Sự khác biệt về văn hóa giữa hai thế hệ
![aaa aaa](/images/file/zWCeJ3vT3AgBAOlJ/w600/aaa.jpg)
Sự khác biệt về văn hóa giữa hai thế hệ liền nhau ngày càng lớn. Cách con cái quan niệm, nhìn vấn đề, suy nghĩ và hành động khác với cha mẹ mình ngày càng nhiều. Đó là thảm trạng trong các gia đình trên thế giới, nhất là các gia đình Việt Nam tại Mỹ.
Cha mẹ cỡ 50 tuổi trở lên thường sống và được giáo dục tại Việt Nam theo nền văn hóa của Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, Phật giáo, và các triết gia Đông phương. Còn con cái sinh ra ở Mỹ, được giáo dục tại Mỹ, giao tiếp nhiều với bạn bè người Mỹ, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Mỹ, có nhiều khác biệt với nền văn hóa của Việt Nam.
Trong cách sống đạo, thế hệ cha mẹ có thể chấp nhận dễ dàng lời dạy dỗ của các linh mục, giám mục, vì họ được giáo dục từ nhỏ là phải coi trọng các vị ấy, lời dạy của các vị được coi là chân lý, không cần phải suy xét lại. Nhưng thế hệ trẻ chịu ảnh hưởng của khoa học thực nghiệm, chúng không dễ dàng tin những điều mà chúng chưa thấy hợp lý. Hiện nay, tình trạng giới trẻ bỏ lễ Chúa nhật tại Hoa Kỳ ngày càng nhiều. Chúng không thể nào tin nổi làm sao mà bỏ lễ Chúa nhật lại có thể là tội nặng, mà hậu quả là sẽ sa hỏa ngục được! Chẳng lẽ Thiên Chúa nhân lành yêu thương chúng hơn cả cha mẹ chúng (như giáo lý công giáo dạy chúng) lại có thể tàn ác quá sức như vậy?
Sự khác biệt về văn hóa, về cách nhìn vấn đề, về cách quan niệm giữa hai thế hệ liền nhau nhưng lại sống chung trong một môi trường chật hẹp như gia đình, có thể phát sinh nhiều xung đột về tư tưởng, về cách hành động. Sự xung đột tư tưởng ấy có thể gây nên những bất hòa giữa cha mẹ và con cái, nhất là khi cha mẹ cứ bắt ép con cái phải suy nghĩ giống như mình, vì lo ngại cho số phận đời sau của chúng, vì ý thức trách nhiệm nặng nề của cha mẹ trước mặt Thiên Chúa là phải giáo dục con cái về mặt tôn giáo cho tử tế.
Nếu cha mẹ không thức thời mà cứ luôn luôn cho rằng mình đúng, suy nghĩ khác với mình là sai, để rồi quá lo lắng về phần hồn cho con cái mình, thì sẽ rất bất lợi cho tình cảm giữa mình với con cái, và sẽ làm con cái ngày càng xa lánh mình. Một khi tình cảm và sự thông cảm giữa cha mẹ và con cái nhạt nhòa, chúng không còn dễ dàng nhận sự chỉ bảo, hướng dẫn của mình. Vì thế, cha mẹ phải rất khôn ngoan, khéo léo trong cách chỉ bảo hướng dẫn con cái mình, không thể cứ dùng quyền của cha mẹ mà áp đặt.
![aaa aaa](/images/file/9JsIq3nT3AgBAJgM/w393/aaa.jpg)
Nếu cha mẹ không thức thời mà cứ luôn luôn cho rằng mình đúng, suy nghĩ khác với mình là sai, để rồi quá lo lắng về phần hồn cho con cái mình, thì sẽ rất bất lợi cho tình cảm giữa mình với con cái, và sẽ làm con cái ngày càng xa lánh mình. Một khi tình cảm và sự thông cảm giữa cha mẹ và con cái nhạt nhòa, chúng không còn dễ dàng nhận sự chỉ bảo, hướng dẫn của mình. Vì thế, cha mẹ phải rất khôn ngoan, khéo léo trong cách chỉ bảo hướng dẫn con cái mình, không thể cứ dùng quyền của cha mẹ mà áp đặt.
![aaa aaa](/images/file/9JsIq3nT3AgBAJgM/w393/aaa.jpg)
Sưu Tầm
Gửi ý kiến của bạn