Theo Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, mọi người người Kitô hữu đều được kêu gọi làm chứng cho Thiên Chúa, cho Chân lý, cho Công lý giữa xã hội loài người. Để thực hiện lời kêu gọi ấy, người Kitô hữu cần ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội mình đang sống. Không thể thực hiện lời kêu gọi ấy khi mình chỉ biết sống đạo trong nhà thờ, ra khỏi nhà thờ để sống giữa xã hội thì… không cần quan tâm tới những nhu cầu của xã hội nữa.
Trước tình trạng bất công, áp bức, tội ác tràn lan trong xã hội mà tôi không cảm thấy phẫn nộ đối với những kẻ gây nên tình trạng ấy thì... tôi là hạng người gì? Thấy anh em của mình bị kẻ có quyền hiếp đáp mà tôi không can thiệp hay lên tiếng bênh vực, thì... tôi là loại người gì? Tôi có phải là người theo Đức Giêsu không?
Khi thấy trước mắt đồng bào mình bị áp bức, xã hội đầy bất công, nhân quyền bị chà đạp, Giáo Hội bị hạn chế tự do tôn giáo, thì lương tâm và tình yêu Kitô giáo thúc đẩy người Công giáo, nhất là hàng giáo sĩ, phải làm một cái gì. Nhưng làm theo đòi hỏi của tình yêu và lương tâm trong trường hợp này thì ít nhiều gì cũng liên quan đến chính trị. Trong hàng ngũ người Công giáo, có dư luận nói rằng người công giáo – nhất là giới giáo sĩ – không được làm chính trị. Dư luận này khiến lương tâm của nhiều người bị xung đột giữa một đằng là đòi hỏi của tình yêu, đằng khác là luật của Giáo Hội. Có thật là luật Giáo Hội cấm người Công giáo, nhất là các tu sĩ, không được làm chính trị không? Thiết tưởng cần phải làm rõ luồng dư luận ấy có đúng không.
Con người có nhu cầu về tâm linh, tinh thần và cả thể chất. Quan tâm đến những nhu cầu thể chất là bước đầu tiên để biểu lộ tình yêu thương của mình đến những người mà mình muốn đem Chúa đến với họ. Biểu lộ tình yêu thương của mình là điều kiện quan trọng để người khác quan tâm đến sứ điệp mà ta muốn nói với họ.
Trong một chế độ độc tài, có rất nhiều người phục vụ cho chế độ ấy, không phải vì họ đồng ý hay ủng hộ chế độ ấy, mà vì sống dưới quyền lực của chế độ, họ bất đắc dĩ phải tuân hành những mệnh lệnh trái với lương tri và lương tâm họ. Họ không đủ cao thượng hay đủ can đảm và tính bất khuất để bất tuân hay chống lại những mệnh lệnh bất nhân của chế độ. Họ cũng phải vì nồi cơm, vì sự sống, vì sự an toàn của gia đình họ, mà họ phải chấp nhận sống trái ngược với lương tâm của họ. Họ đáng thương nhiều hơn đáng kết án.
Hiện nay, rất nhiều Kitô hữu hiểu không đúng về Đức Vâng Phục. Họ hiểu lầm rằng hễ bề trên bảo gì hay ra lệnh gì thì cứ làm theo, mà không hề xét xem lệnh đó có hợp với thánh ý Thiên Chúa hay không. Họ không biết rằng mục đích của Đức Vâng Phục là thánh ý của Thiên Chúa được thực hiện, chứ không phải là ý của bất kỳ một ai khác, cho dù là ý muốn của bề trên.
GM Nguyễn Thái Hợp. Trích vnqvn.blogspot.de Trong bối cảnh toàn cầu hoá và kinh tế tự do hiện nay, nguyên tắc bổ trợ đang trở thành một quan niệm thời thượng và thực sự đã đóng góp
Dân Chủ cho Việt Nam trong khung cảnh văn hoá hôm nay Nguyễn Đăng Trúc. Trong bối cảnh xã hội của Việt Nam hôm nay chúng ta chứng kiến một số hiện tượng nghịch thường: Các định chế
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.