Cờ bạc dẫn đến tình trạng nghèo, ai cũng biết. Nhưng cờ bạc cộng thêm cái nghèo sẽ dẫn tình trạng thảm thương hơn cái nghèo rất nhiều. Nghĩa là đã nghèo vì cờ bạc, đã hết tiền vì cờ bạc, mà vẫn tiếp tục cờ bạc thì… tai họa sẽ đến một cách không ngờ trước được. Điều lạ thường là cờ bạc quyến rũ đến nỗi kẻ đã dấn thân vào vòng cờ bạc thì khó lòng ra khỏi. Vì thế, người khôn ngoan không bao giờ để cờ bạc quyến rũ.
Trong Tin Mừng, có những câu chuyện làm chúng ta phải suy nghĩ và thay đổi trong cách nhìn và đánh giá người, chẳng hạn chuyện 2 người vào đền thờ cầu nguyện (Lc 18:9-14), chuyện người Samari nhân hậu (Lc 10:29-37), và cả câu chuyện này nữa. Qua đó, chúng ta dễ hiểu lời của Chúa Giêsu nói với «các thượng tế và kỳ mục trong dân» (Mt 21:23) rằng «Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông» (Mt 21:31).
Sau 1954 đến 1975, Miền Bắc dưới chế độ độc tài, đã thua kém rất xa Miền Nam Việt Nam dưới chế độ tự do. Sau 1975 đến nay, dưới chế độ cộng sản, cả Việt Nam ngày càng thua kém các quốc gia chung quanh mà trước 1975 đã thua Miền Nam Việt Nam. Vậy thì chúng ta cần phải nhìn lại để biết chế độ nào mới làm cho đất nước tiến lên. Thiết tưởng những người lãnh đạo Việt Nam cần phải nhìn lại.
Sự khác biệt về văn hóa giữa hai thế hệ
Sự khác biệt về văn hóa giữa hai thế hệ liền nhau ngày càng lớn. Cách con cái quan niệm, nhìn vấn đề, suy nghĩ và hành động khác với cha mẹ mình ngày càng nhiều. Đó là thảm trạng trong các gia đình trên thế giới, nhất là các gia đình Việt Nam tại Mỹ.
Những người điếc, ngọng, câm thể chất, họ chiếm một tỉ lệ thấp trong xã hội, nhưng tỉ lệ những người điếc, ngọng, câm về tinh thần và tâm linh trong xã hội và Giáo Hội có lẽ không nhỏ. Điếc, ngọng, câm về tinh thần và tâm linh nghĩa là gì? Đó là bệnh cá nhân hay xã hội? một xã hội hay giáo hội có thể bị điếc và ngọng không?
Nhẫn nhịn quá thành nhu nhược. Nhẫn nhịn là đức tính của người quân tử, còn nhu nhược không phải là một đức tính mà là một khuyết điểm. Nhưng nhẫn nhịn đến mức nào thì hóa thành nhu nhược? Làm sao xác định được ranh giới giữa nhẫn nhịn và nhu nhược? Đó là một câu hỏi khó trả lời, dường như nó tùy phán đoán của mỗi người
Xã hội được cấu tạo bởi con người, nên nền tảng của xã hội là con người. Con người và xã hội luôn luôn đi đôi và gắn liền với nhau, không thể tách con người khỏi xã hội, cũng như không thể tách xã hội khỏi con người. Người điều hành xã hội không chỉ nhắm làm xã hội phát triển, giàu mạnh, mà còn phải nhắm làm cho mọi người và từng người trong xã hội đó được thật sự hạnh phúc.
Trong cuộc sống, có thời điểm mà chúng ta bị người khác khinh thường, bị chà đạp nhân phẩm một cách vô duyên vô cớ. Phản kháng lại một cách gay gắt là bản năng của chúng ta, nhưng hành xử như thế sẽ khiến tình trạng càng thêm tệ hại hơn. Nếu không phản kháng theo bản năng, mà hành động với tâm thái khoan dung độ lượng thì có thể làm thay đổi kẻ khinh thường mình trở nên nể trọng mình hơn.
Đây là câu chuyện của một đứa trẻ bụi đời tại Hoa Kỳ, có bố là lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam, nhưng mồ côi bố từ nhỏ vì bố bị đụng xe tử nạn sau khi đưa cả gia đình về Hoa Kỳ. Mẹ nó đi lấy chồng khác khiến nó không thích sống với bố ghẻ nên nó chấp nhận sống lang thang đầu đường xó chợ trên đất Hoa Kỳ. Nhờ được một phụ nữ Việt Nam chăm sóc, dậy dỗ nó như một người mẹ ruột, nên nó đã trở nên một con người hữu dụng.
Muốn thành công, muốn đem lại hạnh phúc cho con người trong xã hội, chúng ta, nhất là những người làm chính trị, cần tuân thủ những gì phù hợp với bản tính hay bản chất của con người, nghĩa là tôn trọng tính nhân bản.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.