Đường Lối Áp Dụng „Amoris Laetitia“ Của Giáo Phận Washington Ở Hoa-kì.

21/03/20182:49 CH(Xem: 9616)
Đường Lối Áp Dụng „Amoris Laetitia“ Của Giáo Phận Washington Ở Hoa-kì.

Đường Lối Áp Dụng "Amoris Laetitia“ Của Giáo Phận Washington Ở Hoa-kì.

 

 

Sự xuất hiện tông huấn „Amoris Laetitia“ của giáo tông Phan-sinh đã tạo nên nhiều tranh luận giữa những người công giáo. Tổng giám mục Donald Wuerl thuộc tổng giáo phận Washington giờ đây đã có được một lối áp dụng giáo huấn của tông thư, mà không gây ra những lời qua tiếng lại trong công luận.

 

Thomas Spang (KNA, ngày 21.3.2018)

Người dịch: Phạm Hồng-Lam

Wuerl


Hồng i Donald Wuerl không thuộc vào loại nhân vật lãnh đạo công giáo xắn tay áo và liều lĩnh tại Hoa-kì. Ông là người vốn tính trầm tĩnh. Với 77 tuổi đời ông có đủ kinh nghiệm và quyền uy, để dám nắm bắt ngay cả những đề tài dễ gây mâu thuẫn, mà những đồng nghiệp trẻ của Ông hay tìm cách tránh né. Ông vừa cho phố biển một chương trình mục vụ có liên quan tới „Amoris laetitia“.

Giáo Hội công giáo hoàn vũ vẫn chưa hết tranh luận về Tông Huấn của giáo tông Phan-sinh, một huấn giáo về hôn nhân và gia đình phổ biến giữa năm 2016. Điểm tranh luận quan trọng nhất trong đó là thái độ cần có đối với những người li dị và đã tái hôn về mặt đời. Cho tới lúc này, giáo huấn của Giáo Hội không cho phép những người này được rước lễ. Nhưng giáo tông Phan-sinh, qua tông thư nói trên, lại cho phép một số trường hợp trong họ được nhận bí tích, sau khi đã tìm hiểu cặn kẽ bởi những kẻ thi hành mục vụ. Đã có những chỉ trích phê bình, đôi khi nặng lời, trước sự thay đổi này.

 

Ở Hoa-kì Tông Thư được diễn dịch rất khác nhau

 

Cả ở Hoa-kì Tông Thư cũng được các giới chức thẩm quyền diễn dịch rất khác nhau. Tổng giám mục bảo thủ Charles Chaput của tổng giáo phận Philadelphia tiếp tục buộc các đôi li dị tái hôn phải giữ luật chay tịnh tình dục, thì mới được rước lễ. Trong khi tổng giám mục Blase J. Cupich ở Chicago, một giám mục do giáo tông Phan-sinh cất nhắc và được coi là cái loa phát ngôn của nhóm thông thoáng trong Hội Đồng Giám Mục Hoa-kì, lại có một quan điểm khác. Vị Hồng I này coi Tông Huấn của Phan-sinh là cơ hội cho một „sự thay đổi tận căn“ của Giáo Hội đối với các trường hợp hôn nhân khó xử.

Giữa những đối nghịch rối như tơ vò ấy hồng i Wuerl đã cố gắng tìm ra một con đường dung hoà. Trong bản chương trình mục vụ 58 trang gởi cho 139 giáo xứ của mình, Ông viết: „Không, giáo huấn của Giáo Hội vẫn không đổi“. Cái „chân lí khách quan“ vẫn trước sau không đổi. Theo Ông, không ai có thể dẹp bỏ giáo huấn đạo đức của Giáo Hội bằng một quyết định – cho dù đã được suy nghĩ chín chắn – cho hoàn cảnh sống riêng của mình.

Nhưng đồng thời Ông lại biện hộ cho những hoàn cảnh mà Giáo Hội coi là „bất thường“. Theo Ông, Giáo Hội không được loại trừ ai. Cả những người li dị tái hôn cũng như những cặp chung sống đồng tính. Và Ông viết về vai trò của lương tâm: „Các linh mục được mời gọi phải kính trọng các quyết định lương tâm của từng người, khi họ hành động theo niềm tin lương thiện của họ. Bởi vì không ai có thể thấu suốt được nội tâm của một người khác và thay Chúa để phán xét họ.“

Hồng i Wuerl công nhận, cuộc sống gia đình ở Hoa-kì nay không còn giống như 50 năm về trước: „Các điều kiện đã đổi khác.“ Theo Ông, ta không thể dễ dàng tố cáo nhiều người bỏ đạo hoặc lơ là sống đạo là xa lìa giáo huấn, khi họ đã chưa bao giờ được hướng dẫn đầy đủ về giáo huấn. Trái lại, một Giáo Hội với đôi tay rộng mở sẽ có khả năng đưa họ về nối kết trở lại. Vị Hồng I đã chọn lời lẽ trấn an, để tránh gây ra đụng độ trong nội bộ giáo hội: „Tông Huấn cũng như chương trình mục vụ này không thể đưa ra một bảng câu trả lời cho mọi hoàn cảnh của cuộc sống.“

 

Ít có những phê phán

 

Timothy O´Malley, Giám Đốc Trung Tâm Phụng Vụ của Đại Học Notre Dame, coi tài liệu của hồng i Wuerl là một bản văn đáng chú í. Theo Ông, Hồng I Tổng Giám Mục không chỉ đặt nặng việc giải thích các luật lệ, nhưng đưa con người vào tâm điểm suy tư của mình. Cũng theo O´Malley, bổn đạo xa rời Giáo Hội, là vì họ không còn có được sự đồng hành của gia đình trong những câu hỏi về tôn giáo. Về điểm này hồng i Wurl đã có cái nhìn đúng.

Quả thật tại Hoa-kì từ nhiều năm nay càng ngày càng có ít hôn nhân và rửa tội trẻ em theo nghi thức đạo. Nhiều giáo phận coi „Amoris laetitia“ là cơ hội cho một sự thay dổi và họ yêu cầu phải áp dụng Tông Huấn thật sớm. Như vậy họ cũng theo một đường hướng như nhiều giáo phận tại Âu châu vốn vẫn mong có được sự uyển chuyển rộng rãi hơn đối với các cặp li dị tái hôn.

Khá lạ là lối diễn giải của hồng i Wuerl đã nhận được lời khen của một vài nhân vật bảo thủ và ít gặp chỉ trích từ phía tôn thống. Chẳng hạn như tờ „National Catholic Register“ viết về lối đu dây thành công của Hồng I này: „Sau bao nhiêu phân hoá rốt cuộc trên đất nước này đã có được một áp dụng „Amoris laetitia“ thích hợp với cái thử thách và viễn kiến mà giáo tông Phan-sinh đã gói gém trong Tông Huấn này.“

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03/02/2018
Nhân loại thời nào cũng chìm đắm trong đau khổ. Con người có đủ mọi thứ khổ: giàu cũng khổ, nghèo cũng khổ; có địa vị cũng khổ, không có địa vị cũng khổ; có con cũng khổ, không có con cũng khổ; bệnh thì khổ đã đành, mà không bệnh cũng vẫn thấy khổ… Vì thế, biết ai có thể giúp mình thoát khổ thì mình sẽ chạy đến người ấy. Vì thế, sở dĩ rất nhiều người đi theo Đức Giêsu xin Ngài cứu giúp vì Ngài luôn luôn có lòng cứu giúp những ai đau khổ, đồng thời Ngài cũng có quyền năng giúp họ thoát khổ [*].
28/01/2018
Chúng ta đã vui mừng kỷ niệm lần thứ 2017 ngày Đức Giêsu Kitô sinh xuống thế làm người. Ngài thường được quan niệm như là Đấng Cứu Thế của nhân loại, vì chủ yếu là như vậy. Tuy nhiên, Ngài còn là một vị ngôn sứ vĩ đại nhất trong lịch sử con người, và Ngài đã bị đồng hương bạc đãi, lên án và đã chết một cách đau thương và nhục nhã cũng chính vì thực hiện vai trò ngôn sứ ấy.
20/01/2018
• Gn 3,15.10: (1) Có lời Đức Chúa phán với ông Giôna lần thứ hai rằng: (2) «Hãy đứng dậy, đi đến Ninivê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết lời tuyên cáo Ta sẽ truyền cho ngươi». • 1Cr 7,29-31: (29) Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: thời gian chẳng còn bao lâu, (31b) vì bộ mặt thế gian này đang biến đi. • TIN MỪNG: Mc 1,14-20
14/01/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • 1Sm 3,3b-10.19: (10) Đức Chúa đến, đứng đó và gọi như những lần trước, «Samuen! Samuen!» Samuen thưa: «Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe». • 1Cr 6,13c-15a.17-20: (19) Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, (20) vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. • TIN MỪNG: Ga 1,35-42
01/01/2018
• Cl 3,12-21: (18) Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. (19) Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. (20) Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. (21) Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng.
22/12/2017
• Tt 2,11-14: (12) Ân sủng cứu độ mời gọi ta từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức. • TIN MỪNG: Lc 2,1-14
17/11/2017
Hay: Đoàn viên PT làm gì để nên thánh? Mẹ Tê-rê-xa ở Calcutta nói: Không phải í Chúa muốn cho ta trở nên nhà văn, nhà giáo, kĩ sư, công nhân, công chức, bác sĩ, người làm công… Đó là í muốn của ta, không phải í của Chúa. Chúa chỉ muốn một điều nơi ta mà thôi: hãy sống làm sao để trở nên thánh.
24/10/2017
Người giáo dân việt nam thường tự bằng lòng với một quan điểm sai trái rằng mình là ki-tô hữu hạng nhì trong cộng đồng dân chúa.
22/10/2017
Từ ngày 5 tới 7 tháng 10 năm 2017 ba mươi đại biểu Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại (PT) đã về thành phố Boston, Hoa-kì tham dự Đại Hội lần thứ 7.
18/10/2017
Buổi phỏng vấn do phái viên Thái Hòa của Đài Đáp Lời Sông Núi thực hiện
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC