Được phép hay không được phép?

05/01/201712:57 SA(Xem: 9876)
Được phép hay không được phép?

Được phép hay không được phép rước lễ?

 

 

Giáo Hội vẫn loay hoay với chuyện làm sao hiểu đúng đắn „Amoris Laetitia“, đặc biệt sau khi lá thư của bốn hồng i (Burke, Brandmüller, Cafarra và Meisner) gởi tới giáo tông Phan-sinh được phổ biến. Bên chống bên ủng hộ vẫn lời qua tiếng lại mạnh mẽ.

 

Vatican, ngày 22.07.2016

Thomas Jansen (KNA- Thông Tấn Xã Công Giáo)

 

 

Thông điệp „Amoris Laetitia“ đã được phổ biến hơn một trăm ngày rồi. Nhưng cuộc tranh luận về nó, như ta thấy qua tài liệu về Hôn Nhân và Gia Đình đầu tháng tư vừa rồi, vẫn tiếp tục không giảm. Kể từ thông điệp „Humana Vitae“ năm 1968 của giáo tông Phao-lô VI cấm ngừa thai nhân tạo, đây là thông điệp thứ hai gây tranh cãi sôi nổi trong Giáo Hội.

Làn sóng dâng cao, đến nỗi báo „Osservatore Romano“ thứ tư vừa rồi đã phải lên tiếng đòi buộc sự phục tùng của những kẻ phê bình. Đấy là điều lạ lùng, cũng lạ lùng bất thường như lá thư mới đây do 45 nhà thần học gởi cho đoàn hồng i. Họ yêu cầu: Các hồng i hãy can thiệp với Giáo Tông để sửa lại „những điểm sai lầm“ trong tông thư. Đây là một vấn nạn mà các linh mục có thể phải đối diện hàng ngày: Những người li dị tái hôn có được phép rước lễ không, và nếu có, thì trong điều kiện nào?

Quan điểm của hai phía khác nhau đến cỡ nào, ta sẽ thấy qua hai thí dụ trong các tuần qua. Tổng Giám Mục của Philadelphia, Charles Josef Chaput, ra văn thư khuyên những đôi li dị tái hôn trong giáo phận mình: muốn rước lễ, vợ chồng phải sống với nhau như là „anh em“. Nhà giáo luật đã về hưu ở Münster, Klaus Lüdicke, trái lại bảo rằng, với „Amoris Laetitia“ giáo tông Phan-sinh muốn để cho lương tâm của những đôi tái hôn đó tự quyết định về việc rước lễ của mình.

 

Phiền phức xuất phát từ một ghi chú

 

Hòn đá hích cho cuộc tranh luận là câu ghi chú số 351. Câu này viết rằng, những người li dị tái hôn, „trong một vài trường hợp“ cũng có thể có quyền nhận „sự trợ giúp của bí tích“. Đây là chỗ duy nhất trong „Amoris Laetitia“ nói tới việc rước lễ của những người li dị tái hôn.

Nhiều người coi đây có thể được hiểu, ít nhất về mặt ngôn từ, là một điểm mới: Theo đó từ nay các đôi li dị tái hôn, nếu muốn rước lễ, không buộc phải sống khiết tịnh tình dục trong hôn nhân thứ hai của mình, như giáo huấn cho tới nay vẫn buộc.

Hồng i người í Carlo Cafarra, người thuộc phía chỉ trích, lí luận rằng, ta không thể xoá giáo huấn truyền thừa của Giáo Hội đơn giản bằng một câu chú thích. Theo vị này, nếu Giáo Tông muốn bỏ, thì Giáo Tông phải nói thẳng ra rõ ràng. Làm như kia chỉ gây thêm khó hiểu. Trong trường hợp không rõ ràng, cũng theo Cafarra, thì ta phải lấy truyền thống vẫn có của Giáo Hội làm kim chỉ nam trong việc giải thích tài liệu của Giáo Tông. Hồng i người đức Walter Brandmüller cũng đồng í với quan điểm này.

Hồng i tổng giáo phận Wien (Áo) Christoph Schönborn có cái nhìn ngược lại. Theo ông, giáo huấn hiện có của Giáo Hội cũng phải được đọc theo ánh sáng của „Amoris Laetitia“. Đồng thời ông xác nhận, qua tông thư này giáo tông Phan-sinh cho một số trường hợp li dị tái hôn cá biệt được phép rước lễ. Nhưng hồng i Schönborn không nói tới những điều kiện cho phép nào.

 

Giám Mục giáo phận Passau (Đức) đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho các linh mục mình

 

Ở Đức, cho tới nay, chưa có cuộc tranh luận công khai nào về điểm này. Hội Đồng Giám Mục Đức chưa bàn nghị xong về những hệ quả của „Amoris Laetitia“ đối với các cặp li dị tái hôn. [HĐGM Đức cho biết, sẽ có một thư chung về vấn đề này; song chưa biết bao giờ thư chung mới ra được. Người dịch]. Giám Mục giáo phận Passau đã đưa ra „Những Đường Hướng“ hướng dẫn tạm thời cho giáo phận mình, trong đó vẫn chưa cho phép những người li dị tái hôn được rước lễ; cần phải chờ quy định chung của Hội Đồng Giám Mục đã.

Theo quan điểm của giám mục giáo phận Osnabrück Franz-Josef Bode, tông thư mở ra „cho những con đường cá biệt, cho những quyết định tuỳ từng trường hợp và cho những chọn lựa của linh mục sau khi đã trao đổi với (những) người trong cuộc“. Chủ tịch HĐGM Đức, hồng i Reinhard Marx, và đa số các giám mục đều cũng như Bode cho rằng, giáo tông Phan-sinh đã lấy tình thương xót để tăng cường thêm cho các giáo huấn hiện hành – và Giáo Hội rồi đây cũng phải hành động dựa trên tình thương xót, kể cả trong chuyện liên quan tới việc rước lễ đối với những người li dị tái hôn.

Trước câu hỏi, có phải tông thư chứa đựng những „đổi mới cụ thể“ trong việc cho những người li dị tái hôn rước lễ không, chính giáo tông Phan-sinh đã trả lời: „Tôi có thể nói là ‚có‘ và chấm hết. Nhưng đây có lẽ là câu hỏi quá vắn gọn.“ Ngài bảo, nên đọc bài viết của hồng i Schönborn về ‚Amoris Laetitia‘. Điểm đặc biệt là người canh giữ tín lí cao nhất, hồng i Gerhard Ludwig Müller, bộ trưởng Bộ Đức Tin, cho đến nay vẫn im lặng. [Hồng i Müller đã lên tiếng, và ngài bảo rằng ‚Amoris Laetitia‘ cũng nằm trong đường hướng giáo huấn của Giáo Hội. Người dịch].

 

Lời giải thích của vị thân tín của Giáo Tông

 

Giờ đây „Osservatore Romano” sử dụng chiến thuật đẩy Rocco Buttiglione vào cuộc chiến, Buttliglione là đảng viên Đảng Dân Chủ Ki-tô Giáo của Í, nguyên là Bộ Trưởng đặc trách Âu Châu Vụ và là người cầm cờ tiên phong cho giáo tông Gio-an Phao-lô II. Trong một bài báo, Buttiglione cáo buộc những kẻ chỉ trích chỉ muốn ôm chặt lấy những giả thuyết và lối suy nghĩ của mình mà thôi và không chịu mở lòng ra cho cái mới vốn đã được nói tới trong Kinh Thánh.

Rốt cuộc chỉ còn câu hỏi: Tại sao giáo tông Phan-sinh lại dấu một điểm quan trọng như thế vào trong một lời ghi chú? Giáo Tông trả lời, khi được hỏi câu đó: „Tôi chẳng còn nhớ tới câu ghi chú ấy nữa.“ Có lẽ lời giải thích sau đây của tổng giám mục Bruno Forte, một vị thân tín của giáo tông Phan-sinh, sẽ cho ta hiểu thêm những gì đàng sau. Giám mục Forte cho biết, giáo tông Phan-sinh đã bảo ngài, khi viết bản đúc kết của Thượng Hội Đồng giám mục về Hôn Nhân và Gia Đình không nên đề cập trực tiếp chuyện rước lễ của những kẻ li dị tái hôn, kẻo nó chỉ gây thêm bất an. Báo chí của Í đã ghi lại lời của giám mục Forter như thế. Cũng theo báo chí, Phan-sinh cũng đã bảo Forte hãy tạo ra những tiền đề, còn kết luận thì sẽ do chính mình đưa ra. Bình luận của Forte về điểm này: „Quả đúng là lối dòng tên.“

 

Hồng i Schönborn trình bày về Amoris Laetitia:

http://phongtraogiaodan.org/2016/04/28/hong-i-schonborn-gioi-thieu-tong-huan-amoris-laetitia/

Hồng i Kaspar nói về Amoris Laetitia:

http://phongtraogiaodan.org/2016/04/22/phong-van-hong-i-w-kaspar-ve-amoris-laetitia/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 9,1-3.5-6: (3) Cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, ngọn roi hà hiếp họ, Ngài đều bẻ gãy. (4) Vì mọi giầy lính nện xuống rần rần và mọi áo choàng đẫm máu sẽ bị Ngài đem thiêu, làm mồi cho lửa. • Tt 2,11-14: (14) Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện. • TIN MỪNG: Lc 2,1-14
24/12/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • 2 Sm 7,1-5.8b-12.14a.16: (12) Ta sẽ cho dòng dõi ngươi một người do chính ngươi sinh ra đứng lên kế vị ngươi, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền. (14) Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con. • Rm 16,25-27: (25) Tin Mừng mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa (26) nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa. • TIN MỪNG: Lc 1,26-38
05/12/2020
Dọn đường và đón mừng Chúa đến bằng cách nào? ► Video: https://youtu.be/VK5Jr57xznE ĐỌC LỜI CHÚA • Is 40,1-11: (3) Có tiếng hô: «Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. (4) Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu». • 2 Pr 3,8-14: (11) Muôn vật phải tiêu tan như thế, thì anh em phải là những người tốt dường nào, phải sống đạo đức và thánh thiện biết bao. • TIN MỪNG: Mc 1,1-8
05/12/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 63,16b-17; 64,1.3b-8: (4) Ngài đón gặp kẻ công chính vì họ sống theo đường lối Ngài chỉ dạy. Và Ngài phẫn nộ vì tội lỗi chúng con. (5) Tất cả chúng con đã trở nên như người nhiễm uế, mọi việc lành của chúng con khác nào chiếc áo dơ. Tội ác chúng con đã phạm, tựa cơn gió, cuốn chúng con đi. • 1Cr 1,3-9: (6) Lời chứng về Đức Kitô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, (7) khiến anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người. • TIN MỪNG: Mc 13,33-37
12/05/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 6,1-7: (2) Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải. (3) Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. (4) Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa. • 1Pr 2,4-9: (9) Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người. • TIN MỪNG: Ga 14,1-12
19/04/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 2, 42-47: (42) Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. • 1Pr 1, 3-9: (3) Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, (4) để được hưởng gia tài không thể hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai.
12/04/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • St 1,1–2,2: (27) Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa. • Xh 14,15–15,1a: (30) Ngày đó, Đức Chúa đã cứu Ítraen khỏi tay quân Aicập. (31) Toàn dân kính sợ Đức Chúa, tin vào Đức Chúa, tin vào ông Môsê, tôi trung của Người. • Rm 6,3-11: (8) Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người : đó là niềm tin của chúng ta.
05/04/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Mt 21,1-11: (9) Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: Hoan hô Con vua Đavít ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa ! Hoan hô trên các tầng trời. (10) Khi Đức Giêsu vào Giêrusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau : Ông này là ai vậy ? (11) Dân chúng trả lời : Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy. • Is 50,4-7: (6) Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. • Pl 2,6-11: (8) Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.
08/03/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • St 12,1-4a: (1) Đức Chúa phán với ông Ápram: Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. (2) Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. (3) Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc. • 2Tm 1,8b-10: (9) Người đã cứu độ và kêu gọi chúng ta vào dân thánh của Người, không phải vì công kia việc nọ chúng ta đã làm, nhưng là do kế hoạch và ân sủng của Người. Ân sủng đó, Người đã ban cho chúng ta từ muôn thuở trong Đức Kitô Giêsu. • TIN MỪNG: Mt 17,1-9
01/03/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • St 2,7-9.3,1-7: (4) Rắn nói với người đàn bà: Chẳng chết chóc gì đâu! (5) Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác. (6) Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. • Rm 5,12.17-19: (19) Cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính. • TIN MỪNG: Mt 4,1-11
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC