Ai lập nên Giáo Hoàng Tập Cẩn Bình?

10/02/20187:51 SA(Xem: 3099)
Ai lập nên Giáo Hoàng Tập Cẩn Bình?

Ai lập nên Giáo Hoàng Tập Cẩn Bình?


Một thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc sắp xảy đến. Hàng triệu người Công giáo Trung Hoa nên sợ hãi.


By Mark Simon - The Wall Street Journal


cboYY_7vK008S6bVwa_J14zVVV8prq8ZUG6p6RJgrWvtphirU5bFvrzq8e4PQEvLxkCK2vxA8HD_Rrd0muGobSaeiK4qDbgoTuek7fVlNIMHYHyl9EMhG0RHbwtwXygZWHR4aQrS

Cardinal Joseph Zen of Hong Kong (L) celebrates a mass in Rome, May 31, 2006. PHOTO: PATRICK HERTZOG/AFP/GETTY IMAGES


Kể từ khi lá cờ đỏ trổi lên trên nền trời Trung Hoa vào năm 1949, người Công giáo Roma đã phải chịu đựng vì sự trung thành của họ đối với Đức Giáo Hoàng tại Rôma. Giờ đây chính Đức Thánh Cha đã trở thành một nguồn mối của sự hoạn nạn. Với lòng nhiệt tình của mình để đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc, Vatican đang dương cao những người bách hại lên trên những người bị bách hại.


Tập Cẩn Bình, một người cộng sản vô thần và cứng rắn, đã trở thành lãnh đạo của Trung Quốc vào năm 2012. Chính quyền Trung Quốc đã gia tăng vi phạm nhân quyền, kể cả tự do tôn giáo. Đây không phải là điều ngẫu nhiên. Vào năm 2016, Chủ Tịch Tập tuyên bố rằng tất cả các đảng viên phải là "những người vô thần theo chủ nghĩa Mác và không bao giờ được có niềm tin vào bất cứ tôn giáo nào." (1) Năm sau đó, trong một bài phát biểu nhấn mạnh đến sự thống trị của Đảng Cộng sản trong suốt cuộc sống của dân Trung Quốc, chính quyền sẽ làm việc để "Trung Quốc hóa (Hán hóa - Sinicize)" tôn giáo - một thuật ngữ cho việc toàn quyền kiểm soát niềm tin.


Trong bối cảnh này, vì một lý do nào đó, Đức Giáo hoàng Francis và các quan chức ngoại giao Vatican của ông nghĩ rằng bây giờ là thời điểm tốt để thương lượng với Bắc Kinh. Với quan điểm của ông Tập cho rằng tôn giáo thường chỉ là một sự che đậy cho các hoạt động chống chế độ, thật khó có thể thấy ông ta có thể chấp nhận bất cứ điều gì khác hơn là sự đầu hàng. Thật may mắn cho ông Tập, ĐGH Francis đang ngồi phía bên kia của bàn thương lượng.



Như tờ báo này (WSJ) đưa tin vào ngày 1 tháng 2, Đức giáo hoàng "đã quyết định chấp nhận tính hợp pháp của bảy giám mục Công giáo do chính quyền Trung Quốc chỉ định." Điều này có nghĩa là Đức giáo hoàng sẽ không còn toàn quyền kiểm soát các giám mục của mình nữa. Quyền quyết định được thay thế vào đó là các nhà chức trách vô thần, quyết tâm đàn áp tôn giáo, với vai trò của giáo hoàng trong việc chỉ định các giám mục bị giảm thiểu chỉ còn là việc chấp nhận hay phủ nhận sự lựa chọn của Đảng. Đức giáo hoàng hầu như không hưởng được gì từ các đối tác Trung Quốc, và ông còn bị chế giễu. Các bản tin đưa ra cáo buộc rằng ít nhất hai trong số bảy vị giám mục bị vạ tuyệt thông do Trung Quốc tuyển chọn, có những mối liên hệ với phụ nữ và thậm chí có cả nhiều người con.(2)


Điều này làm cho Đức Hồng Y Joseph Trần Nhật Quân khiếp sợ. Ngài sinh ra ở Thượng Hải năm 1932 và là giám mục của Hồng Kông từ năm 2002 đến năm 2009. Ngài có rất nhiều kinh nghiệm trực tiếp xung đột với những người cộng sản Trung Quốc. Ngài đã thương thảo việc phóng thích các linh mục và các giám mục bị bắt giam ở Trung Quốc, trong khi gây quỹ để giúp cho các gia đình bị bách hại. Ngài cũng bị theo dõi thường xuyên vì vai trò của mình trong phong trào dân chủ ở Hồng Kông. Rất ít người hiểu được bản chất thực sự của một chế độ cộng sản như ngài.


Cuối năm ngoái, Đức Hồng y đã nói với tôi về nỗ lực của Vatican nhằm bắt buộc hai vị giám mục tốt và thành tín phải nghỉ hưu để nhường chỗ cho những người do Bắc Kinh tuyển chọn. "Hãy tưởng tượng những gì mà người cộng sản đang suy nghĩ?" ngài hỏi. "Họ phải cười vào mặt chúng tôi." Tháng trước Đức Hồng Y Joseph đã bay đến Rome để trình lên giáo hoàng lời kêu gọi riêng của mình. Ngài đã bị phớt lờ.


Các thương lượng của giáo hoàng với các chế độ tương tự, đặc biệt là Cuba và Venezuela, không tạo được sự tín cậy. Có lẽ ông mơ ước trở thành vị giáo hoàng đầu tiên cử hành Thánh lễ tại quảng trường Thiên An Môn. Điều đó có lẽ sẽ tạo được một hình ảnh mạnh mẽ. Nhưng những người cầm quyền cứng rắn ở Bắc Kinh họ không ngây thơ. Họ ý thức rất sâu sắc về vai trò của Giáo Hội trong sự sụp đổ của chế độ cộng sản, đặc biệt là ở Ba Lan.


Bởi vì Vatican mong muốn có một thỏa thuận nhiều hơn là Bắc Kinh, Toà Thánh đã thương lượng từ một vị trí yếu. "Nếu Đức Thánh Cha hiến dâng đầy đủ, họ sẽ lấy hết, nhưng những người cộng sản sẽ không thí cho cái gì để đổi lại". Nếu có một thỏa thuận, chắc chắn nó sẽ là những đầu hàng đầu tiên của hàng loạt những đầu hàng. Có lẽ các Giáo hội ở Hồng Kông và Đài Loan sẽ tiếp nối theo đó.


Đức giáo hoàng và các nhà ngoại giao của ông có thực sự nghĩ rằng ông Tập chỉ đơn giản là chảy theo các chuyển động khi ông bắt giam các linh mục và các giám mục? Hãy xét kỹ Trung Quốc đang ở trong tình trạng phát triển quân sự, mở rộng kinh tế trị hàng tỷ đô la khắp châu Á và châu Phi và sự hồi sinh của hệ tư tưởng cộng sản hung hăng ở các nước này. Không ai hoài mong một nước Trung Quốc đang hồi phục sẽ tôn trọng một thỏa thuận với Vatican.


Thỏa thuận được đề xuất cũng làm tăng thêm sự chia rẽ trước đây. Người Công giáo ở Trung Hoa hiện đang thuộc Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc - giáo hội do chính quyền kiểm soát - hoặc Giáo Hội hầm trú. Thỏa thuận này đòi hỏi tất cả các giám mục hầm trú phải gia nhập giáo hội do chính quyền kiểm soát, mặc dù không nhất thiết còn có chức vụ hiện tại của họ, hoặc phải từ chức. Nó cũng buộc tất cả các linh mục và tín hữu trong Giáo Hội hầm trú tham gia vào CPCA (Chinese Patriotic Catholic Association). Bất cứ ai không tuân thủ đều có thể phải đối mặt với sự bắt giữ vì hoạt động bất hợp pháp, trong khi tất cả đều còn bị tòa án Vatican tuyên bố là bất tuân phục.



Biết rằng Đức Thánh Cha ở bên cạnh họ đã giúp hàng triệu người Công giáo Trung Quốc - kể cả Hồng y Joseph - qua những ngày tháng đen tối nhất của họ. Nhưng bây giờ họ phải đặt nghi vấn về phán đoán của Tòa Thánh. Có lẽ niềm hy vọng thực sự duy nhất cho các tín hữu Công giáo ở Trung Hoa là một Bắc Kinh hùng hổ đầy tự tin sẽ nhấn mạnh vào những loạt đầu hàng tiếp theo sau. Có lẽ điều đó may ra sẽ làm cho giáo hoàng rời bỏ thỏa thuận.


Ông Simon là một giám đốc điều hành (CEO) của Next Digital tại Hồng Kông.


https://www.wsj.com/articles/who-made-xi-jinping-pope-1518135308?emailToken=6ef3fbcd8b8fc474cbb991051832df28ScogTrgGEGWHQn6jkufVCN8HcRA45F4nDifFVr%2BzpLyWv%2BiQhmjsKBBZbVNXEpmZ8Pr7GabEYFtSnzAxojmkVA%3D%3D


Phạm Hương Sơn diễn dịch

(1) http://www.newsweek.com/china-xi-jinping-unveils-plans-nationalizing-religion-691610

(
2) http://www.lastampa.it/2011/06/29/vaticaninsider/eng/world-news/china-defies-vatican-ordaining-bishop-without-popes-approval-fdX2ZJBOtOYlg1JaUoGJGO/pagina.html

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC