Nhiệm vụ mục vụ của các giám mục Trung quốc mới nhận được sự hiệp thông của Đức Giáo hoàng

08/02/20198:28 SA(Xem: 2117)
Nhiệm vụ mục vụ của các giám mục Trung quốc mới nhận được sự hiệp thông của Đức Giáo hoàng

Nhiệm vụ mục vụ của các giám mục Trung quốc mới nhận được sự hiệp thông của Đức Giáo hoàng


Pope Francis greets two Chinese Bishops during October Synod
Pope Francis greets tưo Chinese Bishops during October Synod 




VATICAN NEWS
02 tháng 2 năm 2019, 16:00

Tờ báo Osservatore Romano của Vatican, đăng một bài viết của Giám đốc Biên tập của tờ Vatican News (Tin tức Vatican), và một cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng Thánh bộ Truyền giảng Phúc âm cho các Dân tộc, tập trung vào Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc.

Andrea Tornielli


Một bài báo được đăng vào thứ Bảy trên tờ Osservatore Romano phổ biến các tin tức về Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc và thông tin về các chỉ định mục vụ cho các giám mục Trung quốc, những người đã nhận được sự hiệp thông của Đức Giáo hoàng Phanxicô vào đêm trước khi ký “Thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục”.


"Vào ngày 22 tháng 9 năm 2018 tại Bắc Kinh”, bài báo trích dẫn, “Tòa thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ký một 'Thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục”. Trước đó, vào ngày 8 tháng 9 năm 2018, sau nhiều suy ngẫm và cầu nguyện, Người kế vị thánh Phêrô, với lòng nhân từ cao cả, đã chào đón vào sự hiệp thông trọn vẹn bảy giáo mục Trung quốc, đã được truyền chức mà không có sự ủy thác của Đức Giáo hoàng ".


"Trong bối cảnh này”, bài báo trên Osservatore Romano tiếp tục, “Đức Giáo hoàng Phanxicô đã mời gọi tất cả các giám mục đổi mới việc tuân phục hoàn toàn với Chúa Kitô và Giáo hội. Ngài nhắc nhở họ rằng, vì họ là một phần của người dân Trung quốc, nên họ buộc phải thể hiện sự tôn trọng và trung thành với chính quyền dân sự và, với tư cách là giám mục, được mời gọi trung thành với Tin Mừng, theo những gì chính Chúa Giêsu dạy: 'Hãy trả lại cho Caesar những gì thuộc về Caesar và trả về Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa' (Mt 22, 21 ).


Bài báo cũng nói rằng Đức Giáo hoàng "đã giao cho mỗi giám mục một nhiệm vụ mục vụ giáo phận, có tính đến các tình huống đặc biệt và phức tạp của địa phương. Theo đó, Đức Cha Joseph Guo Jincai được chỉ định thực hiện chức vụ giám mục của mình với tư cách là giám mục đầu tiên của Thừa Đức (Chengde); Đức cha Joseph Huang Bingzhang, làm giám mục của Sán Đầu (Shantou), Đức cha Joseph Liu Xinhong, làm giám mục của An Huy (Anhui), Đức cha Joseph Ma Yinglin, làm giám mục Côn Minh (Kunming), Đức cha Joseph Yue Fusheng, làm giám mục của Hắc Long Giang (Heilongjiang), Đức cha Vincent Zhan Silu, làm Giám mục Phụ Ninh/Mãn Đông (Funing / Mindong), và Đức Cha Paul Lei Shiyin, làm Giám mục của Lạc Sơn (Leshan). Vincent Guo Xijin đảm nhận chức vụ giám mục phụ tá của Phụ ninh/Mãn Đông (Funing / Mindong), và Giám mục Peter Zhuang Jianjian nhận chức Giám mục về hưu của Sán Đầu (Shantou).


Liên quan đến nhiệm vụ mục vụ của họ, chín giám mục "đã nhận được thông tin của Tòa Thánh vào ngày 12 tháng 12 năm 2018 tại Bắc Kinh, trong khung cảnh một nghi thức nghiêm trang, được đánh dấu bởi sự hiệp thông giáo hội mãnh liệt, kết thúc bằng lời cầu nguyện với kinh Lậy Cha và tiếng hát của kinh Kính Mừng theo một giai điệu truyền thống của Trung Quốc ".


Cuối cùng, bài báo định nghĩa là "một thực tế có tầm quan trọng lớn lao của Giáo hội là Đức Giám mục Anthony Tu Shihua, OFM, một vài tháng trước khi qua đời vào ngày 4 tháng 1 năm 2017, đã yêu cầu được hiệp thông đầy đủ với Người kế vị thánh Phêrô, người đã nhận đón ông với danh hiệu Giám mục về hưu của Xích Bích (Puqi).


Để hiểu được ý nghĩa giáo hội và mục vụ của những sự kiện này, rất phù hợp để đề cập đến những gì Đức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh trong "Thông điệp cho người Công giáo Trung quốc và Giáo hội toàn cầu", ngày 26 tháng 9 năm 2018: “Chính xác là vì mục đích hỗ trợ và thúc đẩy việc rao giảng Tin Mừng ở Trung Quốc, và tái lập sự hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình trong Giáo hội, điều cần thiết trước hết là phải giải quyết vấn đề bổ nhiệm các giám mục. Đáng tiếc, như chúng ta biết, lịch sử gần đây của Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc đã được đánh dấu bằng những căng thẳng, đau đớn và chia rẽ cách sâu sắc và đau thương, đặc biệt tập trung vào nhân vật giám mục là người bảo vệ tính xác thực của đức tin và là người bảo đảm cho sự hiệp thông của giáo hội ". Bây giờ điều quan trọng là phải sống hiệp nhất giữa những người Công giáo và mở ra “một giai đoạn hợp tác huynh đệ lớn hơn, để đổi mới cam kết của chúng ta đối với sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Để Giáo hội tồn tại vì mục đích làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô và vì tình yêu tha thứ và cứu độ của Chúa Cha ".


Bài báo được đăng trên Osservatore Romano kết luận: Tòa thánh "tiếp tục cam kết tiếp tục con đường đối thoại, với mục đích giải quyết dần dần, với thái độ hiểu biết lẫn nhau và sự kiên nhẫn nhìn xa trông rộng, những vấn đề khác nhau vẫn còn tồn tại, bắt đầu với sự công nhận dân sự các giáo sĩ “không chính thức”, để làm cho cuộc sống của Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc ngày càng bình thường ".


Trong một cuộc phỏng vấn, được xuất bản bởi tờ báo Vatican trong ấn bản ngày thứ bảy ngày 2 tháng 2, Đức Hồng Y Fernando Filoni, Bộ trưởng Thánh bộ Truyền giảng Phúc âm cho các Dân tộc, nhấn mạnh giá trị mục vụ của "Thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các Giám mục". Trích dẫn thông điệp của Đức Giáo hoàng Phanxicô đối với người Công giáo Trung quốc, Đức Hồng y nhắc nhớ  "Thỏa thuận tạm thời là kết quả của cuộc đối thoại thể chế kéo dài và phức tạp giữa Tòa thánh và chính quyền Trung quốc, do Thánh Gioan Phaolô II khởi xướng và tiếp tục bởi Đức Giáo hoàng Benedict XVI. Qua quá trình này, Tòa thánh đã mong muốn - và tiếp tục mong muốn - chỉ để đạt được các mục tiêu cụ thể và mục vụ của Giáo hội, cụ thể là, để hỗ trợ và thúc đẩy việc rao giảng Tin Mừng, và tái lập và duy trì sự hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình của Cộng đồng Công giáo ở Trung Quốc ".

Sau khi chia sẻ một số mối lo ngại của nhiều bên vì những khó khăn vẫn còn và những vấn đề có thể nảy sinh trên hành trình ", Đức Hồng Y Filoni nói:" Tôi cảm thấy rằng trong Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc có một kỳ vọng lớn về sự hòa giải, hiệp nhất, và đổi mới, cho một sự hồi sinh quyết định hơn của công việc truyền giáo. Chúng ta không thể ở yên trong một thế giới, từ nhiều khía cạnh, đang chạy ở một tốc độ siêu âm, đồng thời, trải nghiệm nhu cầu cấp thiết để khám phá lại các giá trị tinh thần và con người, mang lại hy vọng vững chắc cho cuộc sống của mọi người và tạo ra một xã hội gắn kết hơn. Tắt một lời, đây là những gì Kitô giáo có thể cung cấp cho Trung Quốc ngày nay ".


Đức Hồng Y nhắc nhớ rằng nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân muốn Giáo hội ở Trung Quốc trở lại với cảm giác về "tính bình thường" trong Giáo hội Công giáo ". Ông mô tả" Thỏa thuận tạm thời” là "có ý nghĩa lịch sử" và giải thích rằng: “Trong ánh sáng của Thỏa thuận công nhận vai trò cụ thể của Giáo hoàng, cái gọi là "nguyên tắc độc lập" bây giờ cần phải được diễn giải lại về mối quan hệ giữa quyền tự trị mục vụ hợp pháp của Giáo hội tại Trung Quốc và không thể thiếu hiệp thông với Người kế vị thánh Phêrô. Do đó, Hồng y nói, tôi hy vọng không nghe hoặc đọc về các tình huống ở địa phương, trong đó Thỏa thuận được khai thác để buộc mọi người phải làm những gì thậm chí không được luật pháp Trung quốc yêu cầu, chẳng hạn như tham gia Hiệp hội Yêu nước.

Liên quan đến các vấn đề vẫn còn tồn tại giữa cái gọi là các cộng đồng "chính thức” và các cộng đồng "bí mật", Đức Hồng Y Filoni nhấn mạnh: “Có một sự cần thiết trên hết là phải xây dựng lại niềm tin, có lẽ là khía cạnh khó khăn nhất, đối với các giới chức giáo hội và dân sự được ủy thác các vấn đề tôn giáo, cũng như giữa các dòng giáo hội “chính thức” và “không chính thức”. Đây không phải là về việc xác định ai thắng hay ai thua, ai đúng hay ai sai. Trong sáu mươi năm kể từ khi thành lập Hiệp hội Yêu nước, mọi người , có lẽ là một cách bất bình đẳng và kịch tính, đã phải chịu đựng, cả về ý nghĩa thể chất lẫn đạo đức. Chúng ta cũng không thể bỏ qua nỗi thống khổ bên trong của những người đã tuân thủ, hoặc bị ràng buộc bởi nguyên tắc “độc lập”, và do đó mang lại một mối quan hệ rạn nứt với Tòa thánh.”


Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Filoni tiếp tục: “Tôi nhận ra rằng ai đó có thể nghĩ rằng, trong giai đoạn này, Tòa thánh dường như đang yêu cầu một sự hy sinh đơn phương, nghĩa là, chỉ từ các thành viên của cộng đồng ngầm, những người nên, người ta có thể nói, hãy “trở nên chính thức”, trong khi không có yêu cầu nào đặt ra với các thành viên “chính thức” cả. Vấn đề không nên được đặt trong các điều kiện này; thật ra, đó không phải là những người “ngầm” đầu hàng những người “chính thức”, hoặc đầu hàng chính quyền dân sự, bất kể biểu hiện nào, cũng không phải là một chiến thắng trước cộng đồng phi chính thức. Từ góc độ giáo hội hơn, chúng ta không thể nói về cạnh tranh hay ai đúng ai sai, nhưng về những anh chị em trong đức tin, tất cả đều tìm thấy mình trong một Ngôi nhà chung.


Trên thực tế, "Theo quan điểm luôn được giữ của Tòa thánh, thì ở Trung Quốc không có hai Giáo hội, một "Giáo hội yêu nước" và một "Giáo hội trung thành" (như được sử dụng theo cách nói chung). Ở Trung Quốc, Giáo hội là một, và những vết thương đã gây ra cho Giáo hội cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Sensus fidel (ý nghĩa đức tin) của Dân Chúa đã cứu Giáo hội ở Trung Quốc khỏi sự ly giáo. Trong bối cảnh hiện tại, chúng ta có thể nói rằng những nỗ lực đã được thực hiện để giảm bớt những đau khổ. Đây là một nhiệm vụ đầy thách thức và sẽ cần sự đóng góp của mọi người để đạt được nó hoàn toàn.”


Đức Hồng Y Bộ trưởng Thánh bộ Truyền giảng Phúc âm cho các Dân tộc nói rằng ngài hiểu những nghi ngờ và sự lúng túng được thể hiện sau khi ký Thỏa thuận tạm thời. Tuy nhiên, ngài nói thêm: “Tôi không chia sẻ thái độ của những người, trong khi có sự bảo lưu hợp pháp của họ, không những không cố gắng để hiểu những quan điểm khác của người khác, mà quan trọng nhất là có nguy cơ chèo không đồng bộ trong con tàu của thánh Phêrô. Giáo hoàng, cùng với các cộng sự của mình, đã làm, đang làm và sẽ làm, tất cả những gì có thể, để gần với Giáo hội ở Trung Quốc.

Cuối cùng, Đức Hồng Y Filoni nói: "Như chúng ta đã biết, người Trung Quốc thích hình ảnh. Để hoàn tất suy nghĩ của mình, tôi muốn đưa cho họ thêm một điều nữa: Để tạo sự ổn định cho giá ba chân, cần có ba chân đỡ. Một giá ba chân trên thực tế không dựa trên hai chân, nghĩa là sự sắp xếp giữa Tòa thánh và chính phủ Trung quốc. Cần có sự hỗ trợ thứ ba, cụ thể là sự tham gia và đóng góp của các tín hữu ở Trung Quốc, cũng như của cộng đồng Công giáo ở bên ngoài. Chỉ với sự đóng góp của tất cả, Giáo hội ngày mai mới có thể được xây dựng, trong khi tôn trọng các quyền tự do, cũng là thuộc phần của Chính quyền dân sự, sau sáu mươi năm đau khổ, chia rẽ và hiểu lầm trong cộng đồng Công giáo. Do đó, Giáo hội cần sự tham gia tự do và hiệu quả của tất cả mọi người để xây dựng sự hòa hợp dân sự, xã hội và tôn giáo, cũng như cho việc loan báo Tin Mừng.


  • Bùi Đức Thái dịch    -

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC