Sức mạnh và sự cứu rỗi đến từ đức tin vào Đức Giêsu

09/03/20182:24 SA(Xem: 9305)
Sức mạnh và sự cứu rỗi đến từ đức tin vào Đức Giêsu
CHIA SẺ TIN MỪNG
Chúa Nhật thứ 4 Mùa Chay

(11-3-2018)


Sức mạnh và sự cứu rỗi 
đến từ đức tin vào Đức Giêsu

1491593798063




ĐỌC LỜI CHÚA

 2Sb 36,14-16.19-23(15) Đức Chúa, Thiên Chúa của tổ tiên họ vẫn không ngừng sai sứ giả của Người đến cảnh cáo họ, vì Người hằng thương xót dân và thánh điện của Người.
  Ep 2,4-10(8) Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa; (9) cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hãnh diện.
•  TIN MỪNG: Ga 3,14-21
Đức Giêsu nói chuyện với ông Nicôđêmô

Khi ấy, Đức Giêsu nói với ông Nicôđêmô: (14) «Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, (15) để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. 

(16) Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. (17) Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. (18)Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.

(19) Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. (20) Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. (21) Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa». ?

CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:
1.  Con người tội lỗi và rất yếu đuối, nhưng Thiên Chúa có hy vọng biến đổi con người trở nên tốt, nên thánh thiện hơn không? Ngài kết án hay tìm cách giáo hóa con người? Ngài đã làm gì để giáo hóa? 
2.  Những nỗ lực của các nhà giáo dục có khả năng hữu hiệu biến người thụ giáo nên tốt lành thánh thiện không? Các nhà giáo dục có ban được sức mạnh cho những người thụ giáo với mình không? Còn Đức Giêsu, Ngài có làm được điều đó không? Với điều kiện gì về phía ta? 
3. Chúng ta vẫn tự hào rằng mình tin vào Đức Giêsu, nhưng tại sao chúng ta xem ra vẫn còn rất là yếu đuối trước tội lỗi? Có điều gì không ổn trong đức tin của ta không?

Suy tư gợi ý:

1.  Con người có thể thay đổi: người  xấu thành người tốt

Sống trên đời, ta thấy ở bất cứ môi trường nào (đạo, đời), trong bất kỳ lãnh vực nào (chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội), trong bất kỳ cấp độ địa vị nào (cao, thấp), tuổi tác nào (già, trẻ)… cũng đều có người tốt kẻ xấu, người nhiều thiện chí kẻ lắm ác ý, người trung kẻ nịnh, v.v… Tình trạng khác biệt đó không luôn luôn cố định mà có thể biến đổi: người tốt có thể biến thành người xấu, hay ngược lại. Thật vậy, có người rất ác rất xấu, nhưng sau một biến cố nào đó, gặp một ai đó, đọc một cuốn sách nào đó, hoặc sống trong một môi trường mới nào đó, người đó thay đổi hoàn toàn, trở thành một người rất hiền rất tốt. Chẳng hạn, trong Kinh Thánh có những người như Maria Mađalêna (x. Mt 26,6-13), người trộm lành (Lc 23,39-43); trong lịch sử Giáo Hội có những người như Augustinô… 



2. Vai trò của giáo dục

Chúng ta cần phải nắm lấy chân lý này: con người có thể biến đổi, từ xấu thành tốt, cũng như từ tốt thành xấu. Chính vì thế, vấn đề giáo dục rất quan trọng và cần thiết, nó đem lại hy vọng cho Giáo Hội và xã hội. Con người – mà tự do đã bị tội lỗi làm tổn thương – nếu không được giáo dục, sẽ rất yếu đuối, dễ bị lôi cuốn vào vòng tội lỗi: điều thiện mình muốn làm thì lại không làm, mà điều ác mình không muốn làm thì lại cứ làm (x. Rm 7,15-20). Được giáo dục, con người có thêm sức mạnh để làm điều thiện và tránh điều ác hơn. Tuy nhiên, khả năng này rất giới hạn.

Chính dựa trên khả năng thay đổi này mà có những nỗ lực giáo dục, chuyển hóa con người: nhiều nỗ lực đã thành công vẻ vang, nhưng cũng có nhiều nỗ lực không đi đến kết quả. Để giáo hóa, các nhà giáo dục thường dùng những phương tiện tự nhiên của con người: dạy lý thuyết, khích lệ, dỗ dành, đe dọa, thưởng phạt… 



3. Đức Giêsu đến để cải hóa, cứu độ con người bằng đức tin

Thiên Chúa cũng quan niệm con người có thể thay đổi và nhờ đó được cứu rỗi. Khi thế gian bị tội lỗi làm hư hỏng, Thiên Chúa đã không lên án và hủy diệt thế gian, nhưng đã «sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ». Thiên Chúa vẫn hy vọng và chờ đợi con người thay đổi. Vì cho dù tự do của con người đã bị tội lỗi hủy hoại phần nào, khiến con người sẵn sàng làm nô lệ cho điều ác, nhưng con người vẫn còn phần nào tự do. Con người vẫn có thể chọn lựa giữa điều thiện và điều ác, giữa Thiên Chúa và những gì khác với Ngài. 

Ngài đã đi bước trước để làm cho hy vọng biến đổi con người thành hiện thực, bằng cách sai Đức Giêsu, Con của Ngài, đến trần gian. Sứ mạng của Đức Giêsu cũng là giáo hóa con người: Ngài đến để cải hóa người tội lỗi (x. Mt 9,13; Lc 5,32), biến họ nên thánh thiện (x. Rm 6,22), và hơn thế nữa, giải thoát con người khỏi ách thống trị của tội lỗi (x. Mt 1,21; Mc 2,17; Rm 6,6.18; Dt 9,26b; 1Ga 1,7b). Ngài còn có quyền tha tội (Mt 9,5-6; Mt 26,28; Cv 10,43; Cl 1,14), và ban ơn cứu rỗi (x. Lc 19,9; Ga 4,42; Cv 4,12; 13,23 ). Nhưng Ngài cải hóa và cứu độ con người bằng đức tin: «Ai tin thì sẽ được cứu độ» (Mc 16,16; x. Cv 16,31).

Đức Giêsu đến không phải để đem đến một lý thuyết giáo dục, một triết lý mới để con người theo. Ngài đến để cứu con người khỏi xiềng xích của tội lỗi, khỏi ách thống trị của tội lỗi và sự chết, là những thứ khiến con người đâm ra bạc nhược, ý chí yếu đuối. Ngài đến để đem lại sức mạnh cho con người, nhờ đó con người có thể đủ sức mạnh để thực hiện những điều thiện mình muốn làm, và nói «không» với những điều ác mình không muốn làm (x. Rm 7,15-20). Để có được sức mạnh đó, con người không cần phải học hỏi lý này thuyết nọ. Điều duy nhất và hết sức quan trọng con người phải làm để có được sức mạnh ấy là hoàn toàn tin tưởng vào Ngài, như bài Tin Mừng hôm nay xác quyết: «Ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời» (Ga 4,16), «Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án» (Ga 4,18). Như vậy, sức mạnh đến từ đức tin, tin vào Đức Giêsu Kitô.



4. Giới hạn của giáo dục

Bất kỳ nhà giáo dục nào trên thế giới cũng đều nhận thấy khả năng giáo hóa của giáo dục rất giới hạn. Giáo dục có thể rất thành công trong việc dạy cho con người biết tất cả điều nào tốt, điều nào xấu, điều nào phải làm, điều nào nên tránh. Nhưng có thể một người biết rất rõ những điều ấy, và thành thật mong muốn làm theo sự hiểu biết ấy, vẫn cảm thấy không đủ năng lực để thực hiện. Người ấy vẫn cảm thấy có một lực nào đó ở ngay bên trong mình khiến mình làm ngược lại. Nghĩa là lực ấy cản trở mình làm điều tốt, và thúc đẩy mình làm điều xấu. Khốn thay, cái lực xấu ác ấy nhiều khi lại thắng và làm tê liệt được sức mạnh của ý chí. 

Đó chính là điều mà thánh Phaolô cảm nghiệm rất rõ nơi bản thân ông, và ông gọi cái lực xấu ác ấy là «tội»: «Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì (…) không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi. (…) Muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi» (Rm 7,15-20). 

Đây chính là nguyên nhân của mọi bi thảm trên trái đất: kẻ tội lỗi nhất thế giới vẫn luôn luôn phân biệt điều tốt điều xấu, vẫn luôn ao ước làm điều tốt, vẫn mong trở nên trở nên người tốt, nhưng không làm nổi. Vì lực xấu ác kia quá mạnh, đã lôi kéo, thúc đẩy người ấy làm những điều hắn không muốn. Lực ấy mạnh đến nỗi hắn dường như chỉ biết tuân theo, ý chí yếu đuối của hắn không cưỡng lại được.



5. Sức mạnh và sự cứu rỗi đến từ đức tin vào Đức Giêsu

Trước tình trạng bi thảm ấy, thánh Phaolô đã phải kêu cứu: «Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này?» (Rm 7,24). Và may mắn thay, ông đã nhận ra người có khả năng cứu ông: «Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!» (7,25). Điều này đã được Đức Giêsu xác định với Nicôđêmô trong bài Tin Mừng hôm nay: «Ai tin vào Con Người... thì được sống muôn đời» (Ga 4,16), «Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án» (Ga 4,18). Trong bài đọc hai, thánh Phaolô cũng xác nhận điều ấy: «Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa» (Ep 2,4). Như vậy, muốn được cứu khỏi tình trạng yếu đuối, nô lệ tội lỗi, điều quan trọng là tin vào Đức Giêsu Kitô.

Đức tin tạo nên sức mạnh: «Mọi sự đều có thể đối với người tin» (Mc 9,23), vì «nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời anh em» (Lc 17,6). Khả năng làm được tất cả mọi sự ấy không phải là khả năng của bản thân ta, vì như Đức Giêsu nói: «Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được» (Ga 15,5), mà là quyền năng của Thiên Chúa, «vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được» (Lc 1,27). Vì thế, khi tin thật sự vào Đức Giêsu, Đấng ban sức mạnh, ta có thể nói như thánh Phaolô: «Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi có thể làm được tất cả mọi sự» (Pl 4,13).

Tin vững vàng vào Đức Giêsu, ta sẽ thật sự trở nên mạnh mẽ. Nhưng hãy xem, biết bao người mang danh là tin Đức Giêsu, vẫn cảm thấy mình còn yếu đuối, còn nô lệ cho tội lỗi. Vậy, vấn đề mà ta cần phải nghiêm túc đặt lại, là ta đã thật sự tin vào Đức Giêsu chưa, hay ta chỉ mang danh là tin Ngài thôi? Đức tin của ta vào Ngài là thứ đức tin nào: đức tin rẻ tiền (tin hờ, tin ngoài miệng) hay đức tin đắt giá (tin thật, bằng hành động, bằng đời sống dấn thân thật sự)? Rất nhiều Kitô hữu cảm thấy an tâm vì tưởng rằng khi tuyên xưng ngoài miệng rằng mình tin thì có nghĩa là mình đã tin. 

Thật ra, tin là một việc quan trọng, nhưng tin thế nào còn quan trọng hơn rất nhiều. Tin mà vẫn nghi  nan trong lòng thì chẳng có tác dụng. Hãy xem gương của Phêrô, khi thấy Đức Giêsu đi trên mặt nước đến với thuyền của mình, nhờ tin vững chắc vào Thầy mình mà ông dám bước ra khỏi thuyền và bước xuống nước, và ông đã thật sự đi được trên mặt nước đến với Ngài. Nhưng khi thấy gió thổi, ông đâm sợ và nghi nan trong lòng. Lập tức ông bị chìm xuống (x. Mt 14,25-31). Muốn biết ta có thật sự tin hay không, chỉ cần xét xem ta có dám sốngnhư đức tin đòi hỏi không?




CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, con đã mang danh là tin vào Cha, vào Đức Giêsu biết bao nhiêu năm nay. Nhưng thử hỏi đức tin của con đã biến đổi con thế nào? Con đã thật sự tốt hơn, mạnh mẽ hơn những người không tin chưa? Đáng lẽ có đức tin, con phải vượt hơn họ xa lắm! Phải chăng, con mới chỉ mang danh là tin, chứ chưa thật sự tin? Xin Cha hãy ban cho con đức tin đích thật, một đức tin được minh chứng bằng hành động thật sự.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Gr 31,7-9: (8) Trong chúng, có kẻ đui, người què, kẻ mang thai, người ở cữ: tất cả cùng nhau trở về. (9) Chúng trở về, nước mắt tuôn rơi, Ta sẽ an ủi và dẫn đưa chúng, dẫn đưa tới dòng nước, qua con đường thẳng băng, trên đó chúng không còn vấp ngã, vì Ta là một người Cha. • Dt 5,1-6: (2) Vị thượng tế ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối. • TIN MỪNG: Mc 10,46-52
22/10/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 53, 10-11: (10) Đức Chúa đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ. (11) Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ. • Dt 4, 14-16: (15) Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội.
13/10/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Kn 7,7-11: (8) Tôi đã quý trọng đức Khôn Ngoan hơn cả vương trượng, ngai vàng. Tôi không coi của cải là gì so với Đức Khôn Ngoan. (11) Nhưng cùng với Đức Khôn Ngoan, mọi sự tốt lành đã đến với tôi. Nhờ tay Đức Khôn Ngoan, của cải quá nhiều không đếm xuể. • Dt 4,12-13: (12) Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người.
23/09/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Kn 2,12.17-20: (18) Nếu kẻ công chính kia là con Thiên Chúa, hẳn Người sẽ phù hộ và cứu nó khỏi tay địch thù. (19) Ta hãy hạ nhục và tra tấn nó (…) (20) kết án cho nó chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm. • Gc 3,16–4,3: (17) Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình. • TIN MỪNG: Mc 9,30-37
17/09/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 50,5-9a: (7) Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, tôi đã không hổ thẹn (...) (8) Đấng tuyên bố rằng tôi công chính, Người ở kề bên. Ai tranh tụng với tôi? (...) (9) Này có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, ai còn dám kết tội? • Gc 2,14-18: (14) Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng?(17) Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết. • TIN MỪNG: Mc 8,27-35
08/09/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 35,4-7a: (4) Hãy nói với những kẻ nhát gan: «Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày Thiên Chúa báo phục, ngày thưởng công, phạt tội. Người sẽ đến cứu anh em». (5) Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. • Gc 2,1-5: (3) Nếu anh em kính cẩn nhìn người ăn mặc lộng lẫy và nói: «Xin mời ông ngồi vào chỗ danh dự này», còn với người nghèo, anh em lại nói: «Đứng đó!» hoặc: «Ngồi dưới bệ chân tôi đây!», (4) thì anh em đã chẳng tỏ ra kỳ thị và trở thành những thẩm phán đầy tà tâm đó sao?
26/08/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Gs 24,1-2a.15-17.18b: (2) Ông Giôsuê nói với toàn dân: (15) «Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ Đức Chúa, thì hôm nay anh em cứ tuỳ ý chọn thần mà thờ. Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa». (16) Dân đáp lại: (18) «Chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa, vì Người là Thiên Chúa của chúng tôi». • Ep 5,21-32: (22) Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa. (25) Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh.
19/08/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Cn 9,1-6: Đức Khôn Ngoan bảo: (5) «Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế! (6) Đừng ngây thơ khờ dại nữa, và các con sẽ được sống; hãy bước đi trên con đường hiểu biết. • Ep 5,15-20: (18) Hãy thấm nhuần Thần Khí.(19) Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa • TIN MỪNG: Ga 6,51-58
05/08/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Đn 7,9-10.13-14: (9) Tôi đang nhìn thì thấy những chiếc ngai và một Đấng Lão Thành an toạ. Áo Người trắng như tuyết [...]. (13) có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. (14) Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; […] Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong. • 2Pr 1-16-19: (16) Khi chúng tôi nói cho anh em biết quyền năng và cuộc quang lâm của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, thì không phải chúng tôi dựa theo những chuyện hoang đường thêu dệt khéo léo, nhưng là vì chúng tôi đã được thấy tận mắt vẻ uy phong lẫm liệt của Người.
30/07/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • 2V 4,42-44: (42) (Với hai mươi chiếc bánh lúa mạch và cốm) ông Êlisa nói: «Phát cho người ta ăn». (43) Tiểu đồng hỏi: «Có bằng này, sao phát cho cả trăm người ăn được?» Ông bảo: «Cứ phát đi! Vì Đức Chúa phán: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư». (44) Tiểu đồng phát cho họ ăn mà vẫn còn dư. • Ep 4,1-6: (1) Là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. • TIN MỪNG: Ga 6,1-15
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC