Linh đạo của Đoàn viên PTGDVNHN

17/11/201711:45 CH(Xem: 9953)
Linh đạo của Đoàn viên PTGDVNHN

Linh đạo của Đoàn viên PTGDVNHN.

Hay: Đoàn viên PT làm gì để nên thánh?

1491593784160

 

Mẹ Tê-rê-xa ở Calcutta nói: Không phải í Chúa muốn cho ta trở nên nhà văn, nhà giáo, kĩ sư, công nhân, công chức, bác sĩ, người làm công… Đó là í muốn của ta, không phải í của Chúa. Chúa chỉ muốn một điều nơi ta mà thôi: hãy sống làm sao để trở nên thánh.

 

 

1. Thế nào là một Ki-tô hữu?

 

Dù là một đoàn viên của Phong Trào hay là một giáo dân hoặc một giáo sĩ hay một tu sĩ, thì căn bản chúng ta là một Ki-tô hữu. Vậy, thế nào là một„Ki-tô hữu“?

 

 

2. Công Đồng Vatican II cho biết về „Ki-tô hữu“ như sau:

 

Ki-tô hữu là người có ba chức năng hay ba đặc tính căn bản:
Làm chủ (Vương đế), Làm lễ (Tư tế), Làm chứng (Ngôn sứ)
Ba chức năng này cũng là ba mối tương giao (với chính Mình, với Trời và với Tha Nhân) hoặc ba mặt trong cuộc sống (Nhân bản, Tâm linh, Xã hội) mà con người phải chu toàn.

 

Làm chủ (với Mình/Nhân bản):

Qua sự nhập thể của đức Ki-tô, Thiên Chúa đã nâng con người lên địa vị làm vua (vương đế), đặt cho làm chủ mọi tạo vật. „Làm vua / làm chủ“ có nghĩa là người đó biết
– làm chủ trên bản thân, gia đình, xã hội, giáo hội và vũ trụ.
– mang trách nhiệm với đối tượng mình làm chủ
– và đặc biệt, làm vua theo gương Đức Ki-tô cũng có nghĩa là phục vụ (rửa chân).


Làm lễ (với Trời/Tâm linh):

Khi công nhận Thiên Chúa là chủ của mình và của vũ trụ, con người đáp lễ Người qua việc
– thờ phượng Người, cố sống đẹp lòng Người.
– chấp nhận từ bỏ cái Tôi ích kỉ của mình. Bởi vì thờ phượng theo truyền thống do-thái là sát tế: xưa sát tế thú vật, nay sát tế cái Tôi ích kỉ.
„Ai muốn theo Tôi, hãy từ bỏ chính mình và

vác thập giá mỗi ngày mà theo tôi“ (Mt 16,24).

Làm chứng (với Tha nhân/ Xã hội):

Bản chất của Thiên Chúa là Tình Yêu, Chân Lí và Công Lí. Vì thế, làm chứng cho Thiên Chúa có nghĩa là
– sống yêu thương mọi người, như Thiên Chúa đã yêu thương.
– sống chân thật, vì Thiên Chúa chỉ hiện diện trong Sự Thật

– thực hiện công bằng xã hội, như Thiên Chúa đã dạy.

 

Sống đúng ba chức năng đó là một Ki-tô hữu trọn vẹn, là trưởng thành, là thánh. Ba chức năng này là con đường nên thánh của người theo Chúa.

Như đã nói, dù là một đoàn viên phong trào, một giáo dân, một giáo sĩ hay một tu sĩ, thì căn bản chúng ta vẫn là một Ki-tô hữu. Vì vậy, con đường nên thánh của Ki-tô hữu cũng là con đường nên thánh của người đoàn viên Phong Trào.

 

 

3. Nhưng làm cách nào để chu toàn ba chức năng trên đây?

Nói cách khác, làm sao để có thể trở nên thánh?

 

Người học sinh mỗi năm lên một lớp. Khả năng được đo bằng thi cử.
Người thợ càng lâu càng lành nghề, lên bậc. Khả năng đo bằng tay nghề
Người công chức càng lâu càng thăng chức. Dựa vào thâm niên công vụ.

Người đoàn viên PT (Ki-tô hữu) cũng phải „lên lớp“, „lành nghề“, „thăng tiến“.

Khả năng này được đo và tạo thành bằng Xét mình liên lỉ:

Tôi hôm nay có khá hơn hôm qua? hơn tháng trước? hơn năm trước không?
Con đường nên thánh là một con đường tiệm tiến, kéo dài cả cuộc đời.

 

„Khá hơn“ trong vai trò Làm Chủ (Nhân bản):

Con người cá nhân của tôi đã hoàn thiện tới đâu? Mức độ hoàn thành trách nhiệm của tôi đốí với chính mình, gia đình, xã hội, Giáo hội như thế nào?Tinh thần phục vụ của tôi tới đâu?

 

„Khá hơn“ trong vai trò Làm Lễ (Tâm linh):

Tôi đã làm gì để càng ngày càng sống đẹp lòng Chúa? Nỗ lực từ bỏ cái Tôi ích kỉ của tôi đã tới đâu?

 

„Khá hơn“ trong vai trò Làm chứng (Xã hội):

Nỗ lực chứng tá cho Tính yêu, Chân lí và Công lí của tôi đã tới đâu?

 

 

4. Hệ quả

 

a) Mỗi Cơ Sở PT, như vậy, là một môi trường thực tập và thực thi Làm Chủ (nhận Trách Nhiệm), Làm Lễ (cầu nguyện, ca ngợi Chúa) và Làm Chứng (thể hiện Yêu Thương) của mỗi người đối với Chúa và anh chị em của mình trong nhóm. Ki-tô hữu không bao giờ nên thánh được một mình. Nhóm chỉ hữu hiệu và bền vững, khi mỗi thành viên sống có Tình và Trách Nhiệm với nhau. Không có hai thứ đó, chẳng có sinh hoạt hay tổ chức nào đứng vững được cả.

b) Về mặt tâm linh, mục tiêu chính các cuộc sinh hoạt của PT và các cơ sở PT là hướng tới việc thực hành Xét Mình. Đoàn viên PT phải học biết những phương pháp xét mình (các hình thức tĩnh tâm, cầu nguyện, chia sẻ Tin Mừng…) để áp dụng trong đời sống. Những buổi sinh hoạt, chia sẻ Tin Mừng tại cơ sở phải là dịp để xét mình và phải dành thời gian cho việc thực hiện xét mình

 

 

Khi đề tài này đựơc đưa ra để học tập trong Cơ Sở, thì sau đây là phần thực hành, chia nhóm thảo luận. Mỗi nhóm chọn một đề tài thảo luận trong vòng 30-40 phút (viết kết quả ra một tấm giấy lớn), sau đó họp chung trao đổi, góp í và bàn thảo thêm.

 

Áp dụng 1: Làm chủ

Tôi có thể làm gì để thăng tiến đời sống nhân bản của tôi?
Tôi có thể làm gì để í thức trách nhiệm làm chủ của tôi?

Áp dụng 2: Làm lễ

Tôi có thể làm gì để thăng tiến đời sống tâm linh của tôi?
Tôi có thể làm gì để càng ngày càng giũ bỏ được cái Tôi của mình?

Áp dụng 3: Làm chứng

Tôi có thể làm gì để làm chứng Tình yêu trong cuộc sống xã hội?
Tôi có thể làm gì để tạo công lí xã hội?

Áp dụng 4: Chứng tá của người đoàn viên PT.
PT đã đặc biệt chọn ra cho mình bốn phạm vi hoạt động: tôn giáo, văn hoá, xã hội, chính trị. Chúng ta thảo luận, xét mình trên sinh hoạt của bốn phạm vi này. (Có thể chia 4 nhóm, mỗi nhóm xét mình một phạm vi)

Tôi có thể làm gì để làm chứng Tình yêu, bảo vệ Chân lí và tạo Công lí trên bình diện Văn hoá, Chính trị, Xã hội, Tôn giáo?

 

Người soạn: Nguyễn Chính Kết và Phạm Hồng-Lam

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 49,1-6: (1b) Đức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. (2) Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, đã giấu tôi dưới bàn tay của Người. • Cv 13,22-26: (24) Để dọn đường cho Đức Giêsu, ông Gioan đã rao giảng kêu gọi toàn dân Ítraen chịu phép rửa tỏ lòng sám hối. (25) Khi sắp hoàn thành sứ mệnh, ông Gioan đã tuyên bố : «Tôi không phải là Đấng mà anh em tưởng đâu, nhưng kìa Đấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dép cho Người».
20/04/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 4,8-12: (12) Dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại để chúng ta nhờ vào danh đó mà được cứu độ. • 1Ga 3,1-2: (2) Khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy. • TIN MỪNG: Ga 10,11-18
16/04/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 3,13-15.17-19: (15) Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết : về điều này, chúng tôi xin làm chứng. • Ga 2,1-5a: (3) Căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người. (4) Ai nói rằng mình biết Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy. (5) Còn hễ ai giữ lời Người dạy, nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo • TIN MỪNG: Lc 24,35-48
08/04/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 4,32-35: (33) Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng. • 1Ga 5,1-6: (4) Điều làm cho chúng ta thắng được thế gian, đó là lòng tin của chúng ta. Nguồn mạch đức tin (5) Ai là kẻ thắng được thế gian, nếu không phải là người tin rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa? • TIN MỪNG: Ga 20,19-31
30/03/2018
• Cv 10,34a.37-43: (40) Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, (41) không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại. • Cl 3,1-4: (1) Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa, (2) […] chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. (3) Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa. • TIN MỪNG: Ga 20,1-9
21/03/2018
Sự xuất hiện tông huấn „Amoris Laetitia“ của giáo tông Phan-sinh đã tạo nên nhiều tranh luận giữa những người công giáo. Tổng giám mục Donald Wuerl thuộc tổng giáo phận Washington giờ đây đã có được một lối áp dụng giáo huấn của tông thư, mà không gây ra những lời qua tiếng lại trong công luận.
17/03/2018
• Gr 31,31-34: (33) Đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Ítraen: Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. • Dt 5,7-9: (8) Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; (9) và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người.
09/03/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • 2Sb 36,14-16.19-23: (15) Đức Chúa, Thiên Chúa của tổ tiên họ vẫn không ngừng sai sứ giả của Người đến cảnh cáo họ, vì Người hằng thương xót dân và thánh điện của Người. • Ep 2,4-10: (8) Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa; (9) cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hãnh diện.
28/02/2018
(5 tháng Giêng Kỷ Dậu, 1789) -Vua Quang Trung đã áp dụng chiến thuật gì để chiến thắng trận Ngọc Hồi: dùng những bó rơm cuốn tròn lăn đi trước hay dùng những tấm ván để đỡ đạn? -Tại sao Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên (quyển 30) và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (quyển 27) ghi chép khác nhau? -Sử nhà Thanh và sử nhà Nguyễn: bên nào chính xác hơn?
24/02/2018
1. Hai khuynh hướng tâm lý 2. Hai thứ tình yêu
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC