Năm Lí Do Để Giáo Hội Chống Cộng Sản

23/12/201711:19 CH(Xem: 2936)
Năm Lí Do Để Giáo Hội Chống Cộng Sản

Năm Lí Do Để Giáo Hội Chống Cộng Sản

20

 

Theo  www.ChurchPOP.com

đăng ngày 28. 11. 2016, được CNA (tiếng Đức) đăng lại ngày 20.10.2017


Phạm Hồng Lam dịch 

 

"Các Anh Em đáng kính, Anh Em hãy làm sao để các tín hữu của mình đừng rơi vào lầm lạc!“ – Giáo tông Pi-ô XI. đã cảnh giác các giám mục như thế trong tông huấn Divini Redemptoris năm 1937 của mình.

 

"Chủ Nghĩa Cộng sản tự bản chất là xấu, và ta không được phép cộng tác với nó trên bất cứ một lãnh vực nào, nếu muốn giữ gìn nền văn hoá ki-tô giáo. Và nếu có những kẻ lầm lạc đã giúp cho Cộng Sản chiến thắng trên đất nước mình, thì chính những người đó sẽ là những nạn nhân đầu tiên cho sự lầm lẫn của họ.“

 

Với những lời đó, giáo tông Pi-ô XI. lập lại một lần nữa những gì Giáo Hội đã nói về Chủ Nghĩa Cộng Sản từ thế kỉ thứ 19: Chủ nghĩa này dạy điều sai lầm, gây tác hại cho những gì tốt đẹp của trật tự xã hội và nó không dung hợp với Ki-tô Giáo.

Sau đây là năm lí do trong một chuỗi lí do cho biết, tại sao Giáo Hội chống lại Chủ Nghĩa Cộng sản:

 

1) Tư hữu là một nhân quyền tự nhiên

 

Tư hữu không phải là một sản phẩm do xã hội tạo ra và có thể dẹp bỏ tuỳ ý. Song nó là một phần của trật tự xã hội tự nhiên và cần thiết cho một xã hội lành mạnh và công bằng.

Tư hữu là hoa trái của lao động và nó giữ cho con người có được phẩm giá, bởi nhờ nó mà „mỗi cá nhân và gia đình họ có được một không gian bắt buộc phải có, để họ tổ chức một cách trách nhiệm cuộc sống cá nhân“, vì thế tư hữu „là thành phần quan trọng của một chính sách kinh tế mang tính xã hội và dân chủ đích thực và là yếu tố bảo đảm cho một trật tự xã hội công bằng“ – sách Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo đã viết như thế nơi đoạn 176.

Trong tông thư Rerum Novarum giáo tông Lê-ô XIII. đã cảnh giác rõ ràng từ năm 1891:

Họ (người cộng sản) bảo, với việc chuyển dịch mọi sở hữu tư nhân vào tay tập thể người ta có thể loại trừ được mọi thứ bất cập; chỉ cần phân chia một lần mà thôi tài sản và các lợi thế của nó ra đồng đều cho mọi người dân. Nhưng chủ trương đó không thể nào giải quyết được vấn đề; trái lại nó gây thương tổn cho chính các tầng lớp lao động; hơn nữa nó rất là bất công, khi nó trấn lột của cải chính đáng của những người sở hữu, rốt cuộc nó đi ngược lại nhiệm vụ của nhà nước.

Cuối cùng nó dẫn tới những tình trạng rối loạn – như lời cảnh giác quả đúng là tiên tri của Giáo Tông.

 

2) Chủ Nghĩa Cộng Sản đi ngược lại nguyên tắc Phụ Đới (Subsidiarität)

 

Cộng sản đặt toàn xã hội dưới một sự kiểm soát tập trung. Điều này đi ngược với một nguyên tắc quan trọng của Học Thuyết xã Hội Công Giáo: nguyên tắc Phụ Đới hay Bổ Trợ (bổ túc và hỗ trợ).

Nguyên tắc này có nghĩa là gì? Giáo tông Pi-ô X. giải thích trong tông thư Quadragesimo Anno: Đó là „một nguyên tắc triết học xã hội vô cùng nền tảng“: Không ai được phép lấy đi những gì do một cá nhân làm ra do sáng kiến và và công sức của họ, để trao cho xã hội; cũng vậy, các tổ chức lớn hơn và ở cấp cao hơn không được phép đòi hỏi cho mình những gì do các tổ chức nhỏ hơn và ở cấp thấp hơn làm ra một cách tốt đẹp; cả hai điều này đều đi ngược lại công bẳng, chúng tạo ra thiệt thòi khắp nơi và làm đảo lộn trật tự xã hội. Theo khái niệm và tự bản chất, mỗi công việc xã hội đều mang tính cách bổ trợ; nó nhằm nâng dỡ các thành tố của cơ thể xã hội, chứ không bao giờ được phép phá vỡ hoặc thâu tóm các thánh tố đó.

 

3) Bách hại Giáo Hội

 

Vì không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản, thay vào đó tin vào Thiên Chúa và – chiếu theo giáo huấn cũng như lí đương nhiên của mình - là một quyền uy nằm ngoài sự kiểm soát của một chính quyền cộng sản, nên Giáo Hội thường bị đàn áp trong các nước cộng sản. Chỉ riêng ở Liên-xô đã có khoảng hàng triệu tín hữu bị giết hại.

Vì Giáo Hội do Thiên Chúa lập ra để cứu rỗi thế giới, nên việc bách hại Giáo Hội tự bản chất đương nhiên là một hành vi xấu.

 

4) Vô thần

 

Cộng Sản không chấp nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa và tìm cách xây dựng một xã hội hoàn toàn vô thần. Một chủ trương như thế không sớm thì muộn sẽ thất bại, sẽ đưa tới bất công và phá hoại – như lịch sử đã nhiều lần minh chứng rõ ràng.

 

5) Đấu tranh giai cấp là điều sai và có thể tránh được

 

Đấu tranh giai cấp khích động hận thù tội ác và nó tiến hành theo khuôn mẫu „Ta đối địch với những kẻ khác“. Nhưng con người, dù thuộc thành phần nào, cũng cần chung tay làm việc trong tình liên đới và bác ái.

"Một lầm lẫn căn bản trong việc giải quyết vấn đề xã hội“, theo giáo tông Lê-ô XIII. trong Rerum Novarum, "là việc trình bày tương quan mâu thuẫn giữa thành phần có của với thành phần lao động không có của như là một sự đối kháng bất dung thứ và đối kháng này đương nhiên dẫn tới đấu tranh. Điều hoàn toàn ngược lại mới đúng. […] Người này phải cần tới người kia. Không lao động làm sao có được tư bản, và cũng không thể lao động, nếu không có tư bản. Ở đâu cũng vậy, sự hoà hợp là điều kiện tiên quyết cho cái đẹp và ổn định; trái lại đấu tranh liên lỉ là đầu mối của hoang dã và rối loạn“.  (19)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC