Công Đồng Vatican II bế mạc năm 1965. Sau đó, các Kitô hữu trong nhiều quốc gia trên địa cầu bắt đầu hưởng ứng việc hội nhập sứ điệp Tin Mừng vào các nền văn hóa của dân tộc mình. Nói chung, các nhà thần học thuộc Thế Giới Thứ Ba - thế giới của những dân tộc bị áp bức, nghèo, kém phát triển - đã hưởng ứng rất tích cực tinh thần hội nhập văn hóa của Công Đồng Vatican II.
Có những người không phải Kitô hữu, thậm chí không theo tôn giáo nào cả, nhưng họ sống theo lương tâm, hoặc theo giáo huấn một vị giáo chủ nào đó, thì trong nhiều trường hợp, đời sống của họ phần nào rất phù hợp với giáo huấn của Đức Giêsu.
Hơn bao giờ hết, Giáo Hội và xã hội hôm nay đang nỗ lực đề cao vai trò phụ nữ, và đang cố gắng xóa bỏ những hố cách biệt giữa người nam và người nữ trong các sinh hoạt đạo cũng như đời. Đây là một trong những đề tài sôi nổi và nóng bỏng: «vai trò của phụ nữ», nhất là đề tài phụ nữ đòi quyền làm Linh Mục.
Ngày 8 tháng 3 hàng năm là ngày Phụ Nữ Quốc tế, để tôn vinh những đóng góp của phụ nữ trên toàn thế giới và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Nhân ngày này, thiết tưởng người Kitô hữu nên tìm hiểu quan niệm về phụ nữ của Giáo Hội và vai trò của người nữ trong Giáo Hội và tôn giáo.
Để loan báo Tin Mừng có hiệu quả, cần phải loan báo có kế hoạch, có phương pháp và nghệ thuật. Muốn thế, một trong những vấn đề quan trọng nhất phải làm là mềm dẻo và khéo léo thích ứng cách rao truyền sứ điệp Kitô giáo với đối tượng và hoàn cảnh, đồng thời hội nhập sứ điệp Kitô giáo vào môi trường văn hóa của từng dân tộc mà mình muốn phúc âm hóa.
Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của Ngài. Bất kỳ hình ảnh nào, nếu có khả năng tư duy, suy nghĩ, chắc chắn nó sẽ mong ước được trở nên người mà nó là hình ảnh, nhất là khi người ấy hoàn toàn tốt lành, tuyệt vời, đẹp đẽ. Mà Thiên Chúa chính là CHÂN, THIỆN, MỸ TUYỆT ĐỐI, và con người là thứ «hình ảnh biết suy nghĩ», nên tự bản chất thâm sâu, con người luôn luôn có khát vọng về Thiên Chúa, Đấng đã dự nên mình theo hình ảnh của Ngài.
Là người Kitô hữu châu Á, ý thức trách nhiệm loan báo và làm chứng cho Tin Mừng, ta hãy tìm hiểu: Kitô giáo đã phát triển như thế nào tại Châu Á của chúng ta? Việc Phúc âm hóa tại Châu Á đã thành công hay thất bại? Chúng ta có thể rút ra được những kết luận nào ích lợi cho công cuộc Phúc âm hóa môi trường chúng ta sống?
Hiện nay, thường xuất hiện trên email có những người vì lòng nhiệt thành truyền giáo, đã truyền giáo bằng cách nói các tôn giáo bạn là tà giáo, là do ma quỷ tạo lập, và cho rằng họ sẽ bị Thiên Chúa phạt bằng hình phạt hỏa ngục, v.v... Truyền giáo kiểu này hoàn toàn không hợp với tinh thần của Giáo Hội. Bên Tin Lành cũng có những người truyền đạo cũng có những hành động quá khích tương tự... Bài viết của Mục sư Huỳnh Quốc Bình thiết tưởng cũng ích lợi cho những người truyền đạo kiểu ấy.
Đối với Giáo Hội, việc thích ứng rất quan trọng trong đời sống nội bộ của Giáo Hội, trong tương quan giữa Giáo Hội và thế giới, trong việc hướng dẫn và Phúc âm hóa thế giới. Tinh thần thích ứng là điều kiện sống còn và phát triển của Giáo Hội. Trước tình trạng số người Kitô hữu ngày càng suy giảm tại châu Âu, và trong tương lai có thể tại châu Á và các châu khác, chúng ta nên đặt lại vấn đề thích ứng. Phải chăng vì thiếu thích ứng mà Giáo Hội hiện nay chậm phát triển hay ngưng phát triển?
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.