CHỨNG THƯ của Carlo Maria Viganò Tổng Giám mục Chính tòa Ulpiana Sứ thần Tòa thánh

09/10/20189:46 CH(Xem: 2840)
CHỨNG THƯ của Carlo Maria Viganò Tổng Giám mục Chính tòa Ulpiana Sứ thần Tòa thánh
CHỨNG THƯ
của
Carlo Maria Viganò
 Tổng Giám mục Chính tòa Ulpiana
       Sứ thần Tòa thánh
 
(bản dịch của Bùi Đức Thái từ bản tiếng Anh)

20180826T1030-19651-CNS-VIGANO-TESTIMONY-MCCARRICK-800x498

Trong thời điểm bi thảm hiện nay của Giáo hội tại những phần khác nhau của thế giới – Hoa Kỳ, Chilê, Honduras, Úc v..v… - các đức giám mục có phần trách nhiệm quan trọng của mình. Cách riêng, tôi nghĩ đến Hoa Kỳ, nơi mà tôi được gửi đến với tư cách là Sứ thần bởi Đức giáo hoàng Benedictô thứ XVI vào ngày 19.10.2011, đến Cuộc tưởng niệm các Thánh tử đạo đầu tiên ở Bắc Mỹ. Các đức giám mục Hoa Kỳ, và tôi cùng với họ, được kêu gọi để noi gương các thánh tử đạo đầu tiên đã đưa Phúc âm đến các vùng đất châu Mỹ, để là nhân chứng đáng tin cậy cho tình yêu vô hạn của Chúa Ki-Tô, Con đường, Sự thật và Sự sống.


Các giám mục, linh mục, khi lạm dụng quyền bính của mình, đã làm tội ác kinh khủng gây thiệt hại cho những tín hữu của mình, những vị thành niên, những nạn nhân vô tội, và các thanh niên hăng hái dâng cuộc đời của mình cho Giáo hội, hoặc bởi sự im lặng của họ không ngăn chặn những tội ác tiếp tục diễn ra.


Để trang điểm lại vẻ đẹp của sự thánh thiện của Hội thánh, hiền thê của Chúa Ki-tô, vốn đã bị làm xấu đi kinh khủng bởi nhiều tội ác đáng ghét, và nếu chúng ta thực sự muốn giải thoát Giáo hội khỏi vũng lầy thối tha mà Giáo hội đã bị ngã vào, chúng ta phải có dũng cảm nhấn chìm thứ văn hóa bí mật và tự thú công khai những sự thật mà chúng ta đã giấu diếm. Chúng ta phải nhấn chìm âm mưu im lặng mà các giám mục và các linh mục đã qua đó bảo vệ họ trên thiệt hại của tín hữu của họ, một âm mưu im lặng mà trong con mắt thế giới có hiểm họa làm cho Giáo hội bị nhìn như một giáo phái, một âm mưu im lặng không khác gì như băng đảng mafia. “Tất cả những gì anh em rỉ tai trong buồng kín… sẽ được công bố trên mái nhà”(Lc 12:3).


Tôi đã luôn tin tưởng và hy vọng vào cơ cấu của Giáo hội tự có thể tìm ra trong nó các nguồn lực tinh thần và sự mạnh mẽ để tuyên xưng sự thật vẹn toàn, để tự điều chỉnh và đổi mới chính nó. Đó là lý do tại sao chính tôi mặc dù đã được yêu cầu nhiều lần, vẫn luôn bỏ qua, không đưa ra tuyên bố nào cho truyền thông, kể cả khi tôi có quyền làm việc đó để  bảo vệ mình khỏi sự phỉ báng đã được đưa ra công khai về tôi, kể cả bởi hàng giáo phầm của Giáo triều Roma.Nhưng bây giờ, khi sự tham nhũng tràn đến đỉnh rất cao của cơ cấu Hội thánh, lương tâm buộc tôi nêu ra những sự thật liên quan đến trường hợp đau lòng của Tổng giám mục Chính tòa Washington D.C, Theodore McCarrick mà tôi biết được trong khóa học về chức trách được giao phó bởi Đức Gioan Phaolo II, với tư cách là Đại biểu các Cơ quan đại diện Giáo hoàng, từ 1998 đến 2009, và bởi Đức Giáo hoàng Benedicto XVI, với tư cách là Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ từ 19.10.2011 đến cuối tháng 5.2016.


Với tư cách Đại biểu cho các Cơ quan đại diện Giáo hoàng tại Bộ ngoại giao [Hoa Kỳ], nhiệm vụ của tôi không chỉ giới hạn trong các Tòa Sứ thần, mà còn bao gồm nhân viên của Giáo triều Roma (tuyển dụng, môi giới, các qui trình thông tin về các ứng viên cho tòa giám mục, v..v…) và thẩm tra các trường hợp tế nhị, bao gồm cả các trường hợp liên quan đến các hồng y, các giám mục, công việc được giao phó cho Phái viên bởi Hồng y Quốc vụ khanh hoặc Phó Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh.


Để xua tan các nghi ngờ vốn được ám chỉ trong một số các bài báo mới đây, tôi sẽ nói ngay rằng các Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, Gabriel Montalvo và Pitro Sambi, cả hai đều qua đời sớm, đã không hề chậm trễ thông báo cho Tòa thánh ngay khi họ biết được các hành vi vô luân nghiêm trọng của Tổng giám mục McCarrick đối với các tu sĩ, linh mục. Thực tế, theo những gì Sứ thần Pietro Sambi viết thì bức thư ngày 22.11.2000 của cha Boniface Ramsey, dòng Đa minh đã được viết theo yêu cầu của vị Sứ thần trước đó là Montalvo. Trong lá thư này, cha Ramsey, người từng là giáo sư tại trung tâm mục vụ giáo phận Newark từ cuối những năm 80 đến năm 1996, đã xác nhận có các đồn đại lan rộng trong trung tâm mục vụ rằng Tổng giám mục đã “chung giường với các tu sĩ”, đã cùng lúc rủ 5 người đi chơi chung với ông ta trong nhà ở bãi biển của mình. Và ông ấy thêm rằng mình biết rõ một số chắc chắn các chủng sinh đã được mời đến nhà ở bãi biển này và đã chung giường với Tổng giám mục, trong số đó có mấy người sau này được truyền chức linh mục cho Tổng giáo phận Newark.


Văn phòng tôi phụ trách trong thời gian này đã không được thông báo về bất kỳ biện pháp nào của Tòa thánh sau những cáo buộc được đưa đến bới Sứ thần Montalvo vào cuối năm 2000, khi Hồng y Angelo Sodano là Quốc vụ khanh.


Tương tự, Sứ thần Sambi đã chuyển đến cho Hồng y Quốc vụ khanh Tercisio Bertone một bản cáo trạng chống McCarrick của linh mục Gregory Littleton thuộc giáo phận Charlotte, người đã bị giới hạn các tác vụ vì vi phạm đến trẻ vị thành niên, cùng với 2 tài liệu từ cùng linh mục Littleton, trong đó ông đã kể lại câu chuyện của ông về việc lạm dụng tình dục gây ra bởi Tổng giám mục đương nhiệm Newark và nhiều linh mục và chúng sinh khác. Sứ thần thêm rằng Littleton đã chuyển cáo trạng của ông đến chừng 20 người, gồm cả dân thường và các chức sắc tư pháp của giáo quyền, cảnh sát và luật sư trong tháng 6/2006, và vì vậy nó rất dễ thành tin tức được phổ biến rộng rãi. Vì thế, ông ta đã kêu gọi sự can thiệp khẩn cấp của Tòa thánh.


Khi viết nên một báo cáo (1) dựa trên những tài liệu đó được trao phó cho tôi với tư cách là Đại biểu các Cơ quan đại diện Giáo hoàng, ngày 06.12.2006 tôi đã viết cho cấp trên, Hồng y Tarcisio Bertone và vị phó là Loenardo Sandri rằng các sự việc Littleton cáo buộc McCarrick là có tầm nghiêm trọng và dơ bẩn vì nó thách thức sự hoang mang, một ý nghĩa đáng ghê tởm, nỗi buồn sâu thẳm và sự cay đắng trong người đọc, và rằng họ đã thiết kế các hành vi tội phạm một cách quyến rũ, đòi hỏi các hành vi đồi bại nơi các chủng sinh, linh mục cách lập đi lập lại và cùng lúc với nhiều người, nói hành một chủng sinh trẻ, người đã tìm cách cưỡng lại sự dụ dỗ của Tổng Giám mục trước mặt hai linh mục khác, tha tội cho các đồng phạm trong các hành vi đồi bại đó, đồng tế chung với chính các linh mục đó sau khi đã thực hiện các hành vi đồi bại như thế.


Trong báo cáo ngày 06.12.2006, đã được gửi cùng ngày cho Phó Quốc vụ khanh Leonard Sandri, cấp trên trực tiếp của mình, tôi đã đề xuất những cân nhắc và phương hướng hành động như sau:

  • Chỉ ra rằng đó là một vụ bế bối mới đặc biệt nghiêm trọng vì liên quan đến một hồng y, được thêm vào bao nhiêu vụ bế bối cho Giáo hội Hoa kỳ.

  • Và rằng vì vụ này liên quan đến một hồng y, và theo giáo luật số 1405 § 1, mục số 2 "ipsius Roman Pontificis dumtaxat ius est iudicandi” [“Chỉ có Đức Giáo hoàng mới có quyền phán định“];

  • Tôi đề nghị rằng một biện pháp điển hình được áp đặt cho vị hồng y có thể có chức năng thuốc chữa bệnh, để ngăn ngừa những lạm dụng đối với các nạn nhân vô tội và làm giảm nhẹ vụ bê bố rất nghiêm trọng về đức tin đối với các tín hữu bất chấp mọi sự vẫn tiếp tục yêu và tin vào Giáo hội.


Tôi thêm rằng sẽ có tính chữa lành nếu như, một lần cơ quan giáo quyền can thiệp trước các cơ quan dân sự, và nếu có thể được, trước khi vụ bê bối được tung ra báo chí. Điều này có thể cứu vãn phần nào danh cách của một Giáo hội đã từng cố gắng cách đau đớn và bị làm nhục bởi nhiều hành động đáng ghét trên một bộ phận của một số các tu sĩ. Nếu việc này được thực hiện, các cơ quan dân sự sẽ không phải xét xử một hồng y, mà là xét xử một tu sĩ đã bị Giáo hội áp dụng những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa vị hồng y khỏi việc lạm dụng quyền hành và tiếp tục hủy hoại các nạn nhân vô tội.


Bản báo cáo ngày 06.12.2006 của tôi đã bị các cấp trên giữ lại và không bao giờ được trả lại cho tôi với bất kể quyết định nào của các cấp trên về vấn đề được nêu.


Sau đó, khoảng ngày 21-23.4.2008 “Bản Chứng thư trình Đức giáo hoàng Benedicto XVI về kiểu cách khủng hoảng lạm dụng tình dục tại Hoa kỳ” của Richard Sipe đã được phổ biến trên Internet, tại trang richardsipe.com. Vào ngày 24 tháng tư bản này được Đức Hồng y Wiliam Levada, Bộ trưởng Bộ Tín lý Đức tin chuyển đến Đức hồng y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa thánh. Nó được chuyển đến tôi sau đó một tháng, vào ngày 24.5.2008.


Ngày tiếp theo, tôi đã cung cấp cho Phó Quôc vụ khanh mới là Fernando Filoni một báo cáo mới, có kèm theo văn bản ngày 6 tháng 12 năm 20106 của mình. Trong đó, tôi đã tóm tắt tài liệu của Richard Sipe và kết thúc với với phần cuối là lời kêu gọi với lòng tuân phục và chân thành đến Đức Giáo hoàng Benedicto XVI: ”Con tiếp cận Đức Thánh cha với sự tôn kính, nhưng với cùng một cường độ đã từng thúc đẩy Peter Damian trình lên vị tiền nhiệm của ngài,  Đức Giáo hoàng Leo IX, một miêu tả về tình trạng của hàng giáo sĩ trong thời của ông. Những vấn đề hồi đó tại Roma mà ông ta đã nêu ra cũng tương đồng và hiện lớn lao tại Hoa Kỳ. Nếu Đức Thánh cha yêu cầu, con xin tự mình chuyển đến Đức Thánh cha tài liệu về những gì mà con đã nói đến.”  

Tôi dã kết thúc bản báo cáo của mình bằng việc nhắc lại với các cấp trên rằng tôi nghĩ là cần thiết điều tra càng sớm càng tốt để cất mũ hồng y của Hồng y McMarrick và rằng ông ta phải bị đối diện với các lệnh trừng phạt được áp theo giáo luật, qui định cả việc giới hạn tác vụ cho đến treo chén.

Bản báo cáo thứ hai này của tôi cũng đã không bao giờ được trả lại cho phòng nhân viên, và tôi cực kỳ thất vọng đối với các cấp trên vì sự thiếu vắng không thể tượng tượng được của bất cứ một biện pháp nào chống lại vị hồng y, và vì sự tiếp tục thiếu hụt bất cứ trao đổi lại nào với tôi kể từ bản báo cáo thứ nhất của ra tôi vào tháng 12 năm 2006.


Nhưng cuối cùng, tôi biết được chắc chắn qua Hồng y Giovani Battista Re, đương kim Bộ trưởng Bộ Giám mục rằng chứng thư đầy can đảm và công trạng của Richard Sipe đã có kết quả như mong muốn. Đức Giáo hoàng Benedicto XVI đã áp đặt các chế tài đối với hồng y McCarrick tương tự như những chế tài hiện nay của Đức Giáo hoàng Phanxico đã đưa ra: vị hồng y đã buộc phải rời khỏi chủng viện nơi mình ở, ông ta bị cấm không được cử hành Thánh lễ công khai, không tham gia các cuộc gặp gỡ công khai, không giảng dạy, không du hành, với nhiệm vụ dâng mình cho đời sống cầu nguyện và thống hối.


Tôi không biết Giáo hoàng Benedicto đã áp dụng các biện pháp đó đối với hồng y McCarrick khi nào, vào năm 2009 hoặc 2010 vì trong thời gian đó tôi được chuyển đến Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh Vatican, vì tôi không biết ai chịu trách nhiệm về sự chậm trễ đáng tin này. Tôi tin chắc chắn không phải là Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, người khi là hồng y đã nhiều lần tố cáo sự tham nhũng hiện tại trong Giáo hội, và trong những tháng đầu tiên của nhiệm kỳ giáo hoàng đã xác nhận quan điểm chống lại việc thu nhận những thanh niên với các xu hướng đồng tính trầm trọng vào chủng viện. Tôi tin rằng do bởi cộng tác viên cao cấp nhất của Đức Giáo hoàng là Hồng y Tarcisio Bertone, người có tiếng ưu tiên cho những người đồng tính vào các vị trí có trách nhiệm, và là người có thói quen xào nấu thông tin mà ông ta nghĩ rằng tương thích để thuyết phục Giáo hoàng.


Trong mọi trường hợp, điều chắc chắn là Đức Giáo hoàng Bêndicto đã áp đặt các biện pháp của Giáo hội trên đây đối với McCarrick và các biện pháp ấy được truyền đạt đến vị hồng y bởi Sứ thần Tòa thánh tại Hoa kỳ Pietro Sambi. Đức ông Jean-Francois Lantheaume, cố vấn và Tham tán của Tòa Sứ thần ở Washingtonđã nói với tôi khi tôi đến Washington sau cái chết không ngờ của Sứ thần Sambi tại Baltimore – và ông ta sẵn sàng xác nhận việc này –về cuộc đấu khẩu kéo dài hàng giờ giữa Sứ thần Sambi và Hồng y McCarrick, người được ông triệu đến Tòa Sứ thần. Đức ông Lantheauma nói với tôi rằng “tiếng nói của Sứ thần có thể nghe rõ ở hết cả lối ra ở hành lang”.


Rồi các áp lệnh đó của Đức Giáo hoàng Benedicto cũng đã được Hồng y Marc Ouellet, Bộ trưởng Thánh bộ Giám mục truyền đạt cho tôi vào tháng 11/2011, trong một buổi trao đổi trước khi tôi khởi hành đi Washington, và bao gồm các chỉ dẫn của bộ này cho người Sứ thần mới.


Đáp lại, tôi nhắc lại những điều này với hồng y McCarrick vào buổi gặp ông đầu tiên tại tòa Sứ thần.Vị hồng y, lẩm bẩm một cách khó hiểu, thừa nhận rằng có thể ông ta đã sai lầm khi ngủ chung giường với mấy chủng sinh trong căn nhà ở bãi biển của mình, nhưng ông ta nói kiểu như là việc ấy không có gì là quan trọng.


Các tín hữu kiên quyết tự hỏi làm thế nào ông ta có thể được bổ nhiệm đến Washington, và với tư cách là hồng y, và họ hoàn toàn có quyền biết ai đã biết và ai đã che dấu các hành vi sai trái nghiêm trọng của ông ta. Vì vậy, trách nhiệm của tôi phải là tiết lộ cái gì tôi biết về việc này, bắt đầu với Giáo triều Roma.


Hồng y Angelo Sodano là Quốc vụ khanh Tòa thánh cho đến tháng 9/2006: tất cả thông tin đã được chuyển đến ông. Vào tháng 11/2000, Sứ thần Montalvo đã gửi báo cáo đến ông ta, chuyển đến ông ấy bức thư đã đề cập ở trên của linh mục Boniface Ramsey, trong đó vị linh mục này tố cáo những hành vi lạm dụng nghiêm trọng của McCarrick.

 

Được biết, Sodano đã cố gắng che đậy đến cùng vụ bê bối của cha Maciel. Ông ta đã điều chuyển cả Sứ thần tại Mexico City Justo Mullor đi, người từ chối là đồng lõa trong kế hoạch bao che cho Maciel, và thay thế ông bởi Sandri đương kim Sứ thần tại Venezuela, người đã muốn đồng lõa trong vụ bao che. Sodano còn đi xa hơn nữa khi đưa cho văn phòng báo chí của Vatican một bản chứng thư, trong đó xác định một sự sai lạc, là Giáo Hoàng Benedicto đã quyết định vụ Maciel đã được đóng lại. Benedicto đã phản ứng, bất kể sự phòng thủ vất vả của Sodano, và Maciel đã bị xác nhận là có tội và bị lên án vĩnh viễn.


Có phải việc cử McCarrick đến Washington và với tư cách hồng y là tác phẩm của Sodano, khi Gioan Phaolo II đang rất bệnh ? Chúng ta không được cho biết. Tuy nhiên, có thể suy nghĩ cách chính đáng như thế, nhưng tôi không nghĩ ông ta là người duy nhất chịu trách nhiệm về việc này. McCarrick đã thường xuyên đến Roma và tạo nhiều bạn bè mọi nơi, ở tất cả mọi cấp của Giáo quyền. Nếu Sodano bảo vệ Maciel, có vẻ chắc chắn như thế, thì không có lý do gì ông ta không làm thế với McCarrick, kẻ mà theo nhiều người có các phương cách tài chính để làm ảnh hưởng đến các quyết định. Sự tiến cử ông ta đến Washington đã bị Hồng y Giovanni Battista Re Bộ trưởng Giám mục phản đối. Tại Tòa Sứ thần tòa thánh ở Washington có một ghi chú được viết bằng tay, trong đó Hồng y Ra từ chối sự liên quan đến việc bổ nhiệm và ghi ra rằng Hồng y Mc Carick đứng thứ 14 trong danh sách cho Washington.


Báo cáo của Sứ thần Sambi, với tất cả các phụ lục đã được gửi tới Hồng y Tarsio Bertone với tư cách là Quốc vụ khanh Tòa thánh. Hai Báo cáo của tôi ngày 6.12.2006 và 25.5.2008 có lẽ cũng đã được cấp phó chuyển cho ông ta. Như đã đề cập, vị hồng y đã không hề có khó khăn khi kiên quyết tiến cử các giám mục được biết là những người đồng tính tích cực – tôi chỉ đan cử trường hợp nổi tiếngVicenzo de Mauro, người đã từng được cử làm Tổng giám mục-Giám mục của Vigevano và sau đó bị chuyển đi vì đã phá hoại các tu sinh của mình – và đã lọc lựa, xào nấu thông tin mà ông ta trình cho Đức Giáo Hoàng Benedicto.


Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh hiện nay cũng là đồng lõa trong việc che lấp các sai trái của McCarrick, người sau cuộc bầu cử của Đức Giáo hoàng Phanxico đã công khai khoe khoang các chuyến du hành và các sứ vụ đến các lục địa khác nhau. Vào tháng tư 2014, tờ Washington Times đã đưa trên trang nhất bài báo về chuyến đi của McCarrick đến Cộng hòa Trung Phi, và nhân danh Phủ Quốc vụ khanh chứ không ít.  Với tư cách là Sứ thần tại Washington tôi đã viết cho Hồng y Parolin để hỏi ông ta, liệu các chế tài đã được Đức Giáo hoàng Benedicto áp đặt lên Mc Carrick vẫn còn hiệu lực. Ça va sans dire [Nói đi nói lại] là thư của tôi không bao giờ nhận được phản hổi !


Điều tương tự có thể nói về Hồng y William Levada nguyên Bộ trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức tin, về Hồng y Marc Ouellet, Bộ trưởng bộ Giám mục, về Hồng y Lorenzo Baldisseri, nguyên Thứ trưởng cùng của Bộ Giám mục và về Tổng Giám mục ILson de Jesus Montanari Thứ trưởng hiện nay của Bộ này. Tất cả họ đều biết những chế tài của Đức Giáo hoàng Benedicto đã áp đặt đối với McCarrick từ các văn phòng của họ.


Các Hồng y Leonardo Sandri, Fernando Filoni và Angelo Becciu với tư cách Phó Phủ Quốc vụ khanh đều biết cách rất chi tiết về tình trạng liên quan đến Hồng y McCarrick.


Không ai trong các Hồng y Giovanni Lajolo và Dominique Mamberti có thể không biết. Với tư cách là Thứ trưởng về quan hệ với các quốc gia, họ đã nhiều lần trong một tuần tham gia những buổi họp đồng nghiệp với Quốc vụ Khanh.


Tạm thời tôi sẽ ngừng những thứ liên quan đến Giáo quyền Roma ở đây, dù khi tên của những giám mục khác tại Vatican được biết rõ, dù một số người rất gần gũi với Giáo hoàng Phanxico, như là Hồng y Francesco Coccopalmerio và tổng giám mục Vincenzo Paglia, những người thuộc xu hướng đồng tính hủy hoại học thuyết giáo hội về đồng tính luyến ái, một xu hướng đã bị Hồng Y Joseph Ratzinger tố cáo vào năm 1986, lúc đó đang là Bộ trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức tin trong thư gửi các Giám mục trong Giáo hội Công giáo trong việc phục vụ những người đồng tính. Các Hồng y Edwin Frederick O’Brien và Renato Raffaele Martino cùng thuộc xu hướng này dù rằng với một tư tưởng khác. Những người khác thuộc xu hướng này ở ngay trong dinh Domus Sanctae Marthae. [xem ghi chú bên dưới].


Bây giờ về Hoa Kỳ. Rõ ràng, người đầu tiên được thông tin về các biện pháp Đức Giáo hòang Benedicto đã áp dụng là người kế nhiệm của McCarrick tại Tòa Tổng Giám mục Washington, Hồng y Donald Wuerl, mà tình trạng của ông hoàn toàn bị tổn hại bởi những tiết lộ hiện nay liên quan đến hành vi của ông ta với tư cách là Giám mục Pittsburg.


Thật hoàn toàn không thể nghĩ được rằng Sứ thần Sambi, một con người rất có trách nhiệm, trung thành, thẳng thắn và minh bạch trong đường lối hành động (người con thực sự của vùng Romagna) lại không hề nói với McCarrick về việc áp đặt lệnh phạt ấy. Trong mọi trường hợp, bản thân tôi đã nêu ra đề tài này với Hồng y Wuerl trong nhiều dịp, và tôi chắc chắn không cần phải đi vào chi tiết vì ngay lập tức tôi hiểu rõ rằng ông ta hoàn toàn nhận thức được nó. Tôi cũng đặc biệt nhắc nhớ tới sự việc rằng tôi phải lôi kéo sự quan tâm của ông ta cho việc đó, vì tôi đã nhận ra rằng trong một tờ báo của tổng giáo phận, ở bìa sau in màu đã có một thông báo mời những người trẻ, những ai nghĩ họ đã có ơn kêu gọi đời linh mục dự cuộc gặp mặt vời Hồng y McCarrick. Tôi gọi điện thoại ngay lập tức cho Hồng y Wuerl, ông đã bày tỏ với tôi sự ngạc nhiên, nói với tôi rằng ông ta đã không hay biết gì về thông báo đó và nói rằng mình sẽ hủy cuộc gặp này. Nếu như đến nay ông ta vẫn nói, ông ta không biết gì về những lạm dụng của McCarrick và các chế tài đã được đưa ra bởi Đức Giáo hoàng Benedicto, thì làm sao có thể giải thích được câu trả lời của ông ta ?


Các chứng thư hiện thời của ông ta nói rằng ông đã không biết gì về việc đó, dù khởi đầu ông ta đã nói đến như liệt kê việc đền bù cho 2 nạn nhân thì thật là nực cười. Vị Hồng y nói dối không biết xấu hổ và buộc người chánh văn phòng của mình, Giám mục Antonicelli cũng phải nói dối theo.


Hồng y Wuerl cũng nói dối cách rõ ràng trong một dịp khác. Tiếp theo một sự kiện không thể chấp nhận về mặt đạo đức xảy ra với sự đồng ý của các giới chức hàn lâm của Đại học Georgetown, tôi mang việc này ra cho chủ tịch của đại hoc này là Ts John DeGioia, bằng cách gửi cho ông ta 2 bức thư liên tiếp. Trước khi chuyển các thư này đến người nhận, để xử lý mọi việc cho chuẩn mực, tự tay tôi đã đưa bản copy cho vị hồng y với một thư kèm theo do tôi viết. Hồng y nói với tôi rằng ông ta đã không biết gì về việc này. Tuy nhiên, ông ta không thừa nhận việc đã nhận được hai bức thư của tôi, ngược với điều ông ta thường làm. Sau đó tôi biết được rằng sự kiện tại Đại học Georgetown đã xảy ra trong 7 năm. Nhưng vị hồng y không biết gì về nó !


Hồng y Wuerl, người biết rõ về các lạm dụng liên tục của McCarrick và các chế tài do Đức Giáo Hoàng Benedicto áp đặt cho ông ta, đã vi phạm lệnh của Giáo hoàng, cũng cho phép ông này ở trong một tu viện ở Washington DC. Khi làm thế, ông ta đã đặt các chủng sinh vào sự nguy hiểm.


Giám mục Paul Bootkoski, hiệu tòa Metuchen và Tổng giám mục John Myers, hiệu tòa Newark đã che dấu các lạm dụng của McCarrick trong các giáo phận của họ và đền bù cho 2 nạn nhân của ông này. Họ không thể chối điều này và họ phải bị điều tra để nhằm đưa ra mọi hoàn cảnh và mọi trách nhiệm liên quan đến sự việc này.


Hồng y Kevin Farrell, người mới đây được truyền thông phỏng vấn cũng nói rằng ông ta không  biết một tí nào về các lạm dụng của McCarrick. Từng có các nhiệm kỳ tại Washington, Dallas và bây giờ là Roma, tôi nghĩ không ai thực tình có thể tin ông ta. Tôi không biết nếu ông ta từng được hỏi liệu ông ta đã có biết về các tội ác của Maciel hay không. Nếu ông ta phủ nhận điều này thì liệu có người nào tin ông ta khi biêt rằng ông đã nắm giữ những vị trí có trach nhiệm và là thành phần truyền giáocủa Đấng Ki-tô ?


Liên quan đến Hồng Y Sean O’Malley, tôi muốn nói đơn giản rằng các tuyên bố mới nhất của ông về trường hợp McCarrick thì bối rối, và hoàn toàn che lấp sự minh bạch và sự đáng tin của ông ta.


* * *


Lương tâm cũng đòi hỏi tôi phải tiết lộ những sự thật mà tôi đã trải qua một cách cá nhân, liên quan đến Giáo hoàng Phanxico, người có một ý nghĩa đáng kể, ngườivới tư cách giám mục, chia sẻ trách nhiệm đồng nghiệp với tất cả các giám mục của Giáo hội hoàn vũ, không cho phép tôi tiếp tục im lặng, và tôi nói ở đây rằng sẵn sàng xác nhận lại với họ với lời thề trên tên Chúa là nhân chứng của tôi.


Trong những tháng cuối nhiệm kỳ, Giáo hoàng Benedicto XVI đã chỉ định một cuộc họp của tất cả các Sứ thần tại Roma, giống như các Đức Giáo hoàng Phaolo VI và Gioan Phaolo II đã làm trong những dịp khác nhau. Ngày được định để gặp Giáo hoàng là ngày 21.6.2013. Giáo hoàng Phanxico giữ cam kết này của người tiền nhiệm. Tất nhiên tôi về Roma từ Washington. Đó là cuộc họp đầu tiên của tôi với vị Giáo hoàng mới, chỉ vừa được bầu 3 tháng trước đó sau khi Giáo hoàng Benedicto từ nhiệm.


Vào buổi sáng ngày thứ năm 20.6.2013 tôi đã đi đến dinh Domus Sanctae Marthae để tham gia với các đồng nghiệp đang trú tại nơi này. Ngay khi bước vào sảnh tôi đã găp Hồng y McCarrick, người mặc áo lễ viền đỏ. Tôi kính trọng chào ông như tôi vẫn làm. Ngay lập tức ông ta nói với tôi, với giọng vừa mơ hồ vừa đắc thắng: ”Giáo hoàng đã tiếp tôi hôm qua, ngày mai tôi đi Trung Quốc”.


Trong thời gian này tôi không biết về quan hệ thân thiện lâu năm của ông ta với Hồng y Bergoglio và về phần quan trọng ông ta đã tham gia trong cuộc bầu cử giáo hoàng của ngài, như sau này tự McCarricksẽ tiết lộ trong một bài giảng tại Đại học Villanova và trong một cuộc phỏng vấn của tờ National Catholic Reporter. Chưa khi nào tôi nghĩ về thực tế là ông ấy tham gia trong các buổi họp công nghị sơ bộ vừa qua, và về vai trò mà ông đã từng có thể có với tư cách là một hồng y trong công nghị mật năm 2005. Vì thế, tôi không nghĩ ngay đến ý nghĩa của thông điệp được giải mật mà McCarrick đã chuyển đến tôi, nhưng điều đó sẽ trở thành rõ ràng với tôi trong những ngày tiếp ngay sau đó.


Hôm sau là buổi tiếp kiến Giáo hoàng Phanxico. Sau phần chào hỏi, một phần được đọc, một phần được phát ra bằng giấy, Giáo hoàng muốn chào các Sứ thần từng người một. Tôi nhớ rằng mình thuộc vào một trong những người cuối cùng. Khi đến lượt mình, tôi chỉ có thì giờ vừa đủ để nói với ngài: ”Con là Sứ thần tại Hoa kỳ”. Ngay lập tức ông đã tấn công tôi với một giọng trách mắng, dùng những lời lẽ:”Các giám mục tại Hoa kỳ không được ngã theo ý thức hệ! Họ cần phải là mục tử !” Tất nhiên tôi đã không ở vị thế để yêu cầu giải thích về ý nghĩa lời của ngài và cái cách tấn công mà ngài dùng để khuất phục tôi. Tôi có trên tay một cuốn sách bằng tiếng Bồ Đào Nha mà Hồng y O’Malley đã gửi cho tôi để chuyển cho Giáo hoàng mấy ngày trước đó, và nói với tôi rằng “vì Đức Giáo Hoàng có thể ôn lại tiếng Bồ Đào Nha trước khi đi Rio dự Đại hội Giới trẻ thế giới”. Tôi đã đưa tay ngay cho ngài, và qua cách đó tôi thoát khỏi tình trạng cực kỳ bất an và lúng túng.


Cuối buổi triều kiến, Đức Giáo hoàng thông báo:”Xin mời những ai trong quí vị còn có mặt tại Roma vào Chúa nhật tuần tới đến tham gia đồng tế với tôi tại dinh Domus Sanctae Marthae.” Tất nhiên tôi nghĩ đến việc ở lại để làm rõ càng sớm càng tốt điều gì Đức Giáo hoàng muốn nói với tôi.


Vào ngày Chúa nhật 23 tháng 6, trước buổi đồng tế vời Giáo hoàng, tôi hỏi Đức Ông Ricca, người phụ trách ngôi nhà giúp chúng tôi sắp áo lễ, xem ông ta có thể hỏi Giáo hoàng xem ngài cho tôi gặp vào một thời gian nào đó trong tuần kế tiếp không. Làm thế nào tôi có thể trở lại Washington mà chưa làm rõ được Giáo hoàng muốn gì ở tôi ? Cuối buổi lễ, trong khi Giáo hoàng chào hỏi mấy người hiện diện, Đức Ông Fabian Pedacchio, thư ký Argentina của ngài đến nói với tôi:”Đức Giáo hoàng bảo tôi hỏi xem bây giờ ngài có rảnh không ?” Tất nhiên rồi, tôi trả lời tôi sẵn sàng theo yêu cầu của Giáo hoàng và tôi cảm ơn ông ta tiếp tôi ngay. Giáo hoàng đưa tôi đến căn hộ của ông ta tại tầng mộtvà nói:”Chúng ta có 40 phút trước Buổi cầu Kinh truyền tin”.


Tôi bắt đầu cuộc nói chuyện và hỏi Giáo hoàng đã có ý định muốn nói gì với những lời ngài đã nói với tôi khi tôi chào mừng ngài vào ngày thứ sáu vừa qua. Và Giáo hoàng, bằng lối thân mật rất khác lạ, với giọng hầu như âu yếm:”Có, các giám mục ở Hoa Kỳ không được ngã theo ý thức hệ, họ không được ngã theo cánh hữu như Tổng giám mục Philadelphia, (Giáo hoàng không cho biết tên của vị Tổng Giám mục), họ phải là các mục tử; và họ không buộc phải theo tả và Ngài nói thêm khi đưa hai tay lên – và khi tôi nói phía tả thì tôi nói đến người đồng tính.” Tất nhiên, logic về sự tương quan giữa việc là cánh trái và việc là người đồng tính thì xa lạ với tôi, nhưng tôi không thêm gì khác.


Ngay lập tức, Giáo Hoàng hỏi tôi kiểu lừa lọc:”Hồng y McCarrick là thế nào ?”. Tôi thẳng thắn trả lời ngài, nếu bạn muốn có thể coi là ngây thơ lớn:”Thưa Đức Thánh Cha, con không biết ngài có biết Hồng y McCarrick hay không, nhưng nếu ngài hỏi Bộ Giám mục thì ở đó có bộ hồ sơ dày cộm về ông ấy. Ông ta đã làm hư hỏng nhiều thế hệ các chủng sinh và linh mục, và Đức Giáo hoàng Benedicto đã ra lệnh ông ấy lui vào đời sống cầu nguyện và thống hối”. Giáo hoàng không đưa ra một lời nhận xét nhỏ nào về những lời lẽ rất nghiêm trọng của tôi và không biểu lộ một biểu hiện ngạc nhiên nào trên khuôn mặt, kiểu như là ông ấy đã biết sự việc vào lúc nào đó, và lập tức ông chuyển đề tài. Nhưng như thế thì mục đích ông hỏi tôi câu “Hồng y McCarrick là thế nào ?” đó là gì ? Rõ ràng ông muốn tìm hiểu rõ xem tôi có phải là đồng minh của McCarrick hay không.


Trở về Washington mọi việc trở thành rất rõ với tôi, cũng nhờ một sự kiện được tổ chức chỉ ít ngày sau cuộc gặp của tôi với Giáo hoàng Phanxico. Khi Giám mục Mark Seitz nhận ghế Giáo phận El Paso ngày 9.7.2013 tôi gửi cố vấn thứ nhất Đức Ông Jean-François Lantheaume đi, trong khi cùng ngày tôi đi Dallas để dự cuộc họp quốc tế về luân lý sinh học. Khi trở về, Đức Ông Jean-François Lantheaume nói với tôi đã gặp Hồng y McCarrick, người đã kéo ông sang một bên nói với ông những lời hầu như giống hệt lời của Giáo hoàng tại Roma:”Các Giám mục tại Hoa Kỳ không buộc phải theo ý thức hệ, họ không buộc phải theo hữu phái, họ cần phải là mục tử…”. Tôi đã kinh ngạc ! Vì vậy tôi đã rõ là những lời trách cứ của Giáo hoàng với tôi vào ngày 21.6.2013 đã được McCarrick đưa vào cửa miệng của ngài trước đó.  Việc Giáo hoàng đề cập “không giống như Tổng Giám mục Philadelphia” cũng có chỉ hướng đến McCarrick, vì đã có bất đồng nghiêm trọng giữa hai người về sự chấp nhận hiệp thông của các chính trị gia ủng hộ phá thai. Trong lần chia sẻ với các giám mục, McCarrick đã xuyên tạc một thư của vị hồng y lúc đó là Ratzinger, người đã cấm những người đó được hiệp thông. Hiển nhiên, tôi biết các hồng y gần gũi McCarrick như Mahony, Levada và Wuerl; họ đã chống đối những lần bổ nhiệm mới nhất của Giáo hoàng Benedicto cho các vị trí quan trọng như Philadelphia, Baltimore, Denver và San Francisco.


Chưa hài lòng với cái bẫy ông đã giăng ra cho tôi ngày 23.6.2013, khi hỏi tôi về McCarrick, chỉ ít tháng sau, trong một buổi triều kiến dành cho tôi ngày 10.10.2013, Giáo hoàng gài thêm cho tôi một cái bẫy thứ hai, lần này liên quan đến người mà ông bảo trợ, Hồng y Donald Wuerl. Ông hỏi tôi: “Hồng y Wuerl là thế nào, ông ta tốt hay xấu ?” Tôi trả lời:”Thưa Đức Thánh Cha, con sẽ không thưa với ngài là ông ấy tốt hay xấu, nhưng con sẽ nói với ngài về hai thực tế”. Một điều thì tôi đã đề cập ở trên, nó liên quan đến sự bất cẩn mục vụ của Wuerl liên quan đến những sai lệch tại Đại học Georgetown và việc Tổng Giáo phận Washington mời những người trẻ khao khát ơn kêu gọi linh mục tham dự cuộc họp với McCarrick ! Lại một lần nữa, Giáo hoàng không biểu lộ phản ứng gì.

 

Điều cũng đã rõ là sau thời gian bầu Giáo hoàng Phaxico, McCarrick đã thoát khỏi mọi ràng buộc, đã tự cảm thấy được đi du hành liên tục để giảng bài và cho phỏng vấn.  Trong cố gắng tập thể với Hồng y Rodriguez Maradiaga ông ta trở thành người tạo vua cho những vụ bổ nhiệm trong giáo quyền và tại Hoa Kỳ, và người cố vấn được lắng nghe nhất tại Vatican trong quan hệ với Chính quyền Obama. Điều này là lý do vì sao có người giải thích rằng, theo các thành viên Bộ Giám mục, Giáo hoàng đã thay thế Hồng y Burke bằng Wuerl và ngay lập tức cử Cupich sau khi ông ta được phong hồng y. Với những bổ nhiệm đó, Toà Sứ thần tại Washington đã bị đặt ra ngoài bức tranh trong việc bổ nhiệm các giám mục. Thêm vào đó, ông ta bổ nhiệm Ilson de Jesus Montanaringười Brasil - người bạn lớn của Fabian Pedacchio, thư ký Argentina của ông ta – làm Thứ trưởng Bộ Giám mục và Thư ký của Hồng y đoàn, nâng đỡ ông trong duy nhất một bước nhảy vọt từ nhân viên giản đơn của Bộ này thành Tổng Giám mục Thứ trưởng của bộ. Điều gì đó chưa từng thấy cho một vị trí quan trọng như thế !

 

Những việc bổ nhiệm Blase Cupich đến Chicago và Joseph W. Tobin đến Newark đã được hòa tấu bởi McCarrick, Maradiaga và Wuerl, được thống nhất bởi liên minh đen tối lạm dụng bởi nhân vật thứ nhất và ít nhất là sự che đậy lạm dụng của hai nhân vật sau. Tên của họ không có trong danh sách những người được đề cử của Tòa Sứ thần của Chicago và Newark.


Về Cupich, người ta không thể bỏ qua sự kiêu ngạo phô trương của ông ta, và sự xấc xược mà ông phủ nhận bằng chứng mà nay đã rõ ràng cho tất cả mọi người: rằng 80% các hành vi lạm dụng được tìm thấy thì đã được thực hiện trên những người lớn trẻ tuổi bởi những người đồng tính có quan hệ quyền lực đối với nạn nhân của mình.


Trong bài phát biểu nhậm chức chánh tòa Chicago mà tôi có mặt với tư cách là Đại diện Giáo hoàng, Cupich đã đùa rằng người ta không nên chờ đợi là vị Tổng giám mục mới sẽ đi trên mặt nước. Có lẽ, đáng ra sẽ đủ cho ông ta đứng vững chân trên mặt đất và không tim cách cố lật chỏng thực tế vì bị đui mù bởi tư tưởng ủng hộ đồng tính của mình, như ông đã nói trong một cuộc phỏng vấn mới đây của tạp chí America Magazine. Mở rộng chuyên môn cụ thể của mình trong vấn đề này, từng là Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ trẻ em và Thanh niên của USCCB [Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ],ông khẳng định rằng vấn đề chính trong cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục bởi giáo sĩ không phải là đồng tính luyến ái, và điều đó khẳng định đây chỉ là một cách để chuyển hướng sự chú ý từ vấn đề thực sự là chủ nghĩa giáo sĩ. Để hỗ trợ cho lập luận này, Cupich “kỳ quặc” đã ám chỉ đến kết quả nghiên cứu được thực hiện ở đỉnh điểm của việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên vào đầu những năm 2000, trong khi ông "thẳng thắn" phớt lờ rằng kết quả của cuộc điều tra đó đã hoàn toàn bị phủ nhận bởi các báo cáo độc lập tiếp theo của John Jay College of Criminal Justice năm 2004 và 2011, kết luận rằng, trong trường hợp lạm dụng tình dục, 81% nạn nhân là nam giới. Trong thực tế, cha Hans Zollner, Dòng Tên, Phó Hiệu trưởng Đại học Giáo hoàng Gregorian, Chủ tịch Trung tâm Bảo vệ Trẻ em, và Ủy viên của Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ trẻ vị thành niên, gần đây đã nói với tờ La Stampa rằng “trong hầu hết các trường hợp, là một vấn đề lạm dụng tình dục đồng giới. ”

 

Việc bổ nhiệm McElroy tại San Diego cũng được hòa tấu bới những người nêu trên, với một lệnh chỉ đạo được mã hóa cho tôi là Sứ thần, bởi Hồng y Parolin:”Dành ngôi tòa San Diego cho McElroy”. McElroy cũng biết rõ các lạm dụng của McCarrick, như có thể thấy trong thư Richard Sipe gửi cho ông ta ngày 28.7.2016.

 

Những nhân vật này liên kết chặt chẽ với những cá nhân, đặc biệt thuộc về cánh lệch của Dòng Tên, không may hôm nay là đa số, vốn từng là nguyên nhân của sự lo lắng nghiêm trọng củaGiáo hoàng Phao-lô VI và những Giáo hoàng tiếp theo.Chúng ta chỉ cần xem xét cha Robert Drinan, Dòng Tên, người bốn lần được tuyển chọn đến Hạ viện, và là một người kiên cường ủng hộ phá thai, hoặc Cha Vincent O’Keefe, Dòng Tên, là một trong những nhà quảng bá chính Tuyên bố của Land O'Lakes Statement năm 1967, đã làm tổn hại nghiêm trọng thế nào đến bản sắc của các trường đại học và cao đẳng Công giáo tại Hoa Kỳ.Cần lưu ý rằng McCarrick, khi đó là Chủ tịch của Đại học Công giáo Puerto Rico, cũng tham gia vào việc thực hiện bất hạnh đó, gây tác hại cho sự hình thành lương tâm của tuổi trẻ Mỹ, gắn liền với cánh lệch của các tu sĩ Dòng Tên.

 

Cha James Martin, Dòng Tên, được tung hô bởi những người đề cập ở trên, đặc biệt là Cupich, Tobin, Farrell và McElroy,đã được bổ nhiệm làm Chuyên gia tư vấn của Ban thư ký Truyền thông, nhà hoạt động nổi tiếngthúc đẩy chương trình nghị sự LGBT[Đồng tính nam, đồng tính nữ, người hai giới, người chuyển giới], được chọn để làm hư giới trẻ, những người sẽ sớm tụ tập tại Dublin để dự Hội nghị Thế giới về Gia đình, chẳng là gì ngoài một ví dụ buồn gần đây về cánh lệch của Dòng Tên.

 

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã lập đi lập lai yêu cầu sự minh bạch toàn diện trong Giáo hội và cho các giám mục vàtín hữu hành động với parrhesia [tự do biểu đạt sự thật].Các tín hữu trên toàn thế giới cũng đòi hỏi điều này với ông một cách gương mẫu. Ngài phải thành thật cho biết khi nào lần đầu tiên đã biết về các tội ác do McCarrick, người lạm dụng quyền lực của mình với các chủng sinh và linh mục, gây nên.

 

Trong mọi trường hợp, Giáo hoàng đã biết về việc này từ tôi vào ngày 23.6.2013 và đã tiếp tục che đậy cho ông ta. Giáo hoàng không hề tính đến các biện pháp trừng phạt mà Đức Giáo hoàng Benedicto đã áp đặt lên ông ta và lại đưa ông ta lên thành người cố vấn tin cậy của mình cùng với Maradiaga.

 

Người đó (Maradiaga) tự tin về sự bảo vệ của Giáo hoàng đến mức ông ta có thể lờ đi coi như chuyện “ngồi lê đôi mách”những lời kêu gọi chân thành của hàng tá chủng sinh của mình, những người đã tìm được can đảm để viết cho ông sau khi một người trong số họ tìm cách tự tử vì sự lạm dụng đồng tính trong chủng viện.


Bây giờ các tín hữu đã hiểu rõ chiến lược của Maradiaga: xúc phạm các nạn nhân để cứu chính mình, nói dối tới kết cục cay đắng để che đậy sự lạm dụng quyền lực, sự quản lý yếu kém trong bộ máy quản lý tài sản của Giáo hội, và che đậy các thảm họa tài chính ngay cả chống lại những người bạn thân, như trong trường hợp của Đại sứ Honduras Alejandro Valladares, nguyên Trưởng khoa Ngoại giao đoàn của Tòa thánh.


Trong trường hợp của cựu Giám mục phụ tá Juan José Pineda, sau khi bài báo được phát hành trên tuần báo L’Espresso (tiếng Ý) vào tháng hai vừa qua, Maradiaga đã nói trong tờ báo Avvenire: “Đó là vị giám mục phụ tá Pineda của tôi, người đã yêu cầu cuộc viếng thăm, để 'xóa' tên của ông sau khi bị vu khống nhiều”.Bây giờ, liên quan đến Pineda, điều duy nhất đã được công bố là việc từ chức của ông ta đơn giản đã được chấp nhận, để cho bất kỳ trách nhiệm nào có thể có của ông ta và của Maradiaga biến mất vào hư không.

 

Nhân danh sự minh bạch được ca ngợi bởi Đức Giáo hoàng, bản báo cáo của Thẩm tra viên của Giáo hoàng, Giám mục người Argentina Alcides Casaretto, đã được trình lên chỉ hơn một năm trước đây và trực tiếp cho Đức Giáo hoàng, phải được công khai ra.

 

Cuối cùng, việc bổ nhiệm Peña Parra gần đây làm Phó Tổng Giám mục EdgarPeña Parracũng được kết nối với Honduras, tức là, với Maradiaga. Từ năm 2003 đến 2007, Peña Parra làm Cố vấn tại Tòa Sứ thần Tegucigalpa. Là Đại biểu cho các cơ quan Đại diện Giáo hoàng, tôi đã nhận được thông tin đáng lo ngại về ông ta.

 

Ở Honduras, một vụ bê bối lớn đến mức như vụ khủng hoảng ở Chile sắp bị lặp lại. Đức Giáo hoàng bảo vệ người của ông, Hồng y Rodriguez Maradiaga, cho đến kết cục cay đắng như ông đã làm ở Chile với Giám mục Juan de la Cruz Barros, người mà ông đã bổ nhiệm làm Giám mục Osorno ngược lại lời khuyên của các Giám mục Chile. Đầu tiên Giáo hoàng xúc phạm các nạn nhân bị lạm dụng.Sau đó, chỉ khi ông bị các phương tiện truyền thông ép buộc, và một cuộc nổi loạn của các nạn nhân và tín hữu Chile, ông mới nhận ra lỗi của mình và xin lỗi, nói rằng ông đã bị thông tin sai, gây ra một tình huống thảm khốc cho Giáo hội ở Chile, nhưng lại tiếp tục bảo vệ hai hồng y Chile là Errazuriz và Ezzati.

 

Ngay cả trong chuyện bi thảm của McCarrick, hành vi của Giáo hoàng Phanxicô cũng không khác. Ít nhất ông biết vào ngày 23.6.2013 rằng McCarrick là một kẻ săn mồi hàng loạt.Dù biết rằng ông ta là một người đàn ông tham nhũng, ông đã vẫn che chở ông này cho đến kết cục cay đắng; thực tế, ông đã coi lời khuyên của McCarrick như ý riêng, điều chắc chắn không được lấy cảm hứng từ ý định tốt đẹp và tình yêu của Giáo hội.Chỉ khi ông bị ép buộcbởi báo cáo lạm dụng trẻ vị thành niên, một lần nữa trên cơ sở sự chú ý của giới truyền thông, ông đã hành động (về McCarrick) để cứuvãn hình ảnh của mình trên báo chí.

 

Bây giờ tại Hoa Kỳ, một điệp khúc của tiếng nói tăng lên đặc biệt là từ các tín hữu trung thành, và gần đây đã được một số giám mục và linh mục tham gia, yêu cầu tất cả những người, bởi sự im lặng của họ, đã che đậy hành xử tội phạm của McCarrick, hoặc những người đã sử dụng ông ta để thăng tiến sự nghiệp của họ hoặc thúc đẩy ý định, tham vọng và quyền lực trong Giáo Hội, nên từ chức.


Nhưng điều này sẽ không đủ để chữa lành tình trạng của hành vi phi đạo đức cực kỳ nghiêm trọng của hàng giáo sĩ: các giám mục và các linh mục. Phẩm chất của sự khiết tịnh phải được phục hồi trong hàng giáo sĩ và trong các chủng viện. Sự tham nhũng trong việc sử dụng sai trái các tài nguyên của Giáo hội và của sự cống hiến của các tín hữu phải được chiến đấu chống lại. Mức độ nghiêm trọng của hành vi đồng tính luyến ái phải bị tố cáo. Các mạng lưới đồng tính luyến ái có mặt trong Giáo hội phải được diệt trừ, như Janet Smith, Giáo sư Thần học đạo đức tại Chủng viện Sacred Heart Major ở Detroit, đã viết gần đây. "Vấn đề lạm dụng giáo sĩ," bà viết, "không thể được giải quyết đơn giản bằng việc từ chức của một số giám mục, và thậm chí ít hơn như vậy bởi các chỉ thị quan liêu.Vấn đề sâu hơn nằm ở các mạng lưới đồng giới trong hàng giáo sĩ phải được loại trừ”. Các mạng lưới đồng tính luyến ái này hiện đang lan truyền rộng rãi trong nhiều giáo phận, chủng viện, dòng tu, vv, hành động dưới vỏ khoác bí mật và dối trá với sức mạnh của các xúc tu bạch tuộc, và bóp nghẹt các nạn nhân vô tội và tu sĩ, và đang bóp nghẹt toàn bộ Giáo Hội.

 

Tôi thúc đẩy tất cả mọi người, đặc biệt là các giám mục, lên tiếng để đánh bại âm mưu của sự im lặng đã quá phổ biến, và để báo cáo các trường hợp lạm dụng mà họ biết đến các phương tiện truyền thông và chính quyền dân sự.

 

Chúng ta hãy chú ý đến thông điệp mạnh mẽ nhất mà Thánh Gioan Phaolô II đã để lại cho chúng ta như một di sản: Đừng sợ!Đừng sợ!

 

Năm 2008 trong buổi lễ Chúa Hiện xuống, Đức Giáo hoàng Benedicto nhắc nhở chúng ta rằng kế hoạch cứu rỗi của ChúaCha đã được tiết lộ và nhận ra trong mầu nhiệm về cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, nhưng nó cần phải được chào đón trong lịch sử nhân loại,lịch sử của lòng trung thành về phần của Thiên Chúa và rất tiếc cũng là phần không chung thủy của những người đàn ông chúng ta.Giáo hội, người lưu giữ phước lành của Giao ước mới, đã ký trong máu của Con Chiên, là thánh thiện nhưng được tạo thành từ những kẻ tội lỗi, như Thánh Ambrose đã viết: Giáo hội là “immaculata ex maculates”[thánh bất hạnh], bà thánh thiệnvà không tì vết mặc dù rằng, trong cuộc hành trình trần gian của mình, bà được tạo nên từ những người đàn ông vương màu tội lỗi.

 

Tôi muốn nhắc nhớ đến sự thật không thể tưởng tượng này của sự thánh thiện của Giáo Hội đối với nhiều người đã bị phá hoại sâu sắc bởi hành vi đáng ghét và phạm thánh của cựu tổng giám mục Washington, Theodore McCarrick; bởi sự hành xử nghiêm trọng, đáng lo ngại và tội lỗi của Giáo hoàng Phanxicô và bởi âm mưu của sự im lặng của rất nhiều tu sĩ, và những người bị cám dỗ từ bỏ Giáo Hội, bị biến dạng bởi rất nhiều người vô lo. Trong buổi đọc Kinh truyền tin, ngày Chúa nhật 12.8.2018 Giáo hoàng Phanxicô đã nói những lời này: “Mọi người đều phạm tội vì điều tốt ta có thể làm mà không làm… Nếu chúng ta không phản đối tà ác, chúng ta ngầm ăn nó. Chúng ta cần can thiệp nơi tà ác đang lan rộng; vì những lan truyền sự dữ, nơi những Kitô hữu dũng cảm chống lại sự dữ với cái tốt đang thiếu vắng”. Nếu điều này đúng được coi là trách nhiệm đạo đức quan trọng đối với mọi tín đồ, thì nó được ghi khắc đến mức nào đối với vị tu sĩ tối cao của Giáo hội, người trong trường hợp của McCarrick đã không những không phản đối sự dữ mà còn tự liên quan đến việc làm sự dữ với người mà ông biết là hư hỏng sâu sắc.Ông ta đã nghe theo lời tư vấn của một người mà ông biết rõ là một kẻ hư hỏng, do đó nhân lên theo cấp số nhân với quyền lực tối cao của ông ta do cái ác của McCarrick thực hiện. Và bao nhiêu tu sĩ xấu xa khác mà Phanxicô vẫn tiếp tục chống đỡ trongsự hủy diệt tích cực Giáo Hội của họ !

 

Phanxicô đang thoái thác sứ mệnh mà Đấng Ki-tô đã ban cho Phê-rô để xác nhận các anh em. Thật vậy, bởi hành động của mình, ông đã chia rẽ họ, dẫn họ đến sai lầm, và khuyến khích những con sói tiếp tục xé tancon chiên của đàn chiên Chúa Kitô.

 

Trong thời điểm cực kỳ kịch tính này của Giáo hội hoàn vũ, ông phải thừa nhận những sai lầm của mình, và tuân theo nguyên tắc được công bố không khoan nhượng, Giáo hoàng Phanxicô phải là người đầu tiên đưa ra một tấm gương cho các hồng y và giám mục đã che đậy sự lạm dụng của McCarrick và từ chức cùng với tất cả bọn họ.

 

Dù trong sự mất tinh thần và buồn bã về sự khủng khiếp của những gì đang xảy ra, chúng ta đừng mất hy vọng! Chúng ta biết rõ rằng phần rất lớn cáctu sĩcủa chúng ta sống theo ơn gọi linh mục của họ với lòng trung thành và sự cống hiến.

 

Trong các khoảnh khắc thử thách lớn lao thì hồng ân của Chúa được bày tỏ trong sự dồi dào và lòng thương xót vô hạn của Ngài nơi tất cả mọi người; nhưng điều đó chỉ được trao ban cho những người thực sự ăn năn và chân thành cầu xin để sửa đổi cuộc sống của họ. Đây là một thời điểm thuận lợi để Giáo Hội thú nhận tội lỗi của mình, để chuyển đổi, và làm việc ăn năn đền tội.

 

Chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo hội và cho Đức Giáo hoàng, chúng ta hãy nhớ đã bao nhiêu lần ngài kêu gọi chúng ta cầu nguyện cho ngài !

 

Chúng ta hãy làm mới đức tin vào Hội thánh, Mẹ chúng ta:”Tôi tin Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền !”

 

Chúa Ki-tô sẽ không bao giờ từ bỏ Hội Thánh Chúa !  Chúa đã tạo ra Hội thánh trong máu của Ngài và liên tục tái sinh Giáo hội trong Thánh Linh Chúa !

 

Lạy Mẹ Maria, mẹ của Giáo Hội, xin cầu cho chúng con !

Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ vương, mẹ Vua vinh hiển, xin cầu cho chúng con !

 

Roma, ngày 22 tháng 8 năm 2018

Queenshipof the Blessed Virgin Maria

 

(bản dịch tiếng Anh chính thức của Diane Montagna)

 

 

  1. Tất cả các Memo, thư từ và các tài liệu khác được nêu ra ở đây đều có ở Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh hoặc tại Tòa Sứ thần tại Washington D.C.

 

 

Ghi chú của người dịch bản tiếng Việt:

  • Những chỗ trong ngoặc vuông [ ] là của người dịch cho bản tiếng Việt

  • Dinh Domus Sanctae Marthae(tiếng Ý: Casa Santa Marta: Ngôi nhà thánh Marta) là một tòa nhà liền kề với Thánh đường St. Peter ở Vatican được đặt tên theo thánh Marta. Đây là nhà khách cho các giám mục khi có việc ở Vatican.Khi lên ngôi, Giáo hoàng Phanxico dọn vào ở trong một căn hộ trên tầng 1 của tòa nhà này, thay vì ở Dinh Giáo hoàng như những vị giáo hoàng trước kia.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC