Donald Trump sẽ xoay ngược chiến lược từ chính sách đối ngoại thất bại của Obama như thế nào.

22/01/20189:01 SA(Xem: 3231)
Donald Trump sẽ xoay ngược chiến lược từ chính sách đối ngoại thất bại của Obama như thế nào.

Donald Trump sẽ xoay ngược chiến lược từ chính sách đối ngoại thất bại của Obama như thế nào.


Có một số dấu hiệu hy vọng cho thấy chính quyền ông Trump sẽ theo đuổi các mục tiêu an ninh quốc gia có tính truyền thống hơn và ngưng việc đả phá các đồng minh bảo thủ.

Mike Gonzalez (The National Interest)
asia


Chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama được chú ý đến do các tin hàng đầu về những thỏa thuận  với các nước thù nghịch như Iran và Cuba, cùng với việc bỏ rơi các nhà bất đồng chính kiến tại đó và nhiều nơi khác. Nhưng thật ra, ẩn dưới tầm ra đa, nét đặc trưng của chính phủ Obama là việc thúc đẩy các dự án tiến bộ mà họ ưa thích, xem như là các ưu tiên an ninh quốc gia mới mẻ, và bắt nạt những thành phần họ cho là  “bảo thủ cay cú" chống lại họ, cho dù đó là các đồng minh có cam kết.


Sau cuộc thắng cử Tổng thống của ông Trump, có nhiều hy vọng rằng tất cả những điều này sẽ được đảo ngược, và thật thế, phần đầu tiên đã được thực hiện một cách ngoạn mục.


Trump đã yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ thực hiện những thay đổi sâu rộng đối với thỏa thuận hạt nhân mà người tiền nhiệm của ông đã ký kết với các lãnh tụ hồi giáo Iran, nếu không, ông thề sẽ xé bỏ thỏa thuận này. Ông cũng đặt để các giới hạn về trao đổi với các nhà độc tài Cộng sản Cuba. Nhóm bất đồng chính kiến ​​ở Cuba và Iran một lần nữa cảm thấy rằng Washington đã chống lưng cho họ. Từ Bắc Triều Tiên đến Venezuela và Syria, chủ trương xoa dịu, đặc tính của chính sách dưới thời Obama, đã chấm dứt.


Phần thứ hai thì  tiến hành ra sao? Có một số dấu hiệu rất nhiều hy vọng cho thấy chính quyền sẽ theo đuổi các mục tiêu an ninh quốc gia có tính truyền thống hơn và ngừng đả phá các đồng minh bảo thủ, nhưng việc đảo ngược hoàn toàn sự thúc đẩy trào lưu tiến bộ trên thế giới sẽ gặp khó khăn hơn vì các lý do về cơ cấu. Để ngăn chặn các dự án cổ động hôn nhân đồng giới, hoạt động xuống đường, phá thai, chủ nghĩa cực đoan về khí hậu, vv ..trong số các nước đồng minh sẽ cần phải có cải cách về các chương trình viện trợ hiện vẫn còn chưa thành hình.


Trước hết  hãy nói về các tin có lợi. Các chính phủ bảo thủ như của Thủ tướng Hungary Viktor Orban và của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda - hai kẻ bị ghét nhất trong Liên minh Châu Âu - có thể thở ra, hy vọng mình sẽ thoát khỏi  sự hăm he dọa nạt về ngoại giao  của thời đại Obama.


Báo hiệu sự thay đổi chiều hướng này, tuần trước Phó Tổng thống Pence  tweet rằng ông đã điện đàm với ông Mateusz Morawiecki, thủ tướng mới của Duda.  


Tại Trung và Đông Nam Châu Âu thì có một diễn biến khác, đó là việc ông Hoyt Brian Yee từ chức phó trợ lý bộ trưởng tại Văn phòng Châu Âu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Mặc dù mang danh là phó trợ lý, chức vụ này thường không có ảnh hưởng to lớn, nhưng khoảng trống quyền lực  tồn tại ở Bộ ngoại giao trong phần lớn của năm 2017 đã giúp Yee theo đuổi các chính sách mà các nhà lãnh đạo bảo thủ ở những quốc gia này cho là có thành kiến đối với họ.


Nhưng đang có thay đổi tại Bộ ngoại Giao. Trong một bản giác thư bị rò rỉ của Brian Hook, giám đốc về hoạch định chính sách của Ngoại trưởng Rex Tillerson, một kế hoạch xoay chiều sắp tới đã được ghi nhận như thế này:

Một tôn chỉ hữu ích cho một chính sách đối ngoại thực tế và thành công là việc đối xử khác biệt và tốt hơn với các đồng minh so với các đối thủ. Nếu không, chúng ta sẽ phải đương  đầu với nhiều đối thủ hơn và ít đồng minh hơn. Tình thế nan giải cổ điển khi phải cân nhắc giữa lý tưởng và lợi ích thường xảy ra đối với các đồng minh của Mỹ. Đối với các đối thủ cạnh tranh của chúng ta, có rất ít tình huống khó xử như thế. Chúng ta không tìm cách củng cố những kẻ thù của Mỹ ở nước ngoài; mà chúng ta tìm cách làm áp lực, cạnh tranh với họ và vượt trội họ. Vì lý do này, chúng ta nên coi nhân quyền là một vấn đề quan trọng trong các tương quan của Mỹ với Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên và Iran. Và điều này không chỉ vì sự quan tâm về đạo đức đối với thực tiễn bên trong các quốc gia đó, mà  cũng bởi vì việc gây áp lực với các chế độ này về nhân quyền là một cách để áp đặt chi phí, sử dụng các áp lực phản hồi, và lấy lại thế chủ động từ các nước này một cách có chiến lược.


Tất cả những điều này thật quá khác lạ so với thói quen cứ thế mà làm trong chín năm qua. Trong thời đại Obama, đại sứ của chúng ta tại Warsaw đã ra sức chỉ trích chính phủ bảo thủ Ba Lan, cô lập các quan chức nước này. Trong nhiều năm nay, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã cổ động hôn nhân đồng giới, gây khó chịu cho nhiều người trong đảng ủng hộ thiên Chúa Giáo PiS của ông Duda.

Trợ lý Ngoại trưởng Âu Châu của Obama, Victoria Nuland, có lần đã phát biểu rằng " việc thoái bộ  dân chủ và tham nhũng là các căn bệnh ung thư song sinh " đã tạo ra "những hố hốc sâu bọ phá hoại an ninh quốc gia của họ", khi ông này gay gắt chỉ trích Hungary, là một đồng minh trong khối NATO.


Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó đã tiết lộ tại một buổi lễ do Tổ chức nghiên cứu về Di sản (The Heritage Foundation) tổ chức vào năm ngoái, rằng trong một cuộc họp vào năm 2014, Nuland đã "ném" cho ông một mảnh giấy với một danh sách các yêu cầu mà chính phủ Orban phải thỏa thuận trước khi chính quyền Mỹ chính thức gặp chính quyền Hungary . Trong đó, theo Szijjártó, là những yêu cầu có tính xâm phạm như việc  đòi hỏi  nước đồng minh Mỹ này phải thay đổi hiến pháp và các luật về truyền thông, bầu cử, quy định của các nhà thờ và các tòa án hiến pháp.


"Nulandism" (chủ thuyết của Nuland), như đã ví, sẽ bị đảo ngược với Hookism (chủ thuyết của Hook). Nhưng đối với một số, như đảng VMRO bảo thủ và thân Mỹ của Macedonia, thì đã quá muộn. Họ đã bị gạt ra khỏi chính phủ sau khi sứ quán của chúng ta can thiệp vào. Nhưng Hoa Kỳ vẫn có thể giúp bằng cách thay thế Đại sứ Hoa Kỳ tại Skojpe, người mà thành phần bảo thủ tại đó cáo buộc rằng đã ủng hộ một chủ nghĩa thế tục không tôn giáo và việc xói mòn bản sắc của người Macedonia.

Tuy nhiên, đòi hỏi tất cả các sứ quán ngưng việc thúc đẩy một nghị trình tiến bộ mà thường cô lập những thành viên bảo thủ nhất - và thân Mỹ theo truyền thống - sẽ khó khăn hơn. Thông thường những hỗ trợ như vậy liên quan đến các tổ chức phi chính phủ nước ngoài mà ngoài sự trợ giúp chính thức này còn nhận được viện trợ từ mạng lưới tiến bộ của George Soros hoạt động ở 140 quốc gia trên thế giới.


Chiến lược An ninh Quốc gia được chính quyền Trump công bố gần đây nhấn mạnh tới những vấn đề thực sự quan trọng đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, đưa ra hy vọng rằng chính sách đối ngoại sẽ không còn là việc buộc thế giới phải tuân thủ chính sách của các nhà tài trợ tiến bộ kếch xù như George Soros và Tom Steyer.


Việc theo dõi hàng trăm đại sứ quán, lãnh sự và các quan chức của USAID, và xác định liệu họ có thực sự hỗ trợ các mục tiêu an ninh quốc gia của Hoa Kỳ hay không, không phải là công việc nhỏ. Điều này đòi hỏi một mức độ giám sát và thông sáng mà chỉ có thể đạt được nếu chính quyền   bổ nhiệm đủ số các nhân viên vào đúng vị trí, và những người này thật sự quan tâm đến các vấn đề quan trọng của an ninh quốc gia.


Càng thiết lập đầy đủ các tôn chỉ chính trị càng sớm bao nhiêu thì càng tốt hơn bấy nhiêu.


Mike Gonzalez là một thành viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Quốc tế Davis Institute của Tổ chức The Heritage Foundation

Phạm Thiên Phước diễn dịch






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC