Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (175)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyễn Chính Kết
Mới nhất
A-Z
Z-A
Bài học Lễ Hiển Linh
01/01/2025
9:28 CH
Theo sách Công Vụ Tông đồ (Cv 15:1), những người theo đạo Do Thái thời ấy quan niệm chỉ có những người theo đạo Do Thái, nghĩa là có chịu phép cắt bì mới được cứu rỗi. Ngày nay, nhiều người Kitô hữu cũng có quan niệm tương tự như thế. Nhưng tinh thần của bài Tin Mừng hôm nay mạc khải một sự thật hoàn toàn ngược lại quan niệm ấy. Những người đi tìm và gặp được Đấng Cứu Thế hài nhi không phải là những người đạo Do Thái thông thạo Kinh Thánh, mà là người ngoại đao không có Kinh Thánh.
Tình yêu và luật lệ, cái nào quan trọng hơn
01/01/2025
8:29 CH
Trong bài Tin Mừng (Ga 9:1-41) về việc Đức Giêsu làm sáng mắt một người mù bẩm sinh vào ngày sabát, ta thấy hai não trạng hay hai cung cách giữ đạo khác nhau giữa Đức Giêsu và người Pharisêu. Một đằng nhìn thấy con người để yêu thương, và còn một đằng chỉ nhìn thấy lề luật, nguyên tắc để tuân giữ. Nghĩa là một đằng quan trọng hóa con người, còn một đằng quan trọng hóa lề luật. Đó cũng là hai cách sống đạo của người Kitô hữu trong mọi thời. Cách nào hợp với ý của Thiên Chúa?
Nếu ta sống tại Do Thái vào thời Chúa Giêsu
23/12/2024
10:49 CH
Giả như ta là người Do Thái sống vào thời Đức Giêsu, hay giả như ta là những tư tế, những kinh sư, luật sĩ thông thạo và giảng dạy Kinh Thánh thời ấy, thì liệu chúng ta có nhận ra Ngài là Đấng Cứu Thế không? Ta có hành động khác với những tư tế, kinh sư, luật sĩ thời ấy không? Và liệu khi Đức Giêsu đến lần thứ hai như kẻ trộm, và đến ngay vào thời chúng ta sống đây, ta có nhận ra Ngài không? Hay ta cũng phản ứng như những vị lãnh đạo tôn giáo thời ấy?
Suy tư về sự giáng sinh của Chúa Giêsu
23/12/2024
10:01 CH
Bài Tin Mừng mô tả cảnh Đức Giêsu sinh ra tại Bê Lem cho thấy Ngài cũng gặp biết bao nghịch cảnh như chúng ta, có thể hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ và khi vừa mới sinh ra. Điều đó phải khiến chúng ta suy nghĩ: tại sao Thiên Chúa lại để Con yêu quý của Ngài phải sinh ra trong nhục nhã, nghèo hèn như vậy? Sao Ngài không để Đức Giêsu sinh ra trong cung điện của một vị vua chúa? Phải chăng nhục nhã, nghèo hèn và đau khổ có giá trị và cần thiết?
Phát huy tinh thần làm chủ của người giáo dân
21/12/2024
8:47 CH
Điều quan trọng nhất và trước tiên của người Kitô hữu là mỗi người phải sống đúng tinh thần của người Kitô hữu. Sống tinh thần Kitô hữu là thực hiện ba chức năng mà người Kitô hữu đã lãnh nhận từ Đức Kitô ngày chịu phép rửa tội. Ba chức năng đó thường được gọi là vương đế, tư tế, ngôn sứ, hay nói cách khác là làm chủ, làm lễ và làm chứng.
Yêu thương phải được thể hiện thành hành động
17/12/2024
3:33 CH
Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra, chứ không giữ kín bên trong. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động, không phải là một tình yêu đích thực. Tương tự như lời thánh Giacôbê: «Đức tin không có việc làm là đức tin chết» (Gc 2:26). Cũng vậy, tình yêu không việc làm, không được biểu lộ là tình yêu chết. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Hội nhập văn hóa theo chiều dọc
12/12/2024
2:51 CH
Thế giới có nhiều dân tộc khác nhau, với những ngôn ngữ và những nền văn hóa khác nhau. Muốn đem Tin Mừng cứu rỗi đến cho các dân tộc khác với dân tộc của mình, mình phải diễn tả Tin Mừng ấy bằng ngôn ngữ của họ, và trình bày Tin Mừng ấy theo cung cách văn hóa của họ. Ngày nay, nền văn hóa giữa các dân tộc không còn khác biệt quá xa như xưa, nhưng lại có sự khác biệt về quan niệm, cách suy tư giữa thế hệ cha với thế hệ con. Việc phúc âm hóa của thế hệ cha cho thế hệ con cũng phải biết thích ứng với quan niệm và cách suy tư của thế hệ con. Đó chính là HỘI NHẬP VĂN HÓA THEO CHIỀU DỌC.
Thành thật, công bằng và yêu thương là nền tảng của đạo đức
08/12/2024
9:09 SA
Mọi Kitô hữu đều được mời gọi trở nên thánh thiện, đạo đức, hoàn hảo. Sự thánh thiện, đạo đức, hoàn hảo Kitô giáo được xây dựng trên nền tảng nào? Đức Giêsu đã trả lời câu hỏi này trong câu Tin Mừng Mátthêu 23:23 b: «Những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công bằng, nhân ái và chân thật». Lòng đạo không xây dựng trên nền tảng ấy không phải là lòng đạo thật, sự thánh thiện mà thiếu bất kỳ tính chất nào trong 3 yếu tố nền tảng ấy đều không phải là thánh thiện thật.
Cầu nguyện và hành động
07/12/2024
10:43 CH
Trong đời sống Ki-tô giáo, việc cầu nguyện là việc không thể thiếu được. Có thể nói, người Ki-tô hữu nào không cầu nguyện, thì không phải là Ki-tô hữu đích thực. Cầu nguyện là kết hợp với Chúa, nguồn sức mạnh, nguồn hạnh phúc, nguồn ân sủng. Trong Tông thư Sứ vụ Đấng Cứu Thế, Đức Gioan-Phaolô II đã xác nhận: tương lai của Giáo Hội, của công cuộc truyền giáo, tùy thuộc phần lớn vào việc cầu nguyện hay chiêm niệm.
Làm sao cầu nguyện cho hữu hiệu?
07/12/2024
6:24 CH
Một đứa con chỉ biết xin và năn nỉ cha mẹ ban cho nó đủ thứ nó cần, nó muốn, nhưng không hề quan tâm xem cha mẹ có muốn gì hay cần gì nơi nó không. Nó nhờ cha mẹ làm đủ thứ thì được, nhưng khi cha mẹ nhờ nó làm điều gì thì nó làm lơ. Ta nghĩ sao về người con ấy? --- Liệu đó có phải chính là thái độ của ta đối với Thiên Chúa không? Đó có phải là thái độ của ta khi ta cầu nguyện không?
Quay lại