Mười Hai ý tưởng về ngôi vị giáo hoàng và đời sống trong Giáo hội ngày nay

17/03/20189:31 SA(Xem: 3850)
Mười Hai ý tưởng về ngôi vị giáo hoàng và đời sống trong Giáo hội ngày nay

Mười Hai ý tưởng về ngôi vị giáo hoàng và đời sống trong Giáo hội ngày nay


Nếu bạn muốn có một Giáo hội cải cách và thánh thiện hơn, bạn phải cam kết trở thành một thành viên cải cách và thánh thiện hơn.


f9sYoAkpzd8GACUjnHQX-P0DT_2eY6bWbVJtxQyUe5XBHPJ7vHY-yZpJs8nmBeXtw24b997S9uZ4h4r8QrN4ErzF3-pjnBvk-ZPoSfW7c30rRPtf_HkSkRuf8e5IxlMvFMJC9TlE


Người Công giáo chúng ta tin rằng Giám mục Rôma thừa hưởng thẩm quyền duy nhất và những trách nhiệm duy nhất được phong tặng cho Thánh Phêrô và truyền lại cho tất cả những người kế nhiệm ngài dưới nhiều thế kỷ. Chúng ta hiểu rất rõ nền tảng kinh thánh của các khẳng định này.


Trong Ma-thêu chương 16, Chúa Jêsus vui mừng chấp nhận lời Simon công nhận Ngài là Đấng Mê-si-a và là Con Thiên Chúa, và Ngài tuyên bố rằng sự hiểu biết của Simon không phải xuất phát từ con người mà là từ mạc khải của Thiên Chúa, và kết quả là Chúa Giê-su đổi tên Simon thành Kepha / Petra / Rock / Đá và trên đá đó Ngài sẽ xây dựng Giáo Hội của Ngài.


Lu-ca chương 22 ghi lại chỉ dẫn của Đức Kitô rằng Phê rô "củng cố" anh em mình trong đức tin - một khi ông hồi phục từ sự thất bại của mình do thiếu can đảm và trung thành. Gioan chương 21 cũng chứa đựng một lời nhắc nhở đau đớn cho Phê-rô về việc ngài chối bỏ Chúa của mình ba lần, được hoàn tác ba lần bằng lời xác nhận tình yêu đối với Người, qua đó Đức Kitô Phục Sinh truyền cho Si-môn Phêrô làm "mục tử phó bản" trông nom đàn chiên của Người. Sự xác nhận của Giáo Hội trong đức tin và thúc đẩy sự hiệp nhất của Giáo Hội là những nhiệm vụ chính của Đức Giám mục Rôma. Không một vị giáo hoàng nào trong lịch sử đã hoàn thành được những nhiệm vụ này cách hoàn hảo - vì không có con người nào là hoàn hảo. Có một số gần như làm được như vậy, trong khi một số khác còn quá xa vời với mục tiêu.


Khi tôi đang nói đây, tôi không thể không nhận thấy sự bồn chồn của một vài người trong số các bạn, vậy nên hãy thừa nhận cái tình huống phức tạp khó nói bằng cách đặt vấn đề liệu Đức Thánh Cha Phanxicô có phù hợp với kế hoạch của các tiến trình hay không. Không giống với nhiều vị tiền nhiệm trong thời hiện đại - và đặc biệt là hai vị tiền nhiệm ngay trước ngài, những con người thực sự phi thường - ngài không được biệt phú cho những tài năng về văn hoá, ngôn ngữ và viễn kiến bao la; cũng không được đào tạo cách sâu sắc về triết học và thần học. Là một người luôn mong muốn trở nên khiêm tốn, ngài đã nói tất cả những điều này nhiều lần. Sẽ không thành thực nếu không thừa nhận rằng sự trong sáng từ các triều đại của Đức Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã mang lại một số nhầm lẫn vô cùng đáng tiếc khi tiến vào dưới thời GH Phanxicô. Tôi đoán rằng một số bạn không cảm thấy thoải mái khi nói về những quan sát như vậy; nhưng những người khác lại cất tiếng rất cao để phê bình. Hãy cho phép tôi cố gắng đưa ra một lối mở xuyên qua hai thái cực (between Scylla and Charybdis - huyền thoại Hy Lạp), một mặt thì phủ nhận và mặt kia lại đả kích  - bằng mười hai tư tưởng cho cuộc sống trong Giáo hội ngày nay.


Trước hết, via negativa - về mặt tiêu cực: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không tuyên bố điều lạc giáo. Bộ giáo luật định nghĩa lạc giáo là "sự ngoan cố phủ nhận - the obstinate denial" một hay nhiều tín lý của đức tin Công giáo (canon 751). Điều đó đã không xảy ra. Thiếu độ chính xác là đáng tiếc, nhưng nó không phải là lạc giáo.


Thứ hai, không phải là bất trung, huống chi là phạm tội, khi chúng ta thẩm vấn các giới chức thẩm quyền của giáo hội (kể cả Đức Giáo Hoàng) về việc thực hiện các trọng trách của họ. Thật vậy, Bộ giáo luật Canon cho thấy rõ ràng rằng người tín hữu có thể và có nghĩa vụ phải làm như vậy, nghĩa là, nếu họ có đủ kiến ​​thức và thiện ý cần thiết (xem câu 212.3). Ai đó chỉ cần nghĩ đến một người như Thánh Phaolô, người khoa trương về việc đối đầu với Thánh Phêrô (xem Ga 2:11). Hoặc, Thánh Catharine ở Siena, đã sách nhiễu Giáo hoàng trong thời đại của mình để bắt tuân thủ, nhưng lúc nào cũng gọi giáo hoàng là "Đức Kitô yêu dấu trên cõi trần". Anh em của Catharine, Thánh Thomas Aquinas dòng Đa minh, biết khá rõ về vấn đề này. Vì vậy, chúng ta thấy dòng chữ này trong Bộ Summa Theologica của ngài: "Có nguy cơ sắp xảy đến cho đức tin, các phẩm chức phải được tra vấn, thậm chí công khai, về những chủ đề của họ."


Thứ ba, tuyên bố của Công Đồng Vatican I về vị thế ưu việt và tính không sai lầm của ngai tòa Phêrô (và sự tái khẳng định của nó trong tông huấn Lumen Gentium của CĐ Vatican II) là một phát triển tín lý cần thiết dưới ánh sáng của bầu khí trí thức và chính trị trong thời đại đó, cứu Giáo Hội khỏi các học giả vô thần và sự nhũng lạm từ các cơ quan dân sự, cũng như từ hàng ngàn giám mục hoạt động như những vị giáo hoàng nhỏ. Chúng ta chỉ cần nhìn vào tình huống ảm đạm của các Giáo hội Chính Thống và hội đồng đong đưa của họ, bị bắt làm con tin cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan và các tuồng tranh dành thế lực, thì đủ rõ. Điều đó cho thấy, hậu quả ngoài ý muốn nhưng có thực của vị thế ưu việt của giáo hoàng là một sự thần thánh hóa con người của giáo hoàng, được minh họa bởi William George Ward (nhà văn Anh thế kỷ XIX trở lại đạo), người tuyên bố rằng ông muốn được đọc sắc lệnh mới của giáo hoàng trong bữa ăn sáng mỗi ngày! Tâm lý đó cuối cùng đã làm cho Hồng Y Newman nhắc nhở về tất cả tính chính trực ưu việt của lương tâm bằng cách bắt bẻ đưa nó vào bữa ăn tối: "Nếu tôi buộc phải đưa tôn giáo vào mấy ly sau bữa tối (thực sự chẳng có),  tôi sẽ uống - mừng Đức Giáo hoàng, nếu bạn muốn, - nhưng, uống mừng lương tâm trước rồi sau đó mới đến Giáo Hoàng."


Thứ tư, Giáo lý của Giáo hội Công giáo (CCC số 85), trích dẫn Dei Verbum 10 nói rõ rằng Huấn Quyền không nằm bên trên Lời của Thiên Chúa nhưng là đầy tớ phục vụ Lời. Điều đó bao gồm giáo hoàng, và trên thực tế, theo một cách nổi bật, ngài chính là servus servorum Dei. Như William F. Buckley nhắc nhở khán giả của mình trong "Firing Line" sau chuyến viếng thăm mục vụ đầu tiên của ĐGH Gioan Phaolô đến các quốc gia vào năm 1979, Đức Giáo Hoàng là người bị bó buộc nhất trên hành tinh - tất cả những gì ông có thể làm là lặp lại những gì đã được giảng dạy từ trước đến nay.


Thứ năm, một hệ quả của điểm trước đây: Giáo hoàng là một thành viên của Giáo Hội trước bất cứ điều gì khác, và ngài sẽ không phải là một giáo hoàng mãi mãi. Như thế, ngài sống cùng với mệnh lệnh Phúc âm giống như tất cả chúng ta. Do đó, GH Phanxicô liên tục nhắc nhở chúng ta: "Tôi là một người con trung thành của Giáo hội!" Thánh Augustinô đã nói rất rõ ràng khi ngài khẳng định: "Đối với anh chị em, tôi là một giám mục, với tất cả, tôi là một Kitô hữu. Đầu tiên là tên của một chức năng được thực hiện, thứ hai là tên của ân sủng; điều này mang nghĩa nguy hiểm, đây là một sự cứu rỗi.”


Thứ sáu, chúng ta phải tự xả bỏ ý tưởng cho rằng cuộc bầu cử của mỗi giáo hoàng là công việc của Chúa Thánh Thần và ý muốn trực tiếp của Thiên Chúa. Nếu điều đó là đúng, chúng ta sẽ khó lòng để giải thích GH Borgias. Không phải thế, toàn thể Giáo Hội cầu nguyện Chúa Thánh Thần hướng dẫn Hồng Y Đoàn cho sự lựa chọn của họ, nhưng không có gì bảo đảm rằng các hồng y sẽ đáp ứng một cách thích hợp. Về vấn đề này, tôi sẽ mạo hiểm để nói rằng giáo hoàng hiện nay có thể là một món quà của Chúa Thánh Thần để tạo ra một sự sửa đổi cho một chủ nghĩa sùng bái giáo điều không lành mạnh và không kiểm soát được, phổ biến ở nhiều nơi như là "ngẫu tượng giáo hoàng" mà tôi đã đề cập trước đây. Thánh vịnh 146 cảnh cáo chúng ta: "Đừng tin tưởng vào các hoàng tử"; sự tin tưởng cuối cùng của chúng ta là trong Đức Kitô, không phải trong những người đại diện của Người có những lúc mang đầy tính phàm nhân.


Thứ bảy, có không ít những người Công giáo nghiêm túc trong ba thập niên qua, khi bị hỏi về lý do nào họ đã làm hoặc không làm điều gì đó, đã rơi vào cái bẫy "đã thỏa thuận rồi" bằng cách nói rằng họ đã làm như vậy "bởi vì giáo hoàng làm điều đó "(hoặc không làm điều đó). Đó là một lập luận rất yếu. Tôi không tham gia vào một thực hành cụ thể nào đó vì Đức Giáo hoàng làm việc đó; Tôi làm điều đó bởi vì nó là điều đúng để làm. Thật tuyệt vời nếu Đức Giáo Hoàng cũng làm điều đó, nhưng nó không phải là điều thiết yếu. Thật vậy, Chúa chúng ta đã đưa ra một số lời khuyên rất hay về điểm này đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo trong thời của Ngài (Mt 23: 3): "Vậy, những điều họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm!"


Thứ tám, người công giáo không cần phải ưa thích mọi vị giáo hoàng, nhưng thiếu lòng mến mộ không bao giờ nên dẫn đến sự chê bai bắt bẻ, hoặc tệ hơn, hận thù. Thay vào đó, chúng ta phải yêu mến Ngài, trên tất cả, ước muốn cho sự cứu độ vĩnh cửu của Ngài. Tình yêu tự nhiên của một người dành cho người cha của mình không làm cho người ta phải mù quáng trước những bất cập hoặc thất bại của người cha, cũng không phải im lặng khi đối mặt với những vấn đề. Nói điều đó có nghĩa là không bao giờ cho phép sự thất vọng làm giảm đức tin, đức cậy và đức mến của chúng ta. Bằng mọi giá, hãy tránh chủ nghĩa cực đoan và luận chiến hay bút chiến. Hãy nhớ rằng: Luther bắt đầu lên án sự bê bối chính đáng trong Giáo hội nhưng cuối cùng đã chối bỏ giáo lý đức tin. Trong thời đại của này, chúng ta đã thấy Huynh Đoàn Thánh Piô X đã chuyển đổi hội nhập như thế nào vào phong trào của Piô V. Rồi những gì sẽ tiếp theo sau này nữa, Piô Hai Rưỡi? Hồng y Newman đã có một thời không ưa thích GH Piô IX cách cao độ, thậm chí đã nói giai đoạn cuối của giáo triều là "đỉnh cao của chế độ độc tài", và khuyến khích những người bạn thân nhất của mình cầu nguyện để chấm dứt triều đại đó; tuy nhiên, ngài không bao giờ nghi ngờ cơ chế thánh thiêng của chức vụ giáo hoàng. Và thêm một lời cảnh báo từ Thánh Phanxicô : "Trong khi những người gây ra vụ bê bối thì mắc tội tương đương với việc sát hại tâm linh, thì những người lợi dụng scandal - cho phép những vụ tai tiếng làm tiêu diệt đức tin - thì mắc tội tự tử tâm linh".


Thứ chín, một số người Công giáo "uber" đã tạo ra một kỹ nghệ tiểu thương bằng cách cố gắng tìm cho ra những sai lầm của GH Phanxicô và thậm chí chịu sự chấp nhận những người tạo ra nó. Thánh Ignatius Loyola dạy chúng ta luôn luôn tìm cách đưa ra lời giải thích tốt lành nhất có thể về sự giảng dạy của thượng cấp hay các chỉ thị. Điều đó giúp bảo đảm sự thành thật và thiện chí từ phía của chúng ta; nó cũng làm cho bất kỳ lời chỉ trích chính đáng nào của chúng ta trở nên đáng tin cậy hơn.


Thứ mười, bất kỳ sự không hài lòng hoặc khó chịu nào đối với Giáo Hoàng hiện tại có thể là cơ hội thuận lợi để ăn năn vì sự vô ơn hoặc càu nhàu ta thán nhắm vào các vị tiền nhiệm của ngài. Bản thân tôi cũng không hiếm khi than phiền về các phong cách quản trị yếu kém của Gioan Phaolo và Benedicto - dù hết lòng ngưỡng mộ những hiểu biết sắc bén và các phương thức trực tiếp hiệu quả để truyền đạt chân lý. Mỗi lãnh đạo đều có tài năng và những thiếu sót riêng. Thiên Chúa có thể trừng phạt chúng ta vì chỉ làm nổi bật điều tiêu cực và loại bỏ những điều tích cực.


Thứ mười một, chúng ta có nhiệm vụ cầu nguyện cho sự tiến triển của Đức Giáo hoàng trong khôn ngoan và thánh thiện. Giáo hoàng có thay đổi. Đức Piô IX đã biến thành một cá nhân cởi mở ngay cả trở nên khá phản động, trong khi Phaolô VI bắt đầu như là một tác nhân tạo chuyển đổi nhưng lại kết thúc bằng sự bảo vệ một học thuyết Công giáo cứng rắn với sự trả giá gắt gao cho cá nhân mình.


Thứ mười hai, không bao giờ quên Giáo hội luôn luôn cần sự cải cách - Ecclesia semper reformanda. Công đồng Trent đã mạnh dạn yêu cầu cải tổ Giáo hội trong cơ chế đầu não và các thành viên của mình. Nhiều người trong chúng ta muốn một Giáo Hội hoàn toàn trật tự, nhưng không nhận ra rằng các thành viên của hệ thống cấp bậc đến từ hàng ngũ các tín hữu giáo dân. Nếu bạn muốn có một Giáo hội cải cách và thánh thiện hơn, bạn phải cam kết trở thành một thành viên được cải cách và thánh thiện hơn.


Trên thực tế, chưa bao giờ có một cuộc cải cách hiệu quả nào của Giáo hội bằng một phong trào phát xuất từ trên xuống; nó luôn luôn là từ dưới đi lên.


Hôm nay, như thế, bạn hãy cam kết với chính mình một niềm tin mới vào Đức Kitô, được Thánh Phêrô công bố là Con Thiên Chúa Hằng Sống.


dS8C6GqrB-Q17c_Ps83FuESb8abg9oZsrwgeyGfFSf-XzJXDTkloZVZvXJIVFxrjcBVnH7m3fwhrdYvBPboaZY2n-IbvIflgzwJ8LShKAxqyCO-xbuJeXwacHAQe8PgFsl_nKksYReverend Peter M.J. Stravinskas is the editor of the The Catholic Response, and the author of over 500 articles for numerous Catholic publications, as well as several books, including The Catholic Church and the Bible and Understanding the Sacraments.


Phạm Hương Sơn diễn dịch




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC