Năm nan đề nghiêm trọng trong Chương 8 của Tông Huấn Amoris Laetitia (AL) - Phần 4/5

22/12/201710:14 CH(Xem: 3494)
Năm nan đề nghiêm trọng trong Chương 8 của Tông Huấn Amoris Laetitia (AL) - Phần 4/5

Năm nan đề nghiêm trọng trong Chương 8 của Tông Huấn Amoris Laetitia (AL) - Phần 4/5



D2m8dDRACaMuFM2nqD_VTaDLgwpcLhtM_9koAgUfLV41bc686Uqx3lSNP8vLbkK3LpRHIxDhVFuh9cDMCJlMOeoEvtPOksFl-jd_8vbv1y2WwzSkRzRSEPWVWvlLq-6lY9OibG8j



Dr. E. Christian Brugger is the J. Francis Cardinal Stafford Professor of Moral Theology at St. John Vianney Theological Seminary in Denver and Senior Fellow of Ethics at the Culture of Life Foundation in Washington, D.C.


Phạm Hương Sơn diễn dịch

 

Phần 1/5
https://phongtraogiaodan.com/p167a303/nam-nan-de-nghiem-trong-trong-chuong-8-cua-tong-huan-amoris-laetitia-al-phan-1-5



Phần 2/5

https://phongtraogiaodan.com/p167a316/nam-nan-de-nghiem-trong-trong-chuong-8-cua-tong-huan-amoris-laetitia-al-phan-2-5



Phần 3/5

https://phongtraogiaodan.com/p167a318/nam-nan-de-nghiem-trong-trong-chuong-8-cua-tong-huan-amoris-laetitia-al-phan-3-5



Phần 4/5



4. AL luận xử những luân lý tuyệt đối như là các quy tắc cho những đòi hỏi của một lý tưởng.


Ví dụ 1:


Luật lệ và sự phân định


304. Quả là hạn hẹp khi chỉ dừng lại xét xem liệu hành động của một người có phù hợp với một khoản luật hoặc một qui tắc chung hay không, bởi lẽ điều đó không đủ để phân định và bảo đảm một sự trung tín trọn vẹn với Thiên Chúa trong cuộc sống cụ thể của một con người. Tôi tha thiết xin chúng ta luôn nhớ điều thánh Tôma Aquinô dạy và học biết vận dụng vào việc phân định mục vụ của mình: “Dẫu rằng có sự tất yếu nào đó trong những nguyên tắc chung, nhưng càng đi vào những trường hợp riêng biệt, càng gặp thấy điều bất tất. […] Trong lãnh vực thực hành, chân lí hoặc qui luật thực hành thì không như nhau đối với mọi người trong những áp dụng riêng, mà chỉ đúng cho các nguyên tắc chung thôi; và ngay cả nơi những người chấp nhận cùng một qui luật thực hành như nhau trong những trường hợp riêng, qui luật ấy cũng không phải được mọi người biết đến […]. Và càng gia tăng điều bất định nếu càng đi sâu vào cái đặc thù”[347]. Đúng là các qui luật chung nói lên một thiện ích mà chúng ta không bao giờ được xem thường hay bỏ qua, nhưng trong công thức, chúng không thể bao trọn tuyệt đối mọi hoàn cảnh đặc thù. Đồng thời, phải nói rằng, chính vì lí do này, những gì là thành phần làm nên sự phân định thực tế trước một hoàn cảnh riêng không thể nâng lên mức độ của một qui luật. Điều đó sẽ không những làm nảy sinh một kiểu giải nố không chấp nhận được, mà còn đe dọa các giá trị mà ta phải đặc biệt quan tâm gìn giữ[348].



Chúng ta biết ngữ cảnh "quy tắc chung" trong dòng chữ thứ hai là lệnh của Chúa Giêsu chống tái hôn (ngoại tình), và "hành động" trong dòng thứ nhất là những người vi phạm lệnh đó. Hình ảnh "quy tắc chung" mà chương 8 đưa ra là một lý tưởng mà mọi người phải phấn đấu để đạt được, nhưng những phán đoán đó của lương tâm, có tính đến các điều kiện đặc thù được cảm nhận hơn là thấu hiểu, xác định điều Thiên Chúa muốn ở đây và bây giờ. Nhưng không ai có điều kiện độc nhất vô nhị giống như tôi, thành chẳng có phán đoán lương tâm nào được hình thành để tạo nên một quy tắc.


Để hỗ trợ bức tranh này, văn bản đề cập đến đoạn văn của Thánh Tôma Aquinô, cho rằng khi chúng ta chuyển từ các nguyên tắc tổng quát sang các vấn đề chi tiết, "tính chính trực thực tiễn không giống nhau đối với tất cả mọi người". Hàm ý rõ ràng là tiêu chuẩn chống ngoại tình không ràng buộc cho tất cả mọi người.


Nhưng Aquinô chắc chắn không có ý nói về tiêu chuẩn đối với ngoại tình khi ngài nói về "thất bại" của các nguyên tắc chung ("trực diện với các khiếm khuyết"). Chúng ta biết điều này bởi vì chúng ta biết rằng ngài không coi định luật chống ngoại tình là một nguyên tắc chung, mà là một tuyệt đối đạo đức cụ thể. Định nghĩa ngoại tình của Aquinô (II-II, 154, a 8c) rất cụ thể: "ngoại tình là tiếp cận với giường ngủ của người khác", tức là quan hệ tình dục cho dù ít nhất một trong những người hành động đã kết hôn với người khác. Đây không phải là một tiêu chuẩn chung, chẳng hạn như "yêu tha nhân như chính mình". Nó cụ thể và kiên định và Aquinô dạy rõ ràng rằng nó có tính ràng buộc ngay cả khi việc ngoại tình có thể cứu vãn quốc gia khỏi sự chuyên chế độc tài. Ví dụ của một tiêu chuẩn "khiếm khuyết" của Aquinô là: "gia sản được uỷ thác cho người khác phải được phục hồi cho sở hữu chủ của chúng". Ngài nói điều này thường là ràng buộc, nhưng nếu người ta định sử dụng gia sản để chống lại quốc gia của mình, và người đó yêu cầu bạn trả lại gia sản của họ, có thể là điều không hợp lý để khôi phục lại chúng. Điều này cho thấy tiêu chuẩn "người ta phải khôi phục lại gia sản cho chủ nhân" không phải là tuyệt đối luân lý. Aquinô lặp đi lặp lại nhiều lần rằng các giới luật / nghĩa vụ khẳng định, chẳng hạn như giới luật / nghĩa vụ duy nhất được đề cập trong q. 94, a. 4, chỉ ràng buộc semper sed non ad/ pro semper, trong khi các tiêu chuẩn đạo đức phủ quyết như là chống ngoại tình ràng buộc semper ET ad/pro semper. Tiêu chuẩn "một người kết hôn không bao giờ giao hợp với bất kỳ ai ngoại trừ người phối ngẫu hợp pháp của mình" là loại thứ hai; nó là cụ thể và tuyệt đối. Aquinô sẽ không bao giờ nói rằng trong một số trường hợp nhất định tiêu chuẩn này là khiếm khuyết. Do đó, đoạn văn trích dẫn từ Aquinô đã được sử dụng ngoài ngữ cảnh và chống lại giáo huấn luân lý nhất quán của Aquinô.


Văn bản tiếp tục nói rằng "sự biện phân mục vụ" không bao giờ có thể được nâng lên đến mức "một quy tắc" nào đó vì sợ nó trở thành "những lý do ngụy biện không thể chấp nhận được". Nếu tất cả những điều này có ý nghĩa là các mục tử nên chú ý và nhạy cảm với tình huống cụ thể của con người khi nói về nhu cầu khách quan của việc làm môn đệ, thì ai có thể phản đối? Nhưng dường như văn bản nói rằng sự chăm sóc mục vụ tốt lành không đặt ra các quy tắc đạo đức tuyệt đối ràng buộc ở đây và bây giờ. Ít nhất là điều này sẽ được hiểu là việc "tái kết hôn" (những người được nói đến trong khỏan số 300 của AL, rằng "biện phân cá nhân" theo chính xác cùng một cách biện phân giống như mục tử của họ). Và tồi tệ hơn nữa, họ đã được chỉ dẫn rằng sự biện phân của các vi phạm trong quá khứ có thể áp dụng vào việc biện phân cho các nghĩa vụ luân lý hiện tại của cá nhân liên hệ, về các lựa chọn ở đây và bây giờ của cùng một đối tượng như đã được chọn lựa trong quá khứ.


Những gì đã bị bỏ qua trong chương 8 là bất cứ thảo luận, hoặc thậm chí là bất cứ một đề cập nào - về sự thật ngoại tình mang bản chất tà ác. Ngay cả khi một người chọn nó mà không có ý thức tội lỗi chủ quan, hành động đó là xấu / hủy hoại / có hại cho tất cả những người có liên quan. Trợ giúp để mọi người hiểu rằng các hành vi tà ác từ nội tại thì xấu xa đối với họ là một trong những giáo huấn tâm điểm của Đức Gioan Phaolô II trong Tông huấn Hào Quang Chân Lý - Veritatis Splendor (chưa bao giờ được đề cập hoặc trích dẫn trong AL)(5): "Những giới răn khác nhau trong Thập Giới thật ra chỉ là tiếng vang dội của giới răn duy nhất về sự thiện của con người, ở nơi từng cấp độ của nhiều điều thiện tạo thành tính chấy cho căn tính con người là hữu thể vừa thiêng liêng vừa có thân xác trong tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân và với thế giới vật chất.). Ngài nói: Những giới răn mà Đức Giêsu nhắc nhở cho người đối thoại trẻ tuổi nhằm vào mục đích bảo tồn sự thiện của con người, hình ảnh của Thiên Chúa, bằng việc bênh vực những điều thiện của con người. “Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian”, đó là những chuẩn mực luân lý được phát biểu thành những điểu ngăn cấm. Những mệnh lệnh tiêu cực này diễn tả một cách mạnh mẽ sự cần thiết khôn lường đối với việc bảo vệ sự sống con người, bảo vệ mối dây hiệp thông liên vị trong hôn nhân, bảo vệ tư hữu, bảo vệ sự thật và bảo vệ danh thơm tiếng tốt.(VS, số 13).

Đức Giáo Hoàng rõ ràng tuyên bố rằng giới răn thứ 6 của Thập Giới diễn đạt "với một sức mạnh đặc biệt nào đó cần thiết khẩn cấp để bảo vệ ... sự hiệp thông của những người trong hôn nhân" (ibid.) Luân lý tuyệt đối, Ngài nói, cấm "những hành động nhất định cụ thể hoặc các loại hành vi tà ác nội tại"; chúng "không cho phép bất kỳ trường hợp ngoại lệ hợp pháp nào cả" (VS, số 67).”Đó là những hành vi xấu “một cách vô phương cứu chữa”: do chính chúng và tự nơi chúng, chúng không thể nào được phối trí hướng về Thiên Chúa và hướng về sự thiện của con người" (số 81).


Chương 8 cho là điều dĩ nhiên các hành động giao hợp của người ly hôn và tái hôn là có vấn đề theo nghĩa chúng trái với quy tắc chung trong việc thể hiện lý tưởng. Nhưng đồng thời, họ không phải là ngoại tình theo nghĩa là phạm tội ngoài hôn nhân. Mặc dù không kết hôn cách lý tưởng với các bạn tình hiện tại của họ, những người đã ly dị và tái hôn không chỉ là những người chưa lập gia đình mà còn là những người phối ngẫu trong mức độ nào đó.


Ví dụ 2:


305. Bởi thế, một Mục tử không thể cảm thấy hài lòng chỉ bằng cách áp dụng cho những người sống trong những hoàn cảnh “bất qui tắc” các luật luân lí, như những viên đá ném vào cuộc sống của con người. Đó là trường hợp của những cõi lòng khép kín, thường ẩn nấp sau những giáo huấn của Hội thánh “để ngồi trên tòa ông Môsê và phán quyết đôi khi với thái độ tự tôn và hời hợt đối với các trường hợp khó khăn và những gia đình bị thương tích”[349]. Cũng trong đường hướng đó, Ủy ban thần học quốc tế đã nói lên rằng: “như vậy luật tự nhiên không thể được trình bày như là một tập hợp các qui tắc đã được thiết lập để áp đặt một cách tiên thiên vào chủ thể luân lý, nhưng là một nguồn cảm hứng khách quan cho tiến trình đưa ra quyết định hết sức riêng tư”[350]. Vì những yêu tố hoàn cảnh chi phối hay các yếu tố giảm khinh, trường hợp có thể xảy ra là, trong một hoàn cảnh tội lỗi về mặt khách quan – mà không phải là lỗi phạm chủ quan hoặc không phải lỗi phạm hoàn toàn – người ta có thể sống trong ân sủng của Chúa, có thể yêu thương, và cũng có thể tăng trưởng trong đời sống ân sủng và bác ái, trong khi đón nhận sự giúp đỡ của Hội thánh vì mục đích ấy[351]. Việc phân định phải giúp tìm ra những cách khả dĩ để đáp lại tiếng Chúa và để lớn lên qua các giới hạn. Trong khi nghĩ rằng tất cả chỉ có thể là trắng hoặc đen, đôi khi chúng ta đóng kín con đường của ân sủng và của sự triển nở và làm nản lòng người ta trên con đường nên thánh để vinh danh Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhớ rằng “một bước nhỏ, giữa những giới hạn lớn của con người, có thể làm đẹp lòng Chúa hơn là một cuộc sống đúng đắn bên ngoài êm ả trôi qua từng ngày mà không phải đối mặt với những khó khăn đáng kể nào”[352]. Việc chăm sóc mục vụ cụ thể của các thừa tác viên và cộng đoàn không thể bỏ qua thực tại này.



Trong đoạn văn này, các giám mục Đức có được tất cả những gì họ muốn.


Đúng là vì dốt nát bất khả kháng, người ta có thể sống trong ân sủng trong khi lựa chọn những vấn đề vô luân nghiêm trọng. Nhưng ngay cả khi một mục tử có thể biết rằng họ đang ở trong sự thiếu hiểu biết như vậy, ông sẽ có một nhiệm vụ bác ái để giúp họ thoát khỏi tình trạng tội lỗi khách quan của họ.

Nhưng đoạn văn không giả định rằng tội nhân là dốt nát bất khả kháng hoặc rằng mục tử giả định như vậy. Đoạn văn giả định rằng những người phạm tội ngoại tình có thể biết rằng họ đang sống "trong ân sủng của Thiên Chúa" và rằng mục tử của họ cũng có thể biết điều đó, và sự phán xét của họ là đúng bởi vì nó chấp nhận điều mà Thiên Chúa đang yêu cầu họ ở đây và bây giờ, dù đó chưa phải là điều lý tưởng. Mục tử phải giúp họ tìm thấy sự bình an trong hoàn cảnh của họ, và giúp họ nhận được "sự trợ giúp của Giáo Hội", mà (ghi chú 351 rõ ràng) bao gồm "sự trợ giúp của các bí tích."


Vì vậy, một lần nữa, các Giám mục Đức cuối cùng đã có được những gì họ muốn. Đôi vợ chồng ly hôn và tái hôn dân sự đang ở trong tình huống phức tạp, đôi khi không có tội. Các mục tử nên giúp họ biện phân nếu tình huống của họ có thể chấp nhận được, ngay cả khi đó là tình trạng tội lỗi "khách quan", để họ có thể trở lại với các bí tích.


Hơn thế nữa, tất cả những người phản đối những giáo lý của Giáo hội về những tuyệt đối luân lý đều có được những gì họ muốn. Về những điều được gọi là tuyệt đối bây giờ lại là những lý tưởng không ràng buộc, và những người nghĩ rằng biện pháp tránh hoặc ngừa thai, vân vân, vẫn ổn bởi vì họ đang làm những gì Thiên Chúa đang yêu cầu họ ở đây và bây giờ trong những tình huống phức tạp của họ.


Còn có một điểm khác quan trọng không kém đối với quá trình tha bổng lương tâm này. Diễn đàn nội bộ chỉ là nội bộ đối với các linh mục. Người ly dị thì tự do nói về những gì xảy ra qua phép giải tội. Nếu các linh mục cho phép những người đã ly hôn và tái kết hôn để trở lại lãnh nhận các bí tích mà không cải cách cuộc sống của họ, một số trong số những người này chắc chắn sẽ hét lên từ các mái nhà: "Tôi có thể chịu Phép Thánh thể".


Đó là lý do tại sao Đức Gioan Phaolô II đã nói trong Tông huấn Familiaris Consortio: "Nếu chấp nhận cho những người ấy được rước lễ, điều đó sẽ dẫn các tín hữu đi tới chỗ lầm lạc và bối rối (errorem turbationemque) về giáo lý của Hội Thánh về sự bất khả phân ly của hôn nhân." (Familaris consortio 84). Tại sao lại dẫn đến sự nhầm lẫn như vậy? Bởi vì Giáo Hội không chỉ giảng dạy bằng lời nói nhưng còn bằng việc làm. Nếu bật đèn xanh cho những người kết hôn không hợp lệ được Rước Lễ - và chúng ta biết rằng các cuộc hôn nhân dân sự của người Công giáo là không hợp lệ bởi vì ít nhất họ thiếu một hình thức thích hợp - nếu các linh mục bật cái đèn xanh này (điều này sẽ tạo thành một hành động mang tầm mức giáo hội) điều này sẽ dạy rằng hôn nhân không phải là không thể giải trừ. Làm thế nào mà nó có thể trở nên không thể giải trừ được nếu Giáo hội nói rằng các chung sống thứ hai có giá trị? Hành động của các mục tử của Giáo Hội sẽ làm suy yếu chân lý mạc khải về sự không thể giải trừ được về hôn nhân.



Phạm Hương Sơn diễn dịch


(xin đọc tiếp Phần 5/5 trong những ngày tới)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC