Cuộc cách mạng tâm linh của Đức Giêsu

25/02/20187:22 SA(Xem: 1695)
Cuộc cách mạng tâm linh của Đức Giêsu

Cuộc cách mạng tâm linh của Đức Giêsu

qCqVYlm7n92bXb0GwCh2F01GD7-PPXmGnPhjPOjfjO8_Whr0lD3bPPPTMjN3vlLa6vc4d6LU9hOcpyOwYNRLWmWAlSTwpSP0cLEfKO4HBmw6YYVu-GtqgmalkGFEQK94vJvHzB-I



Dẫn nhập

Thiên Chúa và thế giới tâm linh là những thực thể siêu nghiệm, vượt khỏi khả năng suy nghĩ, hiểu biết, diễn tả và ngôn ngữ của con người. Nhưng để giải quyết những vấn đề liên quan đến cứu cánh của mình, con người có nhu cầu hiểu biết về Thiên Chúa và thế giới tâm linh. Nhưng để giải quyết nhu cầu ấy, quả thật việc đó rất nhiêu khê chứ không hề không đơn giản, vì sao?

Thế giới vật chất thì hữu hạn, hữu hình và con người có thể thí nghiệm, khám phá, rồi dùng ngôn ngữ con người để diễn tả cho người khác hiểu. Thế giới vật chất tuy hữu hạn, nhưng càng khám phá, con người càng thấy nó bao la, và việc khám phá vẫn còn tiếp tục, không biết đến bao giờ mới hết, có thể không bao giờ hết. Thế mà Thiên Chúa và thế giới tâm linh thì vô hình và còn vĩ đại bao la hơn rất nhiều, nhưng con người lại không có khả năng thí nghiệm, khám phá, mà chỉ có thể biết được nhờ mặc khải từ Thiên Chúa, hoặc các nhà thần bí có thể cảm nghiệm được phần nào (chứ không diễn tả được).

Mặc khải về những thực thể siêu nghiệm, vốn vượt khỏi những kinh nghiệm đã có của con người (về thế giới hữu hình), tương tự như một người sáng mắt mà phải nói về mầu sắc cho một người mù bẩm sinh để người này hiểu và cảm được; nhưng dường như vô phương. Vì mầu sắc là một thực thể siêu nghiệm đối với người mù bẩm sinh, nói cách nào người mù cũng không tưởng tượng được mầu xanh, mầu đỏ, mầu vàng là gì, chỉ cho đến khi người mù ấy được chữa cho sáng mắt (). Vì thế, khi mặc khải cho con người về Thiên Chúa và thế giới tâm linh, Ngài phải dùng những gì mà con người kinh nghiệm được trong thế giới hữu hình để giúp con người hiểu chút ít về những thực thể siêu nghiệm, vốn không thể diễn tả ấy, hầu con người có thể tạm hiểu về những thực thể siêu nghiệm ấy trong mức độ rất hạn chế của con người. Và mặc khải này phải rất tiệm tiến qua thời gian, với nhiều cấp độ khác nhau, và phải thay đổi tuỳ theo sự phát triển trí tuệ và tâm linh của con người mà mặc khải thêm. Không thể mặc khải một lúc mà hết được. Con người chỉ có thể hiểu được Thiên Chúa đúng như Ngài là khi nào “lên thiên đàng”, nghĩa là được “mặt giáp mặt” với Ngài ()

Do đó, không thể nói rằng những gì Thiên Chúa và Đức Giêsu đã mặc khải, hay những gì Giáo Hội hiểu và nói về Thiên Chúa như hiện nay là đã hết, vì còn vô số điều về Thiên Chúa và thế giới tâm linh mà Thiên Chúa chưa mặc khải, và Giáo Hội cũng như nhân loại chưa hề biết hay nghĩ tới ().

Học hỏi để hiểu biết về thế giới vật chất và hữu hạn này mà con người cần những trường học từ thấp lên cao (tiểu, trung, đại, cao học, v.v...) phải học hàng mười mấy năm... nhưng vẫn chưa hết, vì các nhà bác học vẫn còn tiếp tục khám phá ra rất nhiều điều. Thế giới vật chất hữu hạn, nhìn thấy được mà còn như vậy, huống gì Thiên Chúa và thế giới tâm linh thì vô hình, vô hạn và siêu nghiệm?

Nếu việc học hỏi về thế giới vật chất mà còn tiệm tiến và dài hạn, có nhiều trình độ khác nhau như thế, thì việc mặc khải cho con người về Thiên Chúa và thế giới tâm linh cũng phải tiệm tiến, có nhiều trình độ khác nhau, và cũng phải rất dài hạn.

Trong tương lai, Thiên Chúa sẽ còn tiếp tục mặc khải cho nhân loại bằng nhiều cách. Vấn đề là chúng ta có chịu đón nhận những hiểu biết mới cao hơn không (tương tự như trình độ tiểu học lên trung học, đại học...) (). Đừng quyết tâm bám vào những kiến thức cũ để chối từ những mặc khải mới như những tư tế, luật sĩ và người Pharisêu ngày xưa đã làm: họ quyết tâm bảo vệ những kiến thức tôn giáo cũ đến nỗi đã giết Đức Giêsu vì Ngài đưa ra những mặc khải mới mà họ không chấp nhận (tương tự như cha ông họ đã làm cho các ngôn sứ) ().

Sự phát triển trí tuệ và tâm linh của con người

Sự phát triển của cả nhân loại cũng tương tự như sự phát triển của một con người: có sự tiến hóa theo thời gian (nghĩa là thay đổi theo hướng tích cực). Do đó, các tiêu chuẩn về giá trị, về sự trưởng thành, cũng như các phương pháp giúp phát triển cũng phải thay đổi theo hầu phù hợp với trình độ phát triển của con người ở mỗi thời điểm.

Nơi một em nhỏ: để được đánh giá là một em bé ngoan và tốt, em cần vâng lời cha mẹ và các nhà giáo dục. Một em bé biết vâng lời cha mẹ thì đã được coi là một em bé ngoan. Để giúp em vâng lời, thì cha mẹ áp dụng phương pháp thưởng phạt: nếu vâng lời, làm theo ý cha mẹ thì được thưởng (bánh, kẹo, quà…), còn không vâng lời thì bị phạt (roi, quỳ gối...). Động lực thúc đẩy hoặc buộc em phải vâng lời là sợ hãi và ham vui (sợ bị phạt, sợ đau, sợ khổ, và ham phần thưởng). Mục đích của việc giáo dục giai đoạn này là giúp em phân biệt đúng/sai, lẽ phải/trái, đồng thời biết làm theo điều đúng và tránh điều sai.

Nơi một người lớn: để được đánh giá là một người tốt, trưởng thành, người thanh niên phải phân biệt được đúng/sai, lẽ phải/lẽ trái (đó là lương tri đã đạt được thời còn nhỏ nhờ sự dạy dỗ của cha mẹ và các nhà giáo dục), và luôn luôn/thường xuyên làm theo điều đúng, tránh điều sai. Lúc này, người trưởng thành làm theo lương tri và lẽ phải hơn là làm theo ý muốn của cha mẹ. Động lực thúc đẩy anh ta là lương tâm, lẽ phải, tình yêu, chứ không còn là ham thưởng sợ phạt từ cha mẹ nữa

Minh họa: một cây khi còn nhỏ, để có thể mọc thẳng đứng thì cần bám vào một cái cọc. Nhưng khi các mô mộc trong thân cây đã cứng, thì không cần cọc ấy nữa mà vẫn mọc thẳng lên được, vì các mô mộc trong thân cây đã thẳng đứng rồi. Cái cọc bên ngoài đã trở thành “cái cọc” trong chính thân cây.

Nhân loại về mặt tâm linh cũng tiến bộ tương tự như vậy

Cũng tương tự như sự phát triển của một cá nhân, sự phát triển tâm linh của nhân loại trong quá khứ đã có 2 giai đoạn: thời Cựu Ước (tương ứng với thời còn nhỏ) và thời Tân Ước (tương ứng với thời trưởng thành).

Mỗi thời có những vị ngôn sứ như những vị thầy dạy hay những nhà giáo dục đến để dạy dỗ, mặc khải cho con người về mặt tâm linh. Thời Cựu Ước có Môsê và các ngôn sứ, thời Tân Ước có Đức Giêsu và các tông đồ (cùng những người kế tục).

Mỗi thời có những tiêu chuẩn, động lực, phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, nhân loại gồm nhiều thành phần khác nhau, có người tiến bộ nhanh, theo kịp lớp của mình, có những người ở lại lớp, là những người chậm tiến hóa. Nghĩa là có những người tuy sống trong thời Tân Ước, nhưng trình độ tâm linh và cách sống đạo vẫn còn thuộc vào thời Cựu Ước.

Ta hãy so sánh hai thời Cựu Ước và Tân Ước qua bảng dưới đây:

Thời Cựu Ước (thời nhân loại còn nhỏ):

Tiêu chuẩn để được gọi là tốt:

− Giữ luật Môsê: Kính sợ Thiên Chúa

− Mến Chúa, yêu người (2 giới răn khác biệt )

− Mẫu người lý tưởng: Gioan Tẩy giả

Động lực thúc đẩy (từ bên ngoài):

− Sợ khổ và ham sướng

− Tốt thưởng, xấu phạt

Khuynh hướng:

− Thiên về hình thức, bên ngoài, cụ thể

− Thể hiện thành những gì dễ thấy

● Cung cách thờ phượng:

− Sát tế con vật

− Biểu lộ bằng hình thức bên ngoài

Thời Tân Ước (thời nhân loại trưởng thành hơn):

Tiêu chuẩn để được gọi là tốt:

− Luật Đức Kitô: Yêu thương đồng loại

− Mến Chúa bằng cách yêu người (1 giới răn).

− Mẫu người lý tưởng: Đức Giêsu

Động lực thúc đẩy (nội tại trong tâm):

− Lương tri (lẽ phải, công bằng, hợp lý)

− Tình yêu

Khuynh hướng:

− Thiên về nội dung, bên trong

− Chủ yếu: xảy ra trong nội tâm, khó thấy

● Cung cách thờ phượng ():

− Sát tế “cái tôi”, ý riêng

− Tinh thần “Từ bỏ mình” và “vác thập giá”

Bây giờ, chúng ta hãy nói về việc nâng cấp tâm linh của Đức Giêsu cho nhân loại khi Ngài đến với thế giới cách đây khoảng 2000 năm. Đó là một cuộc cách mạng tâm linh, vì Ngài mặc khải những điều mới và đưa ra những tiêu chuẩn hay lề luật mới, với những quan niệm, cách nhìn mới, lối suy nghĩ và đường lối hành động mới so với quan niệm, cách nhìn củ của thời Cựu Ước.

Cuộc cách mạng tâm linh của Đức Giêsu

  1. Quan niệm về Thiên Chúa

− Kéo Thiên Chúa xuống gần con người hơn, như gọi Thiên Chúa là Cha () (không còn coi Thiên Chúa như một vị vua quá cao sang, quá uy nghi, đáng sợ, khó gần)

− Thiên Chúa được quan niệm là người cha yêu thương con cái, sẵn sàng tha thứ (), đặc biệt quan tâm đến những đứa con hư hỏng () (được phản ảnh qua quan niệm và cách đối xử của Đức Giêsu với người tội lỗi)

− Do đó, người Kitô hữu có thể phó thác mọi nhu cầu của mình cho Ngài để chỉ lo thực hiện thánh ý Ngài (Đây mới là điều cốt yếu nhất mà người Kitô hữu phải thực hiện) ()

− Nội tâm hóa Thiên Chúa: Thiên Chúa ở ngay trong bản thân mình ()

− Nơi Thiên Chúa ngự: không phải trong đền thờ do con người làm ra ().

  1. Nội tâm hóa đời sống tâm linh

− Cung cách thờ phượng Thiên Chúa được nâng cao ()

− Việc thờ phượng Thiên Chúa được thực hiện chủ yếu trong nội tâm con người hơn là ở bên ngoài (), và không lệ thuộc vào không gian vật chất ()

− Tội, phúc do tâm ()

− Thiên Chúa ngự ngay trong tâm hồn ta, trong bản thân ta ()

− Nước Trời ở trong mỗi người và ở giữa mọi người ()

  1. Phân biệt mục đích và phương tiện, cốt yếu và tùy thuộc, nội dung và hình thức

− Tình yêu là yếu tố cao nhất, cần thiết nhất trong đời sống tâm linh, hơn cả lễ tế ()

− Không có tâm yêu thương, mọi việc làm, mọi tình trạng đều vô giá trị trước mặt Thiên Chúa ()

− Từ bỏ mình và chấp nhận đau khổ vì yêu thương ()

− Khiêm nhường (), thông cảm và tha thứ (),

− Đừng xét đoán hay kết án ai ()

− Điều chính yếu nhất là thực hành ý muốn Thiên Chúa ()

− Nội dung và hình thức đều cần thiết và quan trọng, nhưng nội dung quan trọng hơn hình thức ().

  1. Nâng cao tiêu chuẩn công chính của Cựu Ước lên một bậc

− Đức Giêsu đến trần gian để nâng cao sự hiểu biết và trình độ tâm linh của con người lên một bậc. Nâng cao, hoàn thiện chứ không phải phá bỏ (). (Những kiến thức của bậc trung học hoàn chỉnh hơn bậc tiểu học, v.v... chứ không phủ nhận. Tương tự như khi lên trung học, ta không dùng sách của tiểu học, nhưng sách của tiểu học vẫn được các học sinh tiểu học sử dụng chứ không dẹp bỏ).

− Trình độ tâm linh của Tân Ước cao hơn Cựu Ước () (tương tự như trung học cao hơn tiểu học) ()

  1. Bãi bỏ luật cũ để theo luật mới

− Thời mới thì có luật mới, luật cũ không còn phù hợp ().

− Luật mới cao hơn luật cũ ()

− Các tông đồ bãi bỏ luật Môsê ()

− Luật Chúa áp dụng cho con người không bất biến mà phải thay đổi ()

  1. Luật mới của Đức Giêsu

− Điều răn mới: yêu thương đồng loại ()

− Phục vụ anh em ()

− Tình yêu phải trải rộng đến cả kẻ thù ()

  1. Quan niệm về lề luật

− Công chính nhờ đức tin (tức trong nội tâm), không phải nhờ giữ lề luật ()

− Phải coi luật Thiên Chúa quan trọng hơn truyền thống của tôn giáo ()

  1. Hợp lý hơn

− Trong việc cầu nguyện ()

  1. Phần phụ thêm

Để hiểu rõ hơn sự khó khăn trong vấn đề mặc khải của Thiên Chúa về những thực tại siêu nghiệm cho con người, ta thử đặt mình vào trường hợp của một ông tiến sĩ toán phải trình bày cho một em bé trình độ tiểu học về đạo hàm, về tích phân, về số ảo… Đương nhiên, ông sẽ chỉ có thể sử dụng những gì mà em đã có sẵn trong đầu vốn rất giới hạn để giải thích.

Cũng vậy, khi mặc khải về việc tạo dựng vũ trụ cho con người thời sơ khai, Thiên Chúa đành phải sử dụng hình ảnh − như: Ngài lấy bùn đất nặn nên con người rồi thổi hơi vào − để con người có một ý niệm về sự tạo dựng của Ngài. Nếu Ngài mặc khải cho con người thời nay, thời đại Internet, Iphone 8, v.v... chắc chắn Ngài sẽ phải sử dụng những hình ảnh khác cao cấp hơn nhiều.

Hoặc hiện nay, người ta dùng hình ảnh một ông già đẹp lão để giúp con người có được hình ảnh rất đơn sơ về Thiên Chúa Cha vốn vô hình vô ảnh. Nếu ta cứ nghĩ những hình ảnh ấy chính là hình ảnh thực của Ngài, thì chúng ta là kẻ rất ngây thơ.

Để hiểu rõ hơn nữa về khả năng giới hạn của con người trong việc hiểu được những mặc khải về những thực tại siêu nghiệm về Thiên Chúa và thế giới tâm linh, xin mời đọc thêm chú thích trong footnote cuối cùng ().

Nguyễn Chính Kết

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC