Tại sao Giáo Hội hiện nay kém phát triển về số lượng?

10/06/20199:07 SA(Xem: 7456)
Tại sao Giáo Hội hiện nay kém phát triển về số lượng?
CHIA SẺ TIN MỪNG
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

(09-06-2019)
Tại sao Giáo Hội hiện nay 
kém phát triển về số lượng?
ĐỌC LỜI CHÚA
  Cv 2,1-11(4) Ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.
  1Cr 12,3b-7.12-13(6) Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. (13) Tất cả chúng ta đều được đầy tràn một Thần Khí duy nhất.
•  TIN MỪNG: Ga 20,19-23
Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ

(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: «Bình an cho anh em!» (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: «Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em». (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: «Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ».
CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:
1.      Ngày nay, tại sao Giáo Hội lại kém phát triển về số lượng, chưa nói tới chất lượng? Có phải vì cách loan báo Tin Mừng của chúng ta không phù hợp với thời đại? Người thời đại mong mỏi Giáo Hội làm gì cho xã hội, thế giới?

2.      Con người thời đại, nhất là người nghèo, người bị áp bức, cần chúng ta thể hiện tình thương đối với họ qua sự chăm sóc, giúp đỡ, nâng họ lên, hay họ cần chúng ta rao giảng Đức Kitô cho họ? Họ cần chân lý hay tình thương?

Suy tư gợi ý:

1.  Thánh Thần tạo biến đổi lạ lùng nơi các tông đồ

So sánh tâm lý của các tông đồ trong bài Tin Mừng và trong bài đọc I hôm nay (x. Cv 2,1-11) ta thấycó sự biến đổi hết sức lạ lùng trong một thời gian hết sức ngắn: chỉ hơn một tháng

Sau khi Thầy mình bị giết, các ông sợ hãi người Do Thái đến độ phải ở chung với nhau cho đỡ sợ, và phải đóng kín cửa. Thế mà ngay sau khi Thánh Thần hiện xuống, các ông trở nên hết sức dạn dĩ: dám công khai biểu lộ và làm chứng niềm tin của mình vào Đức Giêsu Kitô và sự sống lại của Ngài, bất chấp bị bắt bớ, tù đày và cả cái chết lúc nào cũng sẵn sàng đến với các ông. Bị tù nhiều lần, nhưng lần nào cũng như lần nấy, vừa ở tù ra là các ông lại tiếp tục rao giảng Đức Kitô một cách công khai, không lén lút. Chính vì thế, hầu hết các tông đồ đã bị giết một cách thê thảm vì danh Đức Giêsu.

Tâm lý con người ai cũng ham sống sợ chết, ham sướng sợ khổ, ham giàu sợ nghèo, ham vinh sợ nhục. Nhưng tình yêu đối với Thiên Chúa và nhân loại, cùng với ơn biến đổi của Thánh Thần, đã làm các tông đồ và rất nhiều Kitô hữu vượt lên những nỗi sợ đó, để dám làm những gì lý tưởng và lương tâm mình đòi buộc: «Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm» (Cv 5,29).



2.  Thánh Thần biến đổi là để thi hành sứ mạng

Bài Tin Mừng cho ta thấy lời chúc bình an, lời sai đi, và việc lãnh nhận Thánh Thần đi chung với nhau. Đức Giêsu nói: «Chúc anh em được bình an! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần» (Ga 20,21-22). Như vậy, việc lãnh nhận Thánh Thần là để thực hiện sứ mạng mà Đức Giêsu sai chúng ta làm, với tâm hồn bình an, không sợ sệt lo lắng

Thánh Thần làm cho tâm hồn các tông đồ bình an, và có bình an trong tâm hồn, các ông mới đủ can đảm để công khai làm chứng cho Đức Giêsu. Do đó, để lãnh nhận Thánh Thần và ơn bình an, chúng ta phải có lý tưởng là sẵn sàng làm chứng cho Đức Giêsu Kitô, cho Thiên Chúa, cho chân lý, cho công lý, cho hòa bình giữa mọi người. Thánh Thần không ban ơn của Ngài cho những người không có lý tưởng, không có tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Vì giả như có được ơn Thánh Thần, họ cũng chẳng ích lợi gì cho ai, mà thậm chí gây hại, vì khi không có tình yêu và lý tưởng, họ sẽ lạm dụng những ơn ấy.



3.  Sứ mạng của người Kitô hữu

Ngày nay, tỷ lệ Kitô hữu tại châu Âu bị suy giảm trầm trọng, và có vẻ như không tăng lên tại châu Á và tại Việt Nam. Điều ấy khiến mọi Kitô hữu phải suy nghĩ và đặt lại vấn đề cách thức loan báo Tin Mừng của mình, có thể nó không hợp với nhu cầu hay đòi hỏi của thời đại. Con người thời đại này đã thay đổi rất nhiều so với cách đây 50 năm. Hoàn cảnh (văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật, nhu cầu con người, v.v.) đã thay đổi, khiến não trạng, cách nhìn, cách suy nghĩ, lối sống của con người không còn như xưa. Vì thế, nếu chúng ta vẫn giữ cách thức loan báo Tin Mừng như thời tổ tiên ta, e rằng việc loan báo không còn hợp thời và hữu hiệu nữa.

Người thời nay chịu ảnh hưởng não trạng khoa học thực nghiệm rất nhiều. Họ không thể tin vào lời nói xuông như cha ông họ cách đây 50 hay 100 năm. Họ cần thực chứng, vì đầu óc của họ thực tế hơn xưa rất nhiều. Ngày nay, người ta không thể tin được một Kitô hữu miệng thì luôn luôn nói về tình thương, mà cách sống thì tỏ ra chẳng tình nghĩa với ai

Giới trẻ thời nay đã chán ngấy cái cảnh cha mẹ mình hằng ngày đi lễ, rước lễ, xin Chúa xót thương ban cho mình đủ thứ ơn lành, nhưng lại luôn luôn tỏ ra ích kỷ, bảo thủ quyền lợi, và lãnh đạm trước sự đau khổ hay nhu cầu cấp bách của người chung quanh. Não trạng thực tế khiến người thời đại nhìn thấy rất rõ sự tương phản giữa lời rao giảng và cách sống của những người chuyên loan báo Tin Mừng. Lời rao giảng dù có hay, hùng hồn, hấp dẫn, nhưng không được minh chứng bằng đời sống thực tế của người rao giảng, thì chẳng lôi cuốn được ai!

Ngày nay, khắp nơi trên thế giới, chỗ nào cũng có những bất công, đàn áp, người nghèo bị khinh miệt và càng ngày càng nghèo hơn, người bị gạt ra ngoài lề xã hội ngày càng nhiều, sự bóc lột giữa người với người ngày càng tinh vi, sự chênh lệch giữa người giầu và người nghèo, giữa nước giầu với nước nghèo ngày càng lớn, và biết bao thảm trạng khác. Nhưng thử hỏi: mỗi người Kitô hữu chúng ta đã làm gì trước tình trạng xấu ác đó? 

Biết bao Kitô hữu không hề quan tâm, đến nỗi không ý thức gì về tình trạng ấy! Biết bao Kitô hữu biết nhưng mặc kệ, ai ra sao thì ra, miễn đời sống mình bình an đầy đủ là được rồi! Biết bao Kitô hữu đã im lặng vì muốn an thân, không muốn bị liên lụy, cho dù sự lên tiếng của mình có thể cải thiện được tình trạng không nhiều thì ít! Biết bao Kitô hữu chẳng những không lên tiếng, mà còn thỏa hiệp hay hùa theo sự ác, chỉ vì quyền lợi của mình! 

Bất chấp và mặc kệ cho sự ác, sự khổ, bất công, nghèo đói hoành hoành, nhiều Kitô hữu vẫn an tâm rao giảng thứ Tin Mừng giải phóng, là Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, cho kẻ bị giam cầm được tha, cho người mù được sáng mắt, cho kẻ bị áp bức được tự do, v.v. (x. Mt 4,18). Làm sao người thời nay với não trạng khoa học thực nghiệm có thể tin vào lời của những ngôn sứ không hề có những hành động nào đích thực là ngôn sứ? Những người nghèo khổ, những người bị áp bức, những người bị bất công đang chờ đợi hay mong mỏi chúng ta làm gì? Họ mong chúng ta cứu họ thoát khổ, lên tiếng chống lại áp bức bất công, hay họ mong chúng ta rao giảng Đức Giêsu Kitô cho họ, hoặc cho họ biết rằng Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất? Họ cần chúng ta cụ thể hóa tình thương của ta đối với họ, hay họ cần chúng ta rao giảng chân lý? Chúng ta đã làm gì?

Đã từ lâu, chúng ta quá hăng say rao giảng chân lý, mà quên mất hoặc không để ý đến những nhu cầu cụ thể và thực tế của dân chúngHọ cần tình thương, nhưng chúng ta chỉ cho họ chân lý! nói đúng hơn là cho họ một mớ lý thuyết về chân lý! Đạo của chúng ta mà như thế thì còn hấp dẫn được ai? Vì thế, đừng lấy làm lạ tự hỏi tại sao Kitô giáo lại bị giảm sút tại châu Âu và không phát triển được tại châu Á. 

Người Kitô hữu hãy yêu nhau và yêu tất cả mọi người trước đã, đừng quan tâm tới việc rao giảng vội! Chính đời sống yêu thương của người Kitô hữu mới là lời giảng hùng hồn và hữu hiệu nhất cho thời đại khoa học thực nghiệm hiện nay. Người Kitô hữu cứ sống yêu thương và thực hiện hay làm chứng cho công lý trước đã, toàn thế giới sẽ tự động trở nên Kitô hữu sau. Còn hăng say rao giảng mà không yêu thương, mà coi nhẹ công lý, thì mọi lời rao giảng đều chẳng khác gì «thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng» (1Cr 13,1), hoàn toàn vô ích!


4.  Cần có sự biến đổi

Giáo Hội hiện nay cần Thánh Thần biến đổi hơn bao giờ hết. Biến đổi trước hết là não trạng loan báo Tin Mừng. Chúng ta chỉ thích loan báo bằng lời nói, chứ không phải bằng đời sống, bằng việc làm cụ thể. Cần phải thay đổi não trạng đó nếu muốn Giáo Hội tồn tại và phát triển. Sứ mạng của Giáo Hội là sống và thực hành yêu thương hơn là rao giảng chân lý

Tôi không có ý coi nhẹ việc rao giảng chân lý, nhưng phải coi việc sống yêu thương là quan trọng hơn, và quan trọng hơn rất nhiều. Và chỉ có tình thương đích thực mới làm chúng ta mạnh dạn, can đảm như các tông đồ, dám coi thường tất cả (bắt bớ, tù đày, chết chóc) để nói lên tiếng nói ngôn sứ của mình. Cũng như chỉ có tình thương đối với con mình mới có thể thúc đẩy người cha hay người mẹ xông vào hiểm nguy để cứu lấy con mình. Ơn Thánh Thần mà Giáo Hội và mọi Kitô hữu rất cần hiện nay là tình yêu thương.




CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa Thánh Thần, xin đổ ơn của Ngài xuống trên từng người chúng con, đặc biệt ơn biết yêu thương, biết hy sinh vì người khác, để chúng con loan báo Tin Mừng một cách hữu hiệu bằng chính đời sống yêu thương được biểu hiện bằng những hành động cụ thể như Đức Giêsu đã dạy, chứ không chỉ loan báo bằng lời nói xuông. Amen.

Nguyễn Chính Kết

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 49,3.5-7: (6) Ta đã gọi ngươi, vì muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta, (7) để ngươi mở mắt cho những ai mù loà, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm. • 1 Cr 1,1-3: (3) Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an. • TIN MỪNG: Ga 1,29-34
12/01/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 42,1-4,6-7: (1) Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng, Ta cho thần khí Ta ngự trên nó; nó sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân. • Cv 10,34-38: (34) Thiên Chúa không thiên vị người nào. (35) Hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận. • TIN MỪNG: Mt 3,13-17
05/01/2020
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 60,1-6: (2) Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi Đức Chúa như bình minh chiếu toả, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi. (3) Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước. • Ep 3,2-3a.5-6: (6) Mầu nhiệm Đức Kitô là: trong Đức Kitô, nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Dothái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa. • TIN MỪNG: Mt 2,1-12
29/12/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Hc 3,3-7.14-17a: (3) Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, (4) ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. (5) Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe. (6) Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng. (14) Lòng hiếu nghĩa đối với cha mẹ sẽ không bị quên lãng, và sẽ đền bù tội lỗi cho con. • Cl 3,12-21: (14) Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. (18) Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. (19) Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. (20) Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. • TIN MỪNG: Mt 2,13-15.19-23
23/12/2019
https://www.facebook.com/ArchbishopTagle/videos/585196215371807/
22/12/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 9,1-6: (5) Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. • Tt 2,11-14: (12) Chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian. • TIN MỪNG: Lc 2,1-20
15/12/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 35,1-6a.10: (5) Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được, (6) kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò. • Gc 5,7-10: (8) Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa quang lâm đã gần tới. • TIN MỪNG: Mt 11,2-11
08/12/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 11,1-10: (3) Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói, (4) nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo hèn. • Rm 15,4-9: (4) Mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta nên kiên nhẫn, và an ủi chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy. • TIN MỪNG: Mt 3,1-12
02/12/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 2,1-5: (4) Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc. Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. • Rm 13,11-14: (11) Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia. • TIN MỪNG: Mt 24,37-44
24/11/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • 2Sm 5,1-3: (3) Toàn thể kỳ mục Ítraen đến gặp Đavít tại Khéprôn. Đavít lập giao ước với họ tại Khéprôn, trước nhan Đức Chúa. Rồi họ xức dầu tấn phong Đavít làm vua Ítraen. • Cl 1,12-20: (13) Thiên Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái của Ngài; (14) trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi. • TIN MỪNG: Lc 23,35-43
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC