 tháng 10 năm 1992, tại Roma biểu quyết chấp thuận.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16/07/2024
Trong một chế độ độc tài, có rất nhiều người phục vụ cho chế độ ấy, không phải vì họ đồng ý hay ủng hộ chế độ ấy, mà vì sống dưới quyền lực của chế độ, họ bất đắc dĩ phải tuân hành những mệnh lệnh trái với lương tri và lương tâm họ. Họ không đủ cao thượng hay đủ can đảm và tính bất khuất để bất tuân hay chống lại những mệnh lệnh bất nhân của chế độ. Họ cũng phải vì nồi cơm, vì sự sống, vì sự an toàn của gia đình họ, mà họ phải chấp nhận sống trái ngược với lương tâm của họ. Họ đáng thương nhiều hơn đáng kết án.
18/08/2017
HIẾN CHƯƠNG THÀNH LẬP PHONG TRÀO GIÁO DÂN VIỆT NAM HẢI NGOẠI DANH HIỆU, MỤC ĐÍCH VÀ TRỤ SỞ Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại là một tổ chức tự nguyện, quy tụ những giáo dân
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC